Chủ đề: Ai xả hàng? Ai gom hàng?
-
08-10-2009, 07:28 AM #1Guest
Tìm kiếm lợi nhuận trên sàn chứng khoán là ước nguyện chính đáng của mỗi nhà đầu tư khi mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Tuy nhiên, từ ước mơ đến khi lợi nhuận được hiện thức hóa là cả một quá trình tích lũy, tư duy, những nỗi buồn cùng những cảm xúc thăng hoa...
Chuyên mục Ai xả hàng? Ai gom hàng? mở ra nhằm giúp nhà đầu tư trao đổi, bàn luận, nhận định về thị trường và VN-Index, về các mã cổ phiếu, kinh nghiệm mua bán, phương cách gom hàng - xả hàng, ....nhằm bổ sung thông tin hỗ trợ, giúp gia tăng tài khoản, giảm thiểu thiệt hại hay tối đa hóa lợi nhuận...
Trân trọng.
VN1000View more random threads:
- Cơ đồ sừng sững bỗng tay không
- Sự hèn nhát và *** ngốc(tập 2 -Ngộ đạo)
- VNI ngày 15/12-Tham Lam vs. Sợ Hãi (tập 4): Tạm nghỉ sau trận chiến khốc liệt!
- P/E CỦA VIỆT NAM BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ 35 HAY 40?
- VNI-cứ bình tĩnh
- Nhận định thị trường -Hội chém gió
- Nhà đất bình dân đang sôi động tại khu vực châu Á Thái Bình Dương
- Những cổ phiếu còn có tín hiệu tích cực?
- Tình hình thị trường 27/10-30/10
- Con này mới đúng là vô địch
-
08-10-2009, 07:29 AM #2bestbanker0301 Guest
Mở Tài khoản:
- Mở TK tại công ty chứng khoán có uy tín, phí giao dịch thấp, cập nhật thường xuyên thông tin thị trường cho khách hàng, tổ chức hội thảo gặp gỡ các chuyên gia chứng khoán hay Ban lãnh đạo các công ty niêm yết trên sàn. Hỗ trợ nhà đầu tư vay vốn tại ngân hàng với lãi suất thấp và cho sử dụng đòn bẩy T+ tại chính công ty chứng khoán...
- Nhất thiết phải mở 2 tài khoản để có thể vừa mua vừa bán 1 mã cổ phiếu trong cùng 1 phiên: mở 1 TK với số CMND mang tên mình, TK thứ 2 với số Hộ chiếu. Tốt nhất là TK thứ hai đứng tên người thân nhưng mình được toàn quyền sử dụng. 2 TK tạo tiền đề cho quá trình "lướt sóng" tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn với thời gian nhanh nhất có thể.
Các thông tin ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cần lưu tâm:
- CPI - Chỉ số đo lạm phát của Việt Nam, do Tổng cục Thống kê công bố 20-22 hàng tháng
- LSCB - Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố định kỳ vào ngày 25 mỗi tháng
- GDP - Tổng sản phẩm quốc nội, công bố vào đầu mỗi quý GDP của quý trước đó
- Thâm hụt ngân sách, nhập siêu
- Lãi suất huy động - cho vay của các ngân hàng
- Giá xăng, điện, nước
- Các tổ chức nước ngoài gia nhập TTCK hoặc thoái vốn
- Khối lượng và Giá trị giao dịch của VNI
- Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Khối lượng và giá tăng giảm đột biến tại mã cổ phiếu cụ thể
- Xu hướng
- Tin đồn
- Phát hành CP, Cổ phiếu thưởng, cổ tức, lợi nhuận, thua lỗ
- Tin mua bán cổ phiếu của tổ chức, cổ đông nội bộ
- Các chỉ số CK chủ chốt: DJ, NIKKEI, SHANGHAI
- Tình hình kinh tế, chính trị VN và Thế giới, các sự kiện quan trọng
- Chiến tranh, khủng bố, thảm họa...
......
xem tiếp các trang sau.....
-
08-10-2009, 07:30 AM #3Guest
Công nghệ làm giá cổ phiếu: </font>"Đánh xuống" để gom hàng
Việc làm giá không chỉ diễn ra ở thị trường mới như Việt Nam, mà khắp nơi trên thế giới. Trong đó, có khâu "đánh xuống" để gom hàng.
Việc làm giá theo hướng dìm giá có ba giai đoạn. Thứ nhất là đánh xuống để gom hàng giá rẻ. Thứ hai là đẩy giá lên. Thứ ba là xả hàng để thu lợi.
Để có thể thao túng giá của một cổ phiếu thì phải là nhà đầu tư lớn. Đó có thể là tổ chức tài chính có năng lực tài chính hùng hậu, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, các tổ chức tín dụng tư nhân, các đại gia hoặc nhóm đại gia liên kết với nhau. </font>
Thông thường nhà đầu tư lớn nghiên cứu và chọn lựa khá kỹ trước khi tiến hành làm giá một cổ phiếu nào đó. Đối tượng được nhắm tới là các cổ phiếu có tổng số cổ phiếu lưu hành thấp, khối lượng giao dịch bình quân không quá lớn, có các chỉ số cơ bản tốt, có thông tin nội gián về tăng trưởng lợi nhuận đột biến, chia cổ phiếu thưởng và cổ tức cao,… hoặc các cổ phiếu có thông tin ngành hỗ trợ.
Các cổ phiếu blue-chip có giao dịch lớn cũng đôi khi được đẩy giá nhưng phải dựa vào xu thế của thị trường hoặc thông tin hỗ trợ nổi bật. Nhưng việc làm giá blue-chip sẽ khó hơn nhiều, vì khối lượng giao dịch rất lớn, có khi người làm giá sẽ bị thiệt hại do không thắng được các nhóm lợi ích khác.
Một số bước nghiên cứu và tìm hiểu về cổ phiếu trước khi thao túng có thể là: thứ nhất, tìm kiếm các cổ phiếu dưới giá trị nội tại tương đối nhiều do thị trường sụt giảm quá mức, giao dịch ảm đạm. Thứ hai, thu thập dữ liệu tài chính, yêu cầu các chuyên viên tài chính phân tích nghiên cứu về cơ bản. Thứ ba, cử người tiếp xúc với công ty nhằm tìm hiểu kỹ về bộ máy lãnh đạo, chiến lược phát triển và định hướng dài hạn của công ty… Tuy nhiên các bước này không phải lúc nào cũng xảy ra mà đôi khi chỉ đơn thuần là các nhà đầu tư lớn làm giá theo thị trường, theo tin đồn, làm giá để giải cứu số cổ phiếu đã lỡ mua ở mức giá cao.
Việc làm giá xuống để thu gom nhiều cổ phiếu trước khi đẩy giá tăng mạnh, yêu cầu là phải chuẩn bị sẵn một lượng cổ phiếu nhất định. Nhằm mục tiêu mua được giá thấp, nhà đầu tư lớn có thể bán cổ phiếu giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn. Họ chủ động bán cổ phiếu giá sàn ào ạt ở tài khoản A, các nhà đầu tư nhỏ hoảng sợ vì áp lực bán quá lớn nên cũng đặt bán giá sàn hoặc giá thấp. Khi thấy số lượng cổ phiếu chào bán giá thấp đủ nhiều, nhà đầu tư lớn sẽ huỷ lệnh bán và dùng tài khoản B của mình để mua gom hàng hoặc không cần huỷ lệnh bán mà đặt mua lại luôn số cổ phiếu vừa đặt bán và thu mua thêm cổ phiếu của các nhà đầu tư khác bán ra ở giá thấp.
Tình trạng này có thể diễn ra trong ngày hoặc liên tiếp vài ngày cho đến khi nhà đầu tư lớn đã mua đủ số cổ phiếu mong muốn. Cách thức này rất hiệu quả khi toàn thị trường đang trong xu hướng điều chỉnh giảm.
Cách khác là bán chặn giá trên, nhà đầu tư lớn sẽ bán ra số lượng cổ phiếu rất lớn ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở các mức giá cao. Nhà đầu tư lớn này ở các tài khoản khác chỉ đặt mua cổ phiếu với lượng vừa phải ở các mức giá thấp. Vì vậy các nhà đầu tư khác muốn bán phải tranh bán giá thấp (nếu không sẽ không khớp) và "sập bẫy".
Kỹ xảo "rải đinh" cũng có thể được nhà đầu tư lớn áp dụng. Họ che giá mua thật để mua được giá tốt nhất. Bởi vì bảng điện tử chỉ thể hiện ba mức giá mua cao nhất nên nhà đầu tư lớn đặt ba lệnh mua ở ba mức giá cao nhưng mỗi lệnh chỉ mua số lượng không lớn. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất. Ở đằng sau các mức giá hiện ra trên bảng điện là cuộc đấu trí giữa các nhà đầu tư và mức giá dự kiến khớp sẽ dao động thay đổi cho đến cuối phiên khớp lệnh.
<font size="2">Sau khi mua được số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp, nhà đầu tư lớn sẽ chờ đợi cơ hội tốt khi thị trường khởi sắc tăng mạnh hoặc cổ phiếu nắm giữ có thông tin tốt hỗ trợ để đẩy giá để thu siêu lợi nhuận.
<font color="navy">Nhà đầu tư có tìm hiểu kỹ về công ty mình đang đầu tư, có phán đoán tốt về xu thế thị trường, kế hoạch và chiến lược đầu tư hợp lý, rõ ràng sẽ không bị tác động bởi hình thức làm giá xuống này. Ngược lại, nhà đầu tư có thể tận dụng các cơ hội như vậy để mua được các cổ phiếu nhiều tiềm năng với giá thấp
-
08-10-2009, 07:31 AM #4duchieubkhn Guest
Chọn lọc và mua vào cổ phiếu</font></font>
Tìm cổ phiếu như thế nào?
Bước 1: Hãy tìm hiểu những báo cáo tài chính công khai của các doanh nghiệp mà có những thông tin liên quan đến chứng khoán.
Bước 2: Hãy phân tích những bản báo cáo hàng quý của công ty đó trong vòng hai hoặc ba năm trở lại đây, và đặc biệt chú ý đến xu hướng lợi nhuận tính theo cổ phiếu và doanh thu của công ty.
Bước 3: Hãy tìm cho mình một công ty có xu thế tăng trưởng ổn định nhất về lợi nhuận tính trên cổ phiếu.
Bước 4: Hãy tính tỉ lệ giá cả - lợi nhuận (tỉ lệ PE) của công ty đó, vì đây là một thước đo giá trị của cổ phiếu. (Tính tỉ lệ này bằng cách chia giá cổ phiếu cho lợi nhuận hàng năm tính theo cổ phiếu.)
Bước 5: Hãy so sánh tỉ lệ PE đó với các quy chuẩn của ngành và với tỉ lệ của chỉ số S&P 500. Tỉ lệ này càng thấp thì giá cổ phiếu càng rẻ so với lợi nhuận.
Bước 6: Hãy chú ý đến cả các món nợ của công ty đó. Vì vậy phải kiểm tra bảng cân đối kế toán của công ty và tìm đến phần thông tin về các món nợ dài hạn.
Bước 7: Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến bảng lưu chuyển tiền tệ trong các báo cáo tài chính đó để xem tiền được lưu chuyển như thế nào trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì chắc hẳn rằng bạn sẽ muốn nhìn thấy một bảng lưu chuyển tiền tệ có lãi chứ không phải là thua lỗ.
Mua cổ phiếu như thế nào?
Bước 1: Hãy trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức về loại cổ phiếu trước khi bạn quyết định mua.
Bước 2: Hãy quyết định xem mình cần những gì từ người môi giới chứng khoán. Liệu mình có cần phải gặp trực tiếp người đó không? Liệu chỉ liên lạc với người đó qua điện thoại thôi có được không? Có phải giá cả là mối quan tâm duy nhất của bạn không? Có phải bạn chỉ muốn mua hoặc bán cổ phiếu hay là bạn còn muốn đầu tư cả vào những loại khác như quỹ tương hỗ, trái phiếu hay thậm chí cả cổ phiếu của nước ngoài.
Bước 3: Hãy chọn một nhà môi giới hoặc một công ty môi giới để thay bạn mua những cổ phiếu bạn muốn. Bạn có cần thật nhiều lời khuyên hay không? Nếu câu trả lời là có thì hãy tìm đến một hãng môi giới với dịch vụ trọn gói. Các nhà môi giới càng rẻ tiền sẽ càng cung cấp cho bạn ít lời khuyên mà bạn muốn. Nếu bạn khá tự tin vào khả năng của mình rồi và muốn mua các cổ phiếu giá rẻ? Vậy thì hãy thử tìm đến những lời khuyên và môi giới trên mạng Internet xem sao.
Bước 4: Hãy liên lạc với người môi giới hoặc công ty môi giới chứng khoán để xin một lá đơn, và yêu cầu mở một tài khoản giao dịch chứng khoán.
Bước 5: Khi tài khoản đã được mở bạn có thể bắt đầu ngay việc mua hay bán cổ phiếu của mình.
Bước 6: Hãy rà soát lại các bản báo cáo bạn nhận được và đánh giá lại những gì đang diễn ra trên danh mục đầu tư của mình để xem bạn có đang đi đúng hướng để đạt được những mục tiêu trong đầu tư của bạn không?
Các mẹo vặt và vài lời nhắc nhở:
Hãy hỏi bạn bè và đồng nghiệp để tìm cho mình được người môi giới chứng khoán hay công ty môi giới tốt và có uy tín. Nếu bạn không có được những lời khuyên từ một cá nhân nào, thì hãy tìm trên báo chí về tài chính để có những thông tin bạn cần.
<font size="2"><font color="navy">Đầu tư chứng khoán không phải là một trò chơi, nó đòi hỏi bạn phải có những kiến thức thực sự và phải có trí thông minh nhất định. Phải nhớ là bạn luôn theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời để bảo vệ chính bản thân mình
-
08-10-2009, 07:32 AM #5Guest
Bull Trap - Bẫy tăng giá
Một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu tăng giá (bull) sau một đợt sụt giảm (decline). Nhưng thực tế, chứng khoán lại quay trở lại xu thế giảm sau tín hiệu phục hồi đó. Nó như một cái bẫy (trap) đánh lừa nhà đầu tư mua vào vì họ nghĩ rằng chứng khoán đã đi lên. Bẫy tăng giá thường được một số nhà đầu tư lớn giăng ra khi họ muốn tiếp tục mua cổ phiếu với giá hời hoặc khi họ thực hiện giao dịch bán khống.
-
08-10-2009, 07:32 AM #6Guest
Bear trap - Bẫy giảm giá </font>
<font face="Times New Roman">Bẫy giảm giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp. Nhưng thực tế, chứng khoán lại quay trở lại xu thế tăng sau tín hiệu đi xuống đó.
<font face="Times New Roman"><font color="navy">Bẫy giảm giá được tạo ra với mục đích đánh lừa nhà đầu tư bán ra vì họ nghĩ rằng chứng khoán đã quay đầu và bắt đầu một thời kỳ đi xuống (downtrend).
Bear trap thường do các nhà đầu tư lớn (các quỹ đầu tư hay tổ chức) tạo ra trong xu hướng thị trường đi lên (uptrend) để gom được nhiều cổ phiếu trước khi tiếp tục đẩy giá lên để bán kiếm lời hoặc để thực hiện việc mua khống.
</font></font>
-
08-10-2009, 07:33 AM #7imported_bactienmanh102145 Guest
Công thức tính chỉ số VN_Index
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:
Người ta dùng công thức sau để tính:
Trong đó:
I p : Là chỉ số giá Passcher
p t : Là giá thời kỳ t
p o : Là giá thời kỳ gốc
qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t ) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
i : Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n : Là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.
-
08-10-2009, 07:34 AM #8Guest
Công nghệ làm giá cổ phiếu: Đẩy giá và xả hàng
Biểu hiện của việc đẩy giá có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn, dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO hoặc ATC tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường.
“Đẩy” thế nào?
- Bên bán nhìn thấy khối lượng dư mua quá lớn thì dù có muốn bán cũng có ý nghĩ chờ đợi thêm vài phiên nữa để bán được giá cao hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch thành công trong các phiên đẩy giá rất thấp.
Giá có thể được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Trong quá trình lên đến đỉnh cao có một vài phiên giao dịch mạnh nhưng giá vẫn tăng gần trần hoặc trần.
Trường hợp này, nhà đầu tư chỉ nên tranh mua khi giá vừa chớm tăng trong giai đoạn đầu. Nếu không thể mua được thì không nên theo đuổi mua liên tục nhiều ngày mà có thể nghiên cứu cổ phiếu khác cùng ngành, có các chỉ số tốt để đầu tư, vì thông thường các cổ phiếu cùng ngành có xu hướng gần giống nhau.
- Cũng có trường hợp đẩy giá khéo léo (khó nhận biết hơn) theo xu hướng chung của thị trường, kết hợp giữa bán và mua. Trường hợp này thường xảy ra với các cổ phiếu có nền tảng, có các chỉ số cơ bản tốt, thương hiệu mạnh, có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày tương đối lớn. Các nhà đầu tư lớn với các lợi thế về vốn, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính, khả năng nhận định xu hướng thị trường và tâm lý đám đông tốt… có thể tiến hành đẩy giá theo hình thức này.
Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá nên nghĩ rằng giá khó tăng cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn.
Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp thì nhà đầu tư lớn tiến hành mua lại ở tài khoản B, khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại tranh mua giá cao hơn và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên cao trở lại.
Với biến động 10% ở sàn HoSE và 14% ở sàn HNX thì biện pháp bán mua “xoay vòng đảo hàng” này rất hiệu quả vì vừa có lợi nhuận ngay trong ngày vừa đạt mục tiêu đẩy giá lên cao.
Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp. Giá biến động trong các phiên giao dịch chứ không dư mua áp đảo.
Ở hình thức này các nhà đầu nhỏ có thể tham gia nếu nhận định tốt xu hướng của thị truờng vì có thể mua được cổ phiếu trong quá trình giá tăng nhưng không nên mạo hiểm tham gia khi mức giá đã tăng quá cao. Thời gian qua, có một cổ phiếu đã tăng hơn 200% từ 26.000đ/CP lên đến đỉnh cao gần 80.000đ/CP trong trường hợp này.
Hai đẳng cấp “xả hàng”
- Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư khác.
Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, nhà đầu tư lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua.
- Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và ATO với khối lượng lớn, các nhà đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp, vì lượng mua quá lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể.
Trong phiên khớp lệnh liên tục nhà đầu tư lớn thực hiện huỷ lệnh mua giá trần đang ở thứ tự chờ khớp ưu tiên nhưng cũng đồng thời đặt lại ngay một lượng mua tương tự ở mức giá trần trong tài khoản khác, việc huỷ và đặt lệnh mua lại diễn ra rất nhanh trong tích tắc nên trên bảng điện tổng số lượng mua hầu như không đổi nhưng các nhà đầu tư khác đang ở thứ tự ưu tiên khớp đầu tiên.
Lúc này nhà đầu tư lớn sẽ tiến hành bán số cổ phiếu phù hợp với lượng mua của các nhà đầu tư khác rồi tạm ngưng bán. Thấy số lượng mua giá trần vẫn còn nhiều (nhưng thực chất là lượng mua của chính nhà đầu tư lớn), các nhà đầu tư khác “yên tâm” đặt mua giá trần, quá trình cứ thế tiếp diễn.
Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt do biến động của thị trường, nhà đầu tư lớn có thể chấp nhận bán dần ở giá thấp hoặc giá sàn để “xả hàng” mà không mua lại vì họ đã có được lợi nhuận cực lớn trong quá trình đưa giá từ các mức thấp lên đỉnh cao.
Khi nhà đầu tư lớn không tiến hành mua lại nữa thì giá cổ phiếu sẽ đứng hoặc đi xuống, các nhà đầu tư mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.
-
08-10-2009, 07:35 AM #9Silver member
- Ngày tham gia
- Nov 2018
- Bài viết
- 0
Đầu tư chứng khoán bắt đầu từ đâu?
Lịch sử
Thuật ngữ “phân tích kỹ thuật” nghe có vẻ khó hiểu khi tìm hiểu những khái niệm cơ bản về đầu tư. Phân tích kỹ thuật đơn giản là việc nghiên cứu giá cả với biểu đồ là công cụ chính.
Gốc rễ của phân tích kỹ thuật hiện đại bắt nguồn từ Thuyết Dow, được Charles Dow phát triển khoảng năm 1900. Dù bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ thuyết Dow, phân tích kỹ thuật vẫn bao gồm những vấn đề cơ bản như bản chất của giá theo hướng, giá không kể đến tất cả thông tin đã biết, sự xác nhận và sự phân kỳ, khối lượng ảnh hưởng đến giá, sự hỗ trợ/sự chống đỡ. Và tất nhiên, chỉ sổ Dow Jones Industrial Average (DJIA) chính là con đẻ của Thuyết Dow.
Sự đóng góp của Charles Dow đối phân tích kỹ thuật hiện đại là không thể phủ nhận. Sự tập trung của ông vào sự vận động của giá chứng khoán đã làm nổi lên một phương thức phân tích thị trường hoàn toàn mới.
Nhân tố con người
Giá của chứng khoán mô tả sự thoả thận và nhất trí giữa người bán và người mua. Đó là giá mà một người đồng ý mua còn người khác đồng ý bán. Mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán phụ thuộc trước hết vào sự trông đợi, hỳ vọng của anh ta. Nếu anh ta trông đợi giá chứng khoán tăng, anh ta sẽ mua nó, nếu nhà đầu tư trông đợi giá giảm, anh ta sẽ bán nó. Những vấn đề đơn giản này là nguyên nhân của sự thách thức chủ yếu trong việc dự báo giá chứng khoán vì chúng liên quan đến sự trông đợi của con người. Tất cả chúng ta đều biết, con người không dễ để có thể xác định số lượng cũng như dự đoán sự kỳ vọng và trông đợi cảu mỗi người lại khác nhau. Thực tế này mình nó làm cho bất kỳ hệ thống thương mại cơ học nào không thể hoạt động trước sau như một.
Chính vì những nhận định của mỗi con người là khác nhau nên mỗi quyết định đầu tư là khác nhau, đều dựa trên những tiêu chuẩn không liên quan. Mối quan hệ của chúng ta với gia đình, hàng xóm, ông chủ, giao thông, thu nhập, những thành công và thất bại trước kia, tất cả ảnh hưởng đến sự tin tưởng, sự trông đợi và quyết định của chúng ta. Hay nói cách khác mỗi quyết định của chúng ta bi chi phối bởi nhiều yếu tố khó đoán định lượng
Phân tích cơ bản
Nếu chúng ta hoàn toàn tuân theo logic và tách rời được cảm xúc với những quyết định đầu tư của chúng ta, thì phân tích cơ bản mức giá xác định dựa trên lợi tức trong tương lai sẽ hoạt động một cách tuyệt diệu. Và vì chúng ta đều có những trông đợi hoàn toàn logic, giá sẽ chỉ thay đổi khi các bản báo cáo hàng quý hoặc tin tức có liên quan được tung ra. Các nhà đầu tư sẽ nỗ lực tìm kiếm những dữ liệu cơ bản “nhìn thấy được” để tìm những chứng khoán bị đánh giá thấp.
Thuyết thị trường hiệu quả phát biểu rằng giá chứng khoán mô tả tất cả những gì được biết về chứng khoán ở một thời điểm đã cho. Thuyết này kết luận rằng không thể dự báo được giá cổ phiếu vì mức giá luôn phản ánh tất cả những gì được biết về chứng khoán ở thời điểm hiện tại.
Tương lai có thể được tìm thấy trong quá khứ
Nếu giá dựa trên sự trông đợi của các nhà đầu tư thì việc biết một chứng khoán nên bán vì cái gì (tức là phân tích cơ bản) trở nên ít quan trọng hơn việc biết các nhà đầu tư khác trông đợi nó để bán vì cái gì. Điều đó không có nghĩa là việc biết một chứng khoán nên bán vì cái gì là không quan trọng. Nhưng thường có sự nhất trí khá mạnh mẽ về lợi tức trong tương lai của cổ phần mà các nhà đầu tư bình thường không thể bác bỏ.
Phân tích kỹ thuật là quá trình phân tích lịch sử giá của chứng khoán để xác định mức giá có thể trong tương lai. Điều này được thực hiện bằng cách so sánh sự hoạt động của giá ở thời điểm hiện tại (tức là sự trông đợi hiện tại) với sự hoạt động của giá có thể so sánh trong quá khứ để dự đoán được kết quả hợp lý. Một kỹ thuật viên nhiệt tình có thể xác định rõ quá trình như là một thực tế rằng lịch sự tự lặp lại trong khi những cái khác sẽ đáp ứng để nói rằng chúng ta nên nghiên cứu từ quá khứ.
-
08-10-2009, 07:35 AM #10minmaana355 Guest
"Chơi" chứng khoán như thế nào?
1. Quan niệm rằng mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài thì chứng khoán sẽ tăng giá
Mua và nắm giữ chứng khoán là một chiến lược đúng, nhưng đừng thực hiện điều đó một cách mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian, nhưng điều đó không phải luôn đúng. Không có một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài.
Bài học rút ra từ sai lầm này là bạn phải có những phân tích xem lúc nào là thời điểm thích hợp nên bán cổ phiếu. Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư. Có một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm này như: có sự thay đổi lớn trong ban quản trị công ty; công ty đột nhiên cắt giảm cổ tức hoặc bị sụt giảm về thu nhập; khi cảm thấy thị giá cổ phiếu đã vượt qua giá trị nội tại; hoặc khi không hài lòng về danh mục đầu tư hiện tại,…
2. Đầu tư theo cảm tính
Khá nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty bởi vì họ thích sản phẩm của công ty đó hoặc xuất phát từ thói quen mua cổ phiếu của những công ty mà mình biết tên hoặc quen thuộc với mình. Họ quan niệm rằng: “Hàng ngày bạn thường dùng sản phẩm của một công ty nào đó, vậy tại sao bạn không mua cổ phiếu của công ty này?” Đó có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng điều này chưa đủ. Việc trước đây bạn đã từng làm việc ở General Motors không nhất thiết đồng nghĩa với việc mua cổ phiếu của hãng này là khoản đầu tư tốt. Có những chỗ đầu tư tốt nhất lại chính là cổ phiếu của những công ty mà chỉ mới xuất hiện trên thị trường. Bạn có thể chưa biết rõ lắm về những “chú lính mới” này nhưng bạn hoàn toàn có thể và cũng nên biết về chúng nếu bạn chịu bỏ ra chút ít công sức đế tìm hiểu và nghiên cứu.
Bài học rút ra từ sai lầm này là phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu một cách nghiêm túc. Điều đó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc.
3. Đầu tư theo tin đồn, mách nước
Nhiều nhà đầu tư thích kiểu mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mách nước, và những lời khuyên của các hãng dịch vụ tư vấn. Nói một cách khác, những nhà đầu tư này sẵn sàng nghe theo thiên hạ để rồi lãng phí tiền bạc, thay vì phải tự hiểu rõ những gì mình đang làm. Hầu hết tin đồn đều không chính xác.
Đa số các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp cận được những nguồn thông tin và dịch vụ tư vấn tốt. Mà ngay cả khi đã được tư vấn tốt, họ cũng có thể không nhận thức được vấn đề và vì vậy không làm theo. Trong khi đó, người ta lại rất dễ mất tiền vì nghe theo những lời khuyên của bạn bè hay những nhà môi giới trình độ trung bình, hoặc những hãng tư vấn thường thường bậc trung nhưng có tài ăn nói.
Bài học rút ra từ sai lầm này là hãy tự chủ trong những quyết định đầu tư của mình dựa trên cơ sở sự phân tích kỹ càng cùng với các lời khuyên từ những công ty tư vấn hay môi giới chứng khoán chuyên nghiệp.
4. Mua những cổ phiếu có giá rẻ
Lúc đầu giá cổ phiếu của Siemen, tập đoàn điện tử hàng đầu của Đức, ở mức giá rất cao trong khi giá cổ phiếu của các hãng điện thoại di động nhỏ khác mới ra đời tại Đức lại khá thấp. Với hy vọng là các hãng điện thoại di động nhỏ sẽ phát triển mạnh, kèm theo là sự tăng giá cổ phiếu, nên nhiều nhà đầu tư đã đổ xô săn lùng cổ phiếu của những hãng này. Nhưng cuối cùng, các nhà đầu tư này không những không thu được cổ tức mà còn bị lỗ vốn do các hãng điện thoại này phá sản. Trong khi đó, những nhà đầu tư sáng suốt đầu tư vào cổ phiếu của Siemen tuy giá cao, cổ tức thấp nhưng lại rất ổn định.
Warren Buffet, cây đại thụ tại phố Wall đã từng nói: “Cách đơn giản để gặt hái thất bại là mua những chứng khoán đang liên tục giảm giá”. Quả đúng như vậy, các nhà đầu tư thường nghĩ rằng họ đã có lợi nhuận lớn với việc mua 1.000 cổ phiếu với giá 1 USD/cổ phiếu thay vì mua 50 cổ phiếu với giá 20 USD/cổ phiếu. Lý do họ đưa ra là nếu cổ phiếu tăng thêm 1 USD, họ đã kiếm được khoản lời gấp đôi. Đúng là một tỷ lệ sinh lời 100% có thể xảy ra. Nhưng sai lầm mà các nhà đầu tư mắc phải là họ đã bỏ qua những rủi ro nội tại trong các cổ phiếu 1 USD. Họ cũng không tự hỏi chính bản thân mình xem liệu những cổ phiếu có giá thấp như thế có khả nãng tăng gấp đôi giá trị hay không? Trong nhiều trường hợp, những cổ phiếu được bán với giá rẻ đều có lý do và thường là lý do tiêu cực.
Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ phiếu rẻ không phải lúc nào cũng tốt hơn cổ phiếu đắt. Bạn nên nghĩ về số tiền mà mình đầu tư hơn là nghĩ về giá cổ phiếu mà bạn có thể mua được. Giá rẻ thường rất hấp dẫn nhưng đằng sau nó là những công ty hoặc đã từng ở vị trí kém cỏi, hoặc có trục trặc gì đó trong thời gian gần đây. Ngoài ra, bạn thường phải trả hoa hồng và phụ phí nhiều hơn khi mua những chứng khoán giá rẻ, đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro hơn bởi loại chứng khoán này dễ mất giá hơn so với những chứng khoán giá cao. Bạn nên mua những cổ phiếu tốt trên cơ sở sự phân tích mức giá phù hợp.
5. Không bán ra vào thời điểm thích hợp
Đa số nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường “ngoan cố” giữ lại những chứng khoán đang mất giá chừng nào họ cho rằng những tổn thất mà họ đang gánh chịu còn chưa đáng kể và chấp nhận được. Lẽ ra, họ có lối thoát và chỉ phải chịu chút ít thua lỗ nhưng ngược lại, họ lại để cho những tình cảm cá nhân chi phối và tiếp tục chờ đợi với hy vọng mong manh là giá cổ phiếu sẽ lại lên và cuối cùng, họ đành phải chấp nhận những khoản lỗ lớn hơn nhiều.
Cũng với lối hành động tương tự, nhiều nhà đầu tư thường nhanh chóng bán đi những cổ phiếu mới lên giá để thu về những khoản lợi nhỏ mà họ cho là dễ kiếm. Cả hai cách này hoàn toàn ngược lại với quy trình đầu tư đúng đắn. Điều hài hước ở đây là nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để kiếm lợi sớm trong khi họ không chịu bán để giảm thua lỗ.
Bài học rút ra từ sai lầm này là đừng do dự khi bán một cổ phiếu mất giá. Bạn nên đánh giá mỗi cổ phiếu dựa trên giá trị thực của nó, hãy xem xét loại cổ phiếu nào nên giữ lại và loại cổ phiếu nào nên bán đi.
6. Mua cổ phiếu dựa trên cổ tức
Nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu có mức cổ tức hấp dẫn. Thực ra, tiêu chí cổ tức không quan trọng chút nào. Trên thực tế, khi một công ty nào đó trả cổ tức càng cao thì khả năng công ty đó bị suy yếu đi càng lớn bởi vì công ty phải trả lãi suất đi vay cao để bù đắp lại cho ngân quỹ đã bị hao hụt do việc trả cổ tức. Hơn nữa, chỉ cần thị giá cổ phiếu đó bị sụt trong 1 đến 2 ngày cũng có thể làm cho nhà đầu tư mất một khoản tiền tương đương số cổ tức mà mình mới được chia.
Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ tức không phải là yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tư. Bạn hãy cân nhắc nhiều yếu tố khác như tỷ số P/E, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.
7. Do dự trong các quyết định đầu tư
Một số nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi phải quyết định mua hay bán. Nói cách khác, họ do dự và không thể tự chủ trong suy nghĩ. Họ cảm thấy không chắc chắn chỉ vì họ không biết rõ mình đang làm gì. Họ không có sẵn những kế hoạch, nguyên tắc quy định để tự định hướng cho mình. Đa số các nhà đầu tư không chịu quan sát diễn biến chứng khoán một cách khách quan. Một mặt họ luôn tự mình phân tích và quyết định nhưng mặt khác họ cũng có xu hướng dựa vào những ý kiến chủ quan trên thị trường. Chính từ đó, sự do dự đã xuất hiện khiến nhà đầu tư rối trí không biết lựa chọn quyết định nào. Và rồi khi quyết định được thì đã muộn, nhà đầu tư chịu thua lỗ do không bán kịp cổ phiếu mất giá, hoặc bỏ qua cơ hội lợi nhuận khi không sớm mua những cổ phiếu tăng trưởng.
Bài học rút ra từ sai lầm này là nhà đầu tư cần có sự quyết đoán trong các quyết định đầu tư của mình. Đây là một đức tính rất cần thiết khi bạn tham gia vào cuộc chơi trên thị trường chứng khoán.
Nhìn chung, bạn nên tự mình rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh khỏi những sai lầm không đáng có. Sẽ là quá muộn nếu bạn không nhận ra rằng thị trường chứng khoán không phải là nơi kiếm tiền dễ dàng và nhàn nhã nhất. Chỉ cần một sai phạm nhỏ thôi là một nhà đầu tư cho dù “lão luyện” đến đâu cũng sẽ bị “tử hình” ngay lập tức! Sự thực là không ai “bắn chết” người mắc sai lầm cả, nhưng đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc bị loại khỏi cuộc chơi kinh doanh chứng khoán là một hình phạt có thể ví như nhận án tử hình.
Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày giúp phát tài phát lộc Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày giúp phát tài phát lộc, văn khấn thần tài thổ địa để cầu xin sức khỏe, may...
Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ...