Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    innhanhanoi Guest
    Được sự chấp thuận của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), vào ngày 28-11-2006 tới đây, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh sẽ niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Bảo Minh đăng ký giao dịch 43.400.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), tổng giá trị đăng ký là 434 tỷ đồng (cổ đông nước ngoài chiếm 8,73%, cổ đông trong nước chiếm 91,27%). Đây được coi là một bước đột phá để Bảo Minh khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm.


    Trong năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh đạt 1.230 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2004 và chiếm 21,48% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, lợi nhuận đạt 85 tỷ đồng, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ tính đến cuối năm 2005 gần 700 tỷ đồng.


    Năm 2005, Bảo Minh đã tập trung giải quyết dứt điểm một số vụ tổn thất lớn của các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính giúp khách hàng nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững lòng tin của khách hàng đối với Bảo Minh. Năm 2006 Bảo Minh phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm là 1.360 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 89 tỷ đồng và sẽ tăng vốn điều lệ đạt 1.100 tỷ đồng vào năm 2010.

    Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện có gần 20 công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang hoạt động. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm thì thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO, các tập đoàn, công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ tập trung đầu tư, mở rộng hoạt động tại Việt Nam.


    Với bề dày kinh nghiệm ở nước ngoài và khu vực, chắc chắn sự có mặt của các “đại gia” trong lĩnh vực bảo hiểm thế giới sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên, ông Trần Vĩnh Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo Minh cho biết: “Bảo Minh có lợi thế là hiểu rõ tính đặc thù của thị trường bảo hiểm Việt Nam, do vậy chúng tôi tập trung phát triển thương hiệu Bảo Minh, hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ để tạo sự khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ Bảo Minh với các đối thủ cạnh tranh”.

    Bảo Minh hoạt động chính trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm chính của Bảo Minh gồm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hàng không (trong đó, thị phần bảo hiểm hàng không chiếm khoảng 70% thị trường).





    Thời gian qua, Bảo Minh đã nghiên cứu phát triển một số loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường như: bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện, bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân, bảo hiểm trách nhiệm trong giao nhận hàng hóa… Chỉ tính riêng về sản phẩm bảo hiểm con người, Bảo Minh hiện đang triển khai trên 20 loại hình dịch vụ như: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm y tế và sức khỏe, bảo hiểm trách nhiệm với người lao động, bảo hiểm du lịch… và sắp tới là bảo hiểm hộ gia đình.

    Được giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán, Bảo Minh đã chứng minh với thị trường đây là một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch và đủ tiêu chuẩn để tham gia vào sân chơi chung. Điều đó đã làm tăng thêm uy tín và góp phần quảng bá thương hiệu của Bảo Minh. Ông Trần Vĩnh Đức tự tin cho rằng việc Bảo Minh tham gia sàn chứng khoán chắc chắn không chỉ mở thêm cơ hội chọn lựa cho các nhà đầu tư chứng khoán, mà còn góp sức đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

  2. #2
    Danielkit Guest


    Tôi tìm mãi bản cáo bạch của thằng này, sao mà không thấy công bố đưa thông tin gì cả, bản cáo bạch sao mà giống như bản thông tin tuyệt mật nửa không biết, nhiều doanh nghiệp lên sàn Hà nội không cần bản cáo bạch hay sao ???kểcảthằng Xi Măng Bỉm Sơn cũng tìm không ra nửa. Bác nào có cho em xin với.


  3. #3




    Thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung.


    Theo Bộ Tài chính, tác động của các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong việc Việt Nam cam kết gia nhập WTO có thể được nhìn nhận từ hai khía cạnh, tác động tích cực và tiêu cực.


    Quá trình hội nhập sẽ làm giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lý mới được chuyển giao, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao...


    Nhưng, việc thực hiện các cam kết cũng dẫn đến các khả năng gây bất ổn định nói chung của thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, hệ thống quy định quản lý chưa theo kịp được với mức độ mở cửa thị trường...


    1. Về cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới


    Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam.


    Trong thời gian đầu, các cam kết này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh tới một số loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượng người nước ngoài và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


    Tuy nhiên, trong thời gian trung hạn thì với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước (xét về mặt uy tín và năng lực tài chính) thì các cam kết này không có ảnh hưởng nhiều, một phần do tâm lý khách hàng thường có thiên hướng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam, là những doanh nghiệp nắm thông tin về rủi ro tốt nhất do đó có khả năng bảo hiểm tốt nhất, mặt khác các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thông thường cũng muốn thành lập pháp nhân để cung cấp dịch vụ tốt hơn.


    Hơn nữa, theo xu thế chung và triển vọng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam, tỷ trọng phí bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của cả thị trường sẽ giảm dần so với nhân thọ, do đó những tác động của cam kết này đối với ngành bảo hiểm sẽ giảm dần theo thời gian.


    2. Về các cam kết hiện diện thương mại


    Có thể nói, các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo hiểm là những cam kết mang tính chất tự do hoá thị trường bảo hiểm và có ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã hoạt động trên thị trường cũng như tới tình hình chung của thị trường.


    Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam.


    Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh.


    Có thể nói, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho thị trường.


    Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực như vậy, điều kiện thị trường bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này, song các vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.


    3. Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc


    Hiện nay, bảo hiểm bắt buộc theo luật định gồm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; và các loại bảo hiểm khác được quy định theo điều kiện phát triển của nền kinh tế.


    Trong những năm gần đây, tỷ trọng phí bảo hiểm thu từ bảo hiểm bắt buộc khá lớn trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, tỷ trọng phí bảo hiểm từ loại hình bảo hiểm bắt buộc này sẽ giảm tương đối qua thời gian khi các nhu cầu bảo hiểm tiềm năng trên thị trường được khai thác tốt hơn do các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành về năng lực vốn cũng như về trình độ chuyên môn. Do đó, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp các dịch vụ này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bảo hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường và chỉ trong lĩnh vực phi nhân thọ.


    4. Cam kết xoả bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm


    Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE). Vì vậy thực hiện cam kết xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc này sẽ có tác động kép, trước tiên là ảnh hưởng tới hoạt động của VINARE, đồng thời ảnh hưởng đến tổng mức phí giữ lại của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.


    Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường, cam kết này nếu được áp dụng chung sẽ tạo điều kiện cho họ linh hoạt hơn trong công tác tái bảo hiểm và tạo điều kiện tái bảo hiểm có lợi hơn xét về mặt kinh tế.

  4. #4




    Ngày mai (28/11), cổ phiếu của Bảo Minh chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Dự báo, lượng hàng không nhiều cùng với đặc thù của ngành sẽ là yếu tố tạo nên sôi động trong phiên đầu tiên này.


    Sáng mai, Tổng công ty Bảo Minh sẽ trở thành doanh nghiệp bảo hiểm thứ hai có cổ phiếu giao dịch trên sàn Hà Nội (HASTC); đây cũng là cổ phiếu thứ 20 góp thêm giá trị vào chỉ số HASTC-Index trong những phiên tới.


    Tại sàn Hà Nội, Bảo Minh đứng ngang vai với Ngân hàng Á châu (ACB) vừa niêm yết trước đó 7 ngày về mức vốn điều lệ (1.100 tỷ đồng); tuy nhiên với Bảo Minh vốn thực góp tính đến thời điểm 15/10/2006 là 434 tỷ đồng.


    Theo đánh giá của HASTC, Bảo Minh sẽ góp phần gia tăng đáng kể quy mô thị trường. Với một thương hiệu mạnh, kinh doanh có hiệu quả trong một ngành hàng hấp dẫn đầu tư, Bảo Minh có khả năng tạo những bước tiến lớn đối với thị trường giao dịch tại HASTC, cùng với các doanh nghiệp lớn khác như Nhiệt điện Phả Lại, Thuỷ điện Thác Bà, ACB, Xi măng Bỉm Sơn…


    Bảo Minh đăng ký giao dịch 43,4 triệu cổ phiếu, với mã chứng khoán là BMI, nâng tổng khối lượng niêm yết tại sàn Hà Nội lên 683 triệu cổ phiếu, tương đương 6.834 tỷ đồng theo mệnh giá.


    Trong giai đoạn hiện nay khối lượng cổ phiếu BMI được chuyển nhượng tự do không khiều (gần 5 triệu cổ phiếu). Đây là một cơ hội đầu tư mới, từ một ngành hàng khá hấp dẫn và có lượng hàng khá hạn chế. Những yếu tố trên dự báo sẽ tạo nên một phiên ra mắt ấn tượng của MBI.


    Hiện Bảo Minh đang đứng thứ hai trong số 20 công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, chiếm 21,48% thị phần. Năm 2005, năm đầu tiên hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Bảo Minh có mức doanh thu phí bảo hiểm đạt 1230 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2005, lợi nhuận từ đầu tư tài chính của Bảo Minh đạt 83 tỷ, bằng 150% kế hoạch.


    Trong năm nay và đến năm 2008, dự kiến tỷ lệ cổ tức của Bảo Minh sẽ từ 11,5 - 13%/năm.





    Liệu BMI chào sàn trong phiên giao dịch ngày mai có thực sự "sôi động" không các bác nhỉ?

  5. #5
    imported_ngaSG1 Guest


    Bảo Minh là một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, thị trường này hiện vẫn còn đóng cửa, chưa cho nước ngoài tham gia. Tuy vậy, tình hình này sẽ thay đổi khi vào WTO. Thị trường bảo hiểm Việt Nam thực ra còn rất sơ khai, còn nhiều đất để khai phá. Chỉ cần nhìn quanh ta thấy ngay là đại bộ phận nhà ở đô thị chưa được bảo hiểm cháy nổ, đại bộ phận xe máy chỉ mua bảo hiểm năm đầu khi phải mua sau đó mặc kệ... Chỉ cần so sánh với các nước láng giềng trong khu vực cũng đủ thấy tiềm năng của bảo hiểm phi nhân thọ còn lớn lắm, rất nhiều đại gia bảo hiểm thế giới như AIG của Mỹ, Daiichi của Nhật, AXA của Pháp đều đang chuẩn bị vào VN.


    Khi các đại gia này vào, một số sẽ tìm cách tự phát triển thương hiệu, số khác sẽ chọn liên doanh, mua cổ phần của một công ty địa phương để tận dụng mạng lưới và thương hiệu đã có sẵn. Bảo Minh là một ứng cử viên sáng giá cho những vụ mua bán kiểu này. Nhìn qua các công ty bảo hiểm VN hiện nay, Bảo Việt là công ty cầm cờ của nhà nước, việc bán cho nước ngoài sẽ không đơn giản. Sau Bảo Việt là đến Bảo Minh. Đây là một thương hiệu mạnh, lại độc lập, nên chắc sẽ đi lấy Tây (hoặc Nhật) đầu tiên. Thực ra là cũng đã có mấy đám dạm hỏi nhưng đến nay Bảo Minh vẫn chưa gật đầu, còn chờ đám nào đó tốt hơn. Chúng ta cùng chờ xem cuối cùng Bảo Minh sẽ gật với ai nhé.


    PS: Các bác để ý nhé, xem sau khi BM lên sàn khoai Tây có gom vào mạnh không.

  6. #6
    imported_ngaSG1 Guest


    Có bác nào có bản cáo bạch của thằng này không vậy? Em thấy đầu tư sàn Hastc sao mà thông tin kém minh bạch thế, thằng nào muốn dấu bản cáo bạch là dấu, thằng nào muốn đưa lên thì đưa, thật là khó để mà phân tích, mà quyết định đầu tư.

  7. #7
    imported_seller79 Guest
    Không có Bác nào dự báo giá chào sàn ngày mai của BMI nhỉ? Bác nào biết giá đại trà trên OTC hiện nay của BMI là bao nhiêu không? Pót khẩn cấp giú ACE trên Diễn Đàn nhé, để tiện chộp nó đỡ hố ngày mai mà... Tks!

  8. #8
    imported_seller79 Guest
    [quote user="Bốn Mùa"]Không có Bác nào dự báo giá chào sàn ngày mai của BMI nhỉ? Bác nào biết giá đại trà trên OTC hiện nay của BMI là bao nhiêu không? Pót khẩn cấp giú ACE trên Diễn Đàn nhé, để tiện chộp nó đỡ hố ngày mai mà... Tks![/quote]

    Cách đây 1/2 tháng, mấy em bên Đông Á Securities bảo giá 54-55 nhưng phải chờ hỏi xem có ai bán không, chắc là các cổ đông BMI thấy sắp lên sàn nên bốc giá lên đấy mà.

  9. #9
    simdep575 Guest
    Riêng về bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và Bảo Minh nói riêng đều có một đặc điểm là tính ổn định khá cao tuy nhiên lợi nhuận tăng trưởng rất khó khăn vì tình hình cạnh tranh quá khốc liệt -> chi phí kéo theo cũng thật khủng khiếp. Bảo Minh có một mảng là BH cho Vietnam Airlines chiếm khoảng 1/3 trong tổng số 1,200 tỷ doanh số của Bảo Minh năm 2006, mảng này rất nhiều khả năng bị Bảo Việt thâu tóm trong nămbảo hiểm 2007. Có thể kết luậnsự tăng trưởng lợi nhuận của Bảo Minh sẽ khôngđáng kể (nếu có thì cũng dựa vào xu thế tăng chung của thị trường). Thử tìm hiểu tại sao nhé: phí BH thu về từ đa số các nghiệp vụ đều phải tái BH ra thị trường tái với số phí rất lớn, phần còn lại phải đưa vào những quỹ dự trữ hoặc đầu tư ngắn hạn để còn kịp thời giải quyết bồi thường, duy chỉ có những mảng bảo hiểm không phải tái,ví dụ: xe cơ giới, con người(phí giữ lại 100%) thì bù lại chi phí quản lý và dùng cho cạnh tranh quá nhiều (hoa hồng, đại lý... có khi lên tới 40-50%),đó chưa kể phần phí còn lại dùngđể bồi thường thì thử hỏilàm sao mà có lãi lớn như một số ngành khácđược.Muốn tăng trưởng về lợi nhuận thì việc đầu tiên phải giảm ngay những chi phíkhủng khiếp như hiện nay, tuy nhiên việc này quả là bất khả thi vì nếu Bảo Minh tự lành mạnh hóa (có nghĩa là cắt giảm thẳng tay những chi phí dùng để dành dịch vụ) thì đảm bảo thị phần của BM sẽ teo liền lập tức vì các DNBH khác...Mọi việc chỉ trông chờ vào tương lai khoảng 05 năm nữa khi các công ty BH NN chính thức được hoạt động và kinh doanh đầy đủ các sản phẩm BH, lúc đó tiếng nói của các DNBH đủ mạnh để tác động Chính phủ phải chỉ đạo BTC, Hiệp hội bảo hiểm đưa các doanh nghiệp BH phải bị gò vào việc kinh doanh lành mạnh (tránh ngay những khoản tiêu cực phí như nêu trên) -> lợi nhuận BH lúc này mới thực sự được cải thiện. Dĩ nhiên tui mới chỉ đề cập một nguyên nhân làm cho lợi nhuận từ BH không cao, ngoài ra còn yếu tố con người, công nghệ, quản lý... Đứng ở góc độ là nhà đầu tư cá nhân, tui không thể đủ vốn và kiên nhẫn để trông chờ vào tương lai quá xa như vậy, ngoại trừ những nhà đầu tư thừa tiền & có chiến lược dài hơi. Dự đoán giá khớp lệnh ngày28/11 của BMI sẽ là 53-55.

  10. #10
    pitias03 Guest


    Có 03 mảng bảo hiểm chủ đạo của BMI: Hàng không, hàng hải, xe cơ giới.
    • Về hàng không: Mặc dù toàn bộ máy bay của Vietnam Airlines đang BH tại BM. Nhưng chỉ được về mặt doanh thu lớn (chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu của BM) nhưng lại tái ra nước ngoài đến 99.99%. Phần dư ra chút đỉnh họa hoằn là một chút commission do các bác tái này kickback lại mà thôi. Một yếu tố nữa là chuẩn bị tái tục BH cho Vietnam Airlines năm 2007, nguy cơ bị Bảo Việt "thịt" là rất lớn vì bác T (cựu PTGĐ của BM) - cũng làlobbier về vụ BH máy baynay bỗng dưng trở thành Chairman của BH Toàn cầu. Đó chưa kể rất nhiều lãnh đạo & những chuyên viên giỏi bỏ theo các cty BH khác trong năm 2006 -> chính trị bất ổn.
      Về hàng hải: ngoại trừ mảng BH hàng hóa còn lời chút đỉnh, riêng mảng BH tàu thì lỗ gần chết trong mấy năm trở lại đây: chi phí cao, tái đi nhiều, tổn thất lớn và tần suất xảy ra liên tục, nhưng vẫn cố sống cố chết để cạnh tranh bằng cách giảm phí tăng hoa hồng, mở rộngđiều kiện BHnhằm giữ lại cái gọi là "thế mạnh truyền thống" -> còn chết nữa.
      Về xe cơ giới: tất cả các cty BH phi nhân thọ đều cho rằng xe cơ giới là mục tiêu khai thác chiến lược (vì có số đông và thị trường còn bỏ ngỏ - nhiều xe chưa muabảo hiểm) -> dẫn đến tất cả cùng nhào vô giành giật -> chi phí & hoa hồng đội cao khủng khiếp do cạnh tranh (có những DNBH chi cho đại lý đến 60% hoa hồng). Táiđi nhiều+ Chi phí cao + tổn thấtliên tục+ tiêu cực (rất nhiều trường hợp chủ xe phối kết hợp với người BH để trục lợi, xe hỏng 1 thì kê lên 2 và cứ thế...) = lợi nhuận cực thấp.


    Như vậy BMI lấy tiền đâu để trả cho cổ đông? một phần rất nhỏ từ lãi trực tiếp từ kinh doanh, phần còn lại là "tiền gửi tiết kiệm ngân hàng" + đầu tư CP ngắn hạn (thường đầu tư vào quỹ tương hỗ trong thời gian ngắn hạn) -vốn đầu tư này lấy từ thịt của cổđông và số tiền còn lại trong quỹ dự phòng của các năm trướcđể lại,ngoài ra cũng có một phần lãi từ 02 liên doanh (BM CMG và UIC). Sau 01 năm kinh doanh, xào nấu, lấy cái này đắp qua cái kia và tuyên bố cái gọi là "lãi từ kinh doanh trực tiếp", sauđótrả cho cổ đông 11-12% năm và bằng tiền mặt -> vậy các bác xem thử đầu tư có khả thi không?


    Thường thì BH phải nằm trong 01 tập đoàn tài chính nào đó thì mới làm nên chuyện, bởi lẽ tập đoàn tài chính này có điều kiện cũng như có những chuyên gia đầu tư thành thạo biết cách làm cho những doanh thu nhàn rỗi và vốn cổ đôngsinh sôi nảy nở. Thử hỏi BM có chuyên gia đầu tư nào nổi bật? Và đầu tư cái gì để sinh sôi lợi nhuận cho cổ đông? Vậy có thể nói, BMI cũng chỉ là con gà công nghiệp mà thôi. To xác nhưng thịt không thơm lắm!!!!!!!! ngoại trừ BV sắp tới còn có thể một chút kỳ vọng vì đây là 01 tập đoàn tài chính kinh doanh đa dạng.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-11-2015, 06:37 AM
  2. Phải minh bạch giá xăng dầu
    Bởi shipcaptainno1 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-07-2011, 09:51 AM
  3. bán cp Công Ty cổ phần Hải Minh Corporation
    Bởi imported_tuannguyenvar24 trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-10-2007, 06:54 AM
  4. Nhà đầu tư thông minh - Phần 1
    Bởi thuyduong trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-02-2007, 08:40 AM
  5. Bán 5000 cp Minh Phú
    Bởi seobolao trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-12-2006, 12:13 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •