-
23-02-2008, 08:46 AM #1ducquan1008 Guest
Có nên tiếp tục áp
dụng lệnh ATO,ATC?[/b]
Trongmấy tháng
vừa qua,kể từ khi sở GD chứng khoán thành phố HCM thay đổi phương thức khớp lệnh,
thị trường chứng khoán việt nam diễn biến thất thường và luôn có xu hướng đi xuống
mà chưa rõ nguyên nhân, bất chấp các kết quả kinh doanh của các DN niêm yết
trong năm 2007 là rất tốt…Có nhiềubuổi giao dịch một số mãcổ
phiếu(CP)đột ngộtđảo chiều khi chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục
sang phiên khớp lệnh xácđịnh giáđóng cửa, trong đó có nhiều mã
CPđảo chiều giảm xuống mức giá sàn. Vậy tại sao lại có hiện hiện tượng
trên? liệu có phải phương thức khớp lệnh hiện nay chưa hợp lý, còn nhiều bất cập?
và do vậy đã ảnh hưởng đến thị trường, làm cho thị trường ngày một xấu đi?. chúng
ta cùng phân tích để thấy rõ.
Tại phiên giao dịch xác định giá mở cửa và
phiên GD xác định giá đóng cửa NĐT thường hay sử dụng hai lệnh ATO,ATC để GD
mua bán CP, đặc tính của hai lệnh này là được ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn
(LO) và được mua và bán với mọi giá. Bình thường nếu khối lượng lệnh ATO,ATC đặt
mua hoặc bán trong một mã cổ phiếu chiếm tỷ lệ không lớn lắm so với lệnh giới hạn
(LO) thì nhìn chung không có sự thay đổi
đáng kể, và trong trường hợp này tính ưu tiên được khớp trước lệnh giới hạn
(LO) của hai lệnh ATO,ATC là rất rõ. Có lẽ vì vậy mà một số NĐT thường xuyên sử
dụng hai lệnh này(ATO,ATC) để mua bán cp. Quan sát hàng ngày cho thấy ở hầu hết
các phiên GD định kỳ và trong hầu hết các mã cp, đều thấy xuất hiện khồi lượng
lớn lệnh ATO,ATC tham gia GD, kể cả các phiên cp tăng giá hay giảm giá. Vậy tại
sao NĐT lại sử dụng lệnh ATO,ATC một cách
tùy tiện như vậy? NĐT có hiểu rằng khi khối lượng lệnh ATO,ATC đặt bán trong một mã cp tăng lên quá lớn sẽ gây
nên sự “cộng hưởng” làm cho cp bị mất điểm đột ngột, không chỉ bản thân NĐT bị
rủi ro mà còn làm cho thị trường bị xấu đi một cách thiếu khách quan? Phân tích
các ví dụ sau sẽ cho ta thấy rõ điều đó.
Giả
sử CP ABC trong ngày GD có giá tham
chiếu là 100(nghìn đồng), giá trần là 105 và giá sàn là 95.Giả sử tại phiên GD
toàn thị trường cp đang tăng điểm rất mạnh nên trongphiên xácđịnh
giámở cửa và cuối phiên khớp lệnh liêntục cp đangđược khớp
với giá trần là 105 và không còn dư bán.Sang phiên GD xácđịnh
giáđóng cửa do muốn chắc chắn bán được cp của mình ở giá cao và muốn được
ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn(LO)mà một
số NĐT vô tình cùngđặt lệnh bán
ATC với khối lượng rất lớn, với cơ cấu lệnh như sau:
-VD1 DƯ MUA GIÁ DƯ
BÁN
KL(cp) (nghìn
đồng)
KL(cp)
Cuối phiên 2 : 12 500 (LO) 105 0
10
(LO) 95 0
KLGD phiên 3: 58 990(LO)
105
55 000(LO)
20 000 (ATC)
80 000 (ATC)
10
(LO)
95 0
Với cơ cấu lệnh như trên giá đóng cửa sẽ là
95 vàđược "ưu tiên" cho lệnh ATC khớp trước với KL khớp là 79
000 cp (vì nguyên tắc khớp lệnh là khớp với khối lượng đạt được là lớn nhất).
Do thiếu
hiểu biết và quá lạm dụng mà một số NĐT đã
đặt lệnh bánATC ở phiên 3 với kì vọng là bán được giá trần(105) và mong
được ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn LO
đặt bán(vì cuối phiên 2 đang khớp với giá 105 và dư bán bằng không), nên đã làm
giá CP đảo chiều từ giá trần ở phiên 2 xuống giá sàn ở phiên 3 khi xác định giá
đóng cửa. Đơn giản là khiđặt lệnh mua, bán này(ATO,ATC) một số NĐT
hiểu rằng sau khi xác định được giá mở,
đóng cửa rồi thì lệnh ATO,ATC của họ sẽ được ưu tiên khớp trước chứ bản thân họ
không biết rằng do có nhiều NĐT cùng đặt loại lệnh này sẽ gây ra sự “cộng hưởng”
và làm cho giá CP bị thay đổi đột ngột.Một
điều rất dễ nhận thấy sự thiếu hiểu biết của
NĐT là khi ở phiên khớp lệnh liên tục ở
một số mã CP đang tăng điểm, có nghĩa là đang được khớp trên mức giá tham
chiếu, nếu NĐT muốn bán CP họ chỉ cần đặt bán bằng giá tham chiếu hoặc thấp hơn
mức giá đang khớp một ít là đã có thể bán được CP rồi chứ sao cứ phải đợi đến
phiên xác định giá đóng cửa mới đặt lệnh bán
ATC để bán giá thấp nhất,có thể là
giá sàn?
Theo phương
thức khớp lệnh hiện nay, trong các phiên khớp lệnh định kì nếu NĐT tùy tiện sử
dụng lệnh bán ATO,ATC quá nhiều mà để xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1, tổng KL lệnh mua < hoặc bằng tổng KL lệnh ATO,ATC đặt bán
(VD1)
2, Tổng KL lệnh
mua < hoặc bằng tổng KL lệnh ATO,ATC + KL lệnh LO bán giá sàn(VD2)
3, Tổng KL lệnh
mua < hoặc bằng tổng KL lệnh ATO,ATC + lệnh LO bán giá bằng giá thấp nhất của
lệnh đặt mua(VD3)
Thì cả 3 trường hợp này giá khớp sẽ bằng giá đặt
mua thấp nhất trong tổng số các lệnh đặt mua (nếu có). Vì vậy mà giá đóng, mở cửa luôn luôn bằng giá
thấp nhất trong tổng số các lệnh đặt mua. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra
hiện tượng một số mã cp mất điểm hoặc đổi chiều như đã nói ở trên.
-VD1 bên bán có
80 000( ATC) > 79 000 (tổng các lệnh đặt mua), giá đóng cửa là 95(là giá sàn
và cũng là giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua).
.
- VD2 DƯ MUA GIÁ DƯ
BÁN
KL(cp) (nghìn
đồng)
KL(cp)
KLGD phiên 3: 58
990(LO)
105 55 000(LO)
20 000
(ATC)
73 000 (ATC)
10
(LO) 95 6 000 (LO)
Trường hợp này bên
bán có 73 000(ATC)+ 6 000(LO) = 79 000 =79
000(tổng các lệnh mua),giá đóng cửa là
95(là giá sàn và cũng là giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua).
- VD3 DƯ MUA GIÁ DƯ
BÁN
KL(cp) (nghìn
đồng)
KL(cp)
KLGD phiên 3: 58
990(LO)
105 55 000(LO)
20 000 (ATC) 52 000 (ATC)
10
(LO) 98 28 000
(LO)
Trường hợp này
bên bán có 52 000(ATC) + 28 000(LO) = 80 000 > 79 000(tổng các lệnh mua), giá
đóng cửa là 98(giá thấp nhất trong tổng
các lệnh đặt mua,chưa phải giá sàn)
Một điều bất cập
nữa là khi áp dụng nguyên tắc khớp lệnh như hiện nay từ VD trên cho thấy chỉ có
10 CP đặt mua giá sàn (95) so với 78 990 cp đặt mua giá trần (105) mà giá khớp
xác định giá đóng cửa(cũng là giá tham chiếu của ngày hôm sau) lại là giá 95.
Điều này đã làm mất tính khách
quan và không phản ánh đúng với cung cầu của thị trường.Không chỉ làm VN INDEX mất
điểm mà còn gây tâm lý ngỡ ngàng thậm chí hoang mang cho NĐT.
Ví dụ trên chỉ là trường hợp điển hình còn
nếu trường hợp khối lượng lệnh bán ATC không lớn hơn khối lượng lệnh mua quá
lớn thì vẫn làm cho CP giảm giá tuy không giảm xuống giá sàn.Nếu có nhiều mã CP
như thế toàn thị trường sẽ bị mất điểm so với phiên 2, trong trường hợp này sẽ
rất khó phát hiện ra mặc dù ảnh hưởng của nó là rất nghiêm trọng. Mà điều này
thường xuyên xảy ra vì trong ba phiên khớp lệnh bao giờ cũng có NĐT đặt mua CP
bằng lệnh LO với giá thấp, thậm chí giá sàn nên khi khớp lệnh theo nguyên tắc
khớp với khối lượng lớn nhất nếu bên bán có nhiếu lệnh ATO,ATC đặt bán thì chắc
chắn giá mở, đóng cửa sẽ là giá khớp thấp nhất có thể xảy ra.Trong một phiên GD
chỉ cần 1/4 thậm chí 1/5 số mã cp có sự “cộng hưởng” như ở VD trên chắc chắn sẽ
làm cho VN IDEX mất điểm,nhiều phiên như thế kéo dài sẽ làm cho thị trường luôn luôn có xu hướng đi xuống mà khó tăng lên
được.
Ngay từ phiên xác định giá mở cửa vì NĐT quá
lạm dụng lệnh bán ATO nên một số mã cp có
sự “cộng hưởng” như ở VD trên làm thị trường mất điểm, dẫn đến rất ít phiên GD ở
phiên 1 cp có sự tăng điểm như kì vọng của họ, điều đó rất dễ gây ra tâm lý dè
dặt mua bán ở phiên 2 và phiên 3. Hơn nữa
chúng ta đều biết, từ trước đến nay vai trò dẫn dắt thị trường của sàn TP HCM là
quá rõ. NĐT tại sàn HN bao giờ cũng đợi kết quả của phiên xác định giá mở cửa của
sàn TP HCM thì mới mua bán mạnh mẽ theo hướng tăng hay giảm giá của sàn TP HCM,
tức là cả hai sàn đều bị ảnh hưởng của hiện tượng đó.
Trên đây có thể là một trong những nguyên nhân
quan trọng đã làm cho TTCK xấu đi trong suốt thời gian gần đây, kể từ khi sở
GDCK TP HCM thay đổi phương pháp khớp lệnh. Mặc dù các kết quả KD của các DN
niêm yết là tương đối tốt. Đấy là chưa kể dựa vào hai loại lệnh
này(ATO, ATC) một số NĐT còn lợi dụng thao túng làm giá theo ý đồ có chủ ý của
họ(chỉ cần ngày nào cũng có một người đặt mua cp ở rất nhiều mã cp với giá thấp
hoặc giá sàn với khối lượng rất ít trong thời gian dài, trong trường hợp mỗi
phiên GD có một số mã cp xảy ra như ở VD trên chắc chắn sẽ làm VN INDEX mất điểm
và sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến toàn thị trường lâu dài)
Vì vậy để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, NĐT không nên lạm dụng và cần phải thận
trọng khi sử dụng hai lệnh ưu tiên ATO,ATC khi tham gia GD, đặc biệt là khi đặt
lệnh bán CP của mình. Với đặc điểm thị trường CK Việt Nam còn nhiều NĐT thiếu
hiểu biết như hiện nay và một số bất cập như trên, nên chăng SGDCK thành phố
HCM chưa nên áp dụng loại hình GD này.
pva.hanoi@gmail.com
View more random threads:
- Vì sao tập đoàn nên thành lập ngân hàng???
- Hoàn Thuế Thu Nhập Chứng Khoán ? Bao Giờ ?
- Hãy tránh xa phần mềm S-Pro của Công ty CK SMES
- Vẫn chuyện OTC thiếu thông tin...
- Sàn OTC chính thức đâu rồi ???
- Tại sao các công ty Việt Nam không thích niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Biên độ hay không biên độ ?
- Re: Tình hình hiện nay : Tài khoản nhà đầu tư bị xâm hại ..S.O.S ( VTV1)
- Nới rộng “chiếc áo cũ” trong quản lý chứng khoán
- Dữ liệu chứng khoán trực tuyến
Các Chủ đề tương tự
-
Nên tiếp tục đầu tư HSG?
Bởi imported_thuthao813 trong diễn đàn Nhận định Thị trườngTrả lời: 14Bài viết cuối: 31-05-2016, 10:32 AM -
Nên mua vào nếu thanh khoản tiếp tục hồi phục
Bởi imported_nhungtrang3515 trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 22-07-2012, 10:46 AM -
Có 2 tỷ, nên đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm
Bởi trong diễn đàn Nhận định Thị trườngTrả lời: 13Bài viết cuối: 31-01-2011, 01:41 PM -
Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu
Bởi nguyenmanh13 trong diễn đàn Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-01-2010, 10:19 AM
Khu nhà phố cao cấp Bảo Lộc Golden City được xây dựng bởi Công ty Á Châu Land Phân Phối Độc Quyền cảnh quan xanh mát đầy cá tính thiết bị đầy đủ. Dự án Bảo Lộc Golden City cảnh quan xanh mát tiến...
Bảo Lộc Golden City địa thế hiếm...