Chủ đề: Ai xả hàng? Ai gom hàng?
-
08-10-2009, 07:36 AM #11Silver member
- Ngày tham gia
- Jun 2019
- Đang ở
- Viet Nam
- Bài viết
- 5
Nên sở hữu bao nhiêu loại cổ phiếu?
Đã nhiều lần chúng ta được nghe câu: “Đừng đem tài sản để hết vào cùng một rổ”. Câu này thoáng nghe có vẻ là lời khuyên tốt, nhưng kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy có rất ít người làm cùng một lúc hai công việc mà làm được tốt. Biết rất nhiều thứ nhưng không chuyên thứ nào quả thật rất khó thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, kể cả đầu tư.</font></font>
Rõ ràng càng phân tán ra nhiều thì lại càng ít nắm rõ được từng lĩnh vực đầu tư. Thực tế nhà đầu tư không nên phân bố danh mục đầu tư quá rộng. Chỉ cần tập trung đầu tư vào một vài lĩnh vực mà chúng ta biết rõ và theo dõi được cặn kẽ.
<font size="2">Nhà đầu tư càng ôm nhiều loại cổ phiếu thì càng chậm ứng phó, nhất là lúc cần xoay thêm vốn khi thị trường bắt đầu suy giảm rõ rệt. Trên nguyên tắc thì nhà đầu tư phải bán, giải chấp các cầm cố để giữ một số tiền mặt khi thị trường đã bắt đầu tới đỉnh. Nếu không, sẽ mất hầu hết những gì đã kiếm được.
Mục tiêu đúng của nhà đầu tư sáng suốt là chỉ cần một hoặc hai lần thắng đậm, còn hơn là nhiều lần thắng nhỏ. Thà là nhiều lần thua nhỏ, nhưng được vài lần thắng lớn. Phân bố rộng danh mục đầu tư thường sẽ dẫn đến việc thiếu tập trung và đưa đến thua lỗ nhiều. Đa dạng hóa danh mục là điều hợp lý, nhưng đừng nên lạm dụng. Luôn đặt mục tiêu sẽ sở hữu bao nhiêu loại cổ phiếu và tuân thủ nghiêm túc mục tiêu đó.
Làm thế nào để kéo dài việc mua vào
Bạn hoàn toàn có thể kéo dài quá trình mua vào của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình mua vào sẽ được kéo dài ra và bạn sẽ chỉ mua vào khi đã xác định có được một mức lợi nhuận nhất định so với giá mua vào trong lần trước đó. Nếu giá thị trường đã tăng 20 điểm so với giá mua vào bình quân hiện tại và có cơ sở hợp lý cho mức giá mới này: hãy mua thêm vào.
Tuy vậy, những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên thận trọng khi áp dụng chiến lược đòi hỏi sự tập trung cao độ và nhiều rủi ro này. Bạn phải tuân thủ đúng chiến lược, phải lập tức bán và kết thúc ngay nếu nhận thấy mọi việc diễn tiến không đúng như dự tính ban đầu.
Trong thị trường “con bò” (thị trường đang đi lên), một cách làm cho danh mục của bạn có tính tập trung hơn là theo dõi sát và thực hiện mua thêm vào ngay một hoặc hai lần (với số lượng nhỏ hơn) khi giá thị trường tăng 2% hoặc 3% so với giá gốc hoặc so với giá mua vào gần nhất.
Tuy nhiên, đừng nên cố mua vào những cổ phiếu đã vượt xa mức giá hợp lý của nó. Đồng thời, hãy lập tức loại bỏ những cổ phiếu bắt đầu cho thấy dấu hiệu rớt giá trước khi bạn phải gánh chịu một khoản thiệt hại lớn từ những cổ phiếu này.
Nên đầu tư dài hạn?
<font color="navy">Nếu đã quyết định tập trung, bạn nên đầu tư dài hạn hay sẽ mua bán thường xuyên? Câu trả lời là nắm giữ ngắn hạn hay dài hạn không phải là điều quan trọng.
Vấn đề quan trọng nhất là mua đúng loại cổ phiếu (loại tốt nhất vào đúng thời điểm) và bán lại khi thị trường hoặc nguyên tắc bán của bạn cho bạn biết cần phải làm điều đó. Khoảng cách thời gian giữa lúc mua và lúc bán có thể dài hoặc ngắn, không quan trọng! Hãy để các nguyên tắc của bạn và thị trường quyết định điều đó.
Nếu bạn thực hiện điều này, thời gian nắm giữ một số cổ phiều thành công của bạn có thể kéo dài ba tháng, sáu tháng, một năm, hai năm... hoặc có thể dài hơn. Hầu hết các khoản đầu tư lỗ của bạn có thời gian nắm giữ ngắn hơn, thường từ vài tuần đến ba tháng. Hãy luôn giữ cho danh mục của bạn đồng bộ với thị trường.
Nên giao dịch hàng ngày?
Một cách đầu tư không được khuyến khích là giao dịch hàng ngày, mua và bán một loại cổ phiếu nào đó trong cùng một ngày. Hầu hết các nhà đầu tư đều bị lỗ khi giao dịch kiểu này.
Lý do rất đơn giản: bạn chủ yếu nhắm vào mức chênh lệch rất nhỏ hàng ngày và rất khó dự đoán so với dự đoán những xu hướng cơ bản trong một thời gian dài hơn. Thêm vào đó, lợi nhuận thu được thường không đủ trả phí và những khoản lỗ khó tránh khỏi. Vì vậy, đừng nên cố kiếm lời quá nhanh.
Nên sử dụng tiền vay, cầm cố để mua chứng khoán?
Trong vòng một hoặc hai năm đầu, khi còn đang trong giai đoạn học hỏi đầu tư, tốt nhất nên đầu tư bằng tiền của mình.
Hầu hết các nhà đầu tư thường cần ít nhất hai hoặc ba năm để có đủ kinh nghiệm. Với một vài năm kinh nghiệm, một kế hoạch rõ ràng và những quy tắc mua - bán chặt chẽ, lúc đó bạn có thể cân nhắc tới việc mua với tỷ lệ ký quỹ (sử dụng tiền vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu).
-
08-10-2009, 07:37 AM #12Guest
Nhân tố phải tính đến khi mua cổ phiếu</font></font>
1- Đừng chú ý đến cổ tức ngay, hãy xem Công ty đó ở trong ngành nào trước
Chính vấn đề tưởng trừng không liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu này lại là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định cổ phiếu đó có tăng giá nhiều hày không trong tương lai. Nếu một Công ty chuyên tư vấn du học niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá của nó đương nhiên khó có thể cao được bởi đa số các Công ty du học là các Công ty loại OMS tức chỉ hoạt động quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tài năng và sự chăm chỉ của một hay vài người, giống như cây bonsai, khó có thể lớn lên và nhân rộng được quy mô. Trong khi đó, nếu các Công ty trong ngành tài chính, các Ngân hàng, Công ty xây dựng, bất động sản (đúng nghĩa chứ không phải là “cò nhà”), Công ty hàng tiêu dùng nhanh, Công ty truyền thông… thì khả năng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường kinh doanh là rất lớn. Vinamilk, Kinh Đô, REE, Sacombank, Ngân hàng ACB, Sudico... giá cao điều đầu tiên đều do họ thuộc các ngành đầy triển vọng này.
2- Có hay không khả năng mở rộng kinh doanh?
Vấn đề này chính là vấn đề phải xem xét tiếp theo. Nếu một Công ty có khả năng mở rộng liên tục quy mô sán xuất kinh doanh của mình thì giá của chúng sẽ tăng, đó là điều đương nhiên. Dẫn chứng sắc nét có thể đưa ra ngay là giả định có 2 Công ty cùng có cụm từ thủy điện trên tên giao dịch như "Công ty Thủy điện ABC" và "Công ty Đầu tư Thủy điện XYZ" thì giá của Công ty thứ hai đương nhiên sẽ cao, còn Công ty thứ nhất sẽ khó lòng lên đến đầu 4x, trong khi đó, nếu Công ty thứ hai có thể lên đến trên 10x, thậm chí 20x là bình thưởng. Giá chênh như vậy là dễ hiểu bởi Công ty thứ nhất chỉ có 1 nhà máy thủy điện duy nhất. Nhà máy này xây một lần rồi thôi, không có khả năng mở rộng sản xuất, không đắp cao đập lên được, không lắp thêm máy, không tăng công suất phát điện được, nhà đầu tư chí có thể trông vào cố tức mà thôi. Trong khi đó, ở Công ty thứ hai, vốn điêu lệ ban đầu có thể chỉ là 50 tỷ, song Công ty lại có khả năng tham gia đầu tư vào rất nhiều: 10, 100 và hơn nữa các Nhà máy thủy điện nên vốn đầu tư có thể tăng tương ứng và quyền lợi của nhà đầu tư tăng theo đà đó.
3- Nhìn vào cả quá trình thay vì chỉ vào một thời điểm
Lịch sử một Công ty nói lên nhiều điều. Trước hết nếu Công ty đó có cả một lịch sử rất dài nhưng các "chỉ số cơ thể" hiện đều nhàng nhàng thì khó có đột biến đáng mừng cho nhà đầu tư bởi thời gian đã chứng minh Công ty đó không có gì xuất sắc. Nếu 5 năm trước, các chỉ số tài chính của Công ty tốt, song vào thời điểm nhà đầu tư xem xét, chỉ số đó đang tụt dần thì hãy cẩn thận: dù chí số đó, vào thời điểm đó đã tốt song có gì đám bảo nó sẽ không tụt dốc tiếp?
4- Nhìn vào đội ngũ, hơn là chỉ nhìn vào chỉ số tài chính
Lịch sử các Công ty hay ngân hàng Việt Nam đã chứng minh là vấn đề đội ngũ nói chung và đội ngũ quản lý là vô cùng quan trọng với một Công ty. Nếu các nhân tố nói trên căn bản tốt, có đội ngũ tốt, Công ty đó sẽ ăn nên làm ra và trong trường hợp đó, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ cao hơn nhiều. Thậm chí lịch sử đã chứng minh nếu một doanh nghiệp đang kém nhưng xuất hiện một đội ngũ t<font face="Arial">ốt thì doanh nghiệp đó vẫn có thể lội ngược dòng. VP Bank là một trường hợp điển hình. Vào năm 2002, VP Bank vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Nhưng sau đó, với sự thay đổi nhân sự, với quyết tâm cao và định hướng đúng, ngân hàng này không những ra khỏi tình trạng bị kiểm soát đặc biệt mà còn có nhiều bước phát triển ngoạn mục, trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất và t<font face="Arial">ốt nhất. Giá cổ phiếu vào thời điểm đó thường được mua bán dưới mệnh giá (thậm chí lúc thấp nhất chỉ còn 0,25 lần mệnh giá) đã nhanh chóng lên đến cao nhất khoảng 7,4 lần mệnh giá.
5- Hãy lưu ý đến các cổ đông là pháp nhân
Các cổ đông pháp nhân có vai trò khá quan trọng với cổ phiếu của một Công ty. Nếu trong số cổ đông đó, có nhiều ngân hàng, Công ty tài chính, các Công ty có tên tuổi, đó chắc chắn là một điểm căn cứ để "lên điểm” của cổ phiếu đó. Điểm của Công ty càng lên nếu đó là các Công ty hay ngân hàng nước ngoài, Công ty cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần.
6- Chú ý đến động thái của các quỹ đầu tư
Ở Việt Nam hiện tại, còn quá ít các quỹ đầu tư song nhà đầu tư cũng nên chú ý đến động thải của các quỹ này. Các quỹ thường có "giác quan" rất nhạy nên họ sẽ quyết định đầu tư vào những nơi nào có triển vọng nhất. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có nhiều Công ty tốt song không muốn bán cho các quỹ này bởi nhiều quỹ chỉ muốn gặt hái lợi nhuận đơn thuần và thường đầu tư theo kiểu ngắn hạn, nếu có lời là có thể bán ngay.
7- Cần có thông tin rõ ràng
Tất nhiên, đây là một việc quan trọng khi xem xét đầu tư vào cổ phiếu của một Công ty nào đó. Không nên mua cổ phiếu khi không có đầy đủ thông tin cần thiết về Công ty đó. Hệ thống thông tin và các quy định về công bố thông tin của các Công ty khi phát hành cổ phiếu ở nước ta còn rất sơ sài. Với Công ty lên sàn niêm yết, mọi việc đơn giản hơn vì ít nhất Công ty đó phải có cáo bạch. Đối với Công ty mới có cổ phiếu OTC, bạn cũng nên đòi người bán phải cung cấp thông tin như báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo kiểm toán.
8- Chú ý đến các chỉ số tài chính và P/E của Công ty
Có nhiều cách tính chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể tham khảo trên các cuốn sách về chứng khoán được bán rất nhiều ở các hiệu sách khắp cả nước. Nhưng quan trọng hơn, chỉ số thế nào thì mua, chỉ số nào thì không mua?
Theo các chuyên gia chứng khoán, nếu P/E của một Công ty ở mức dưới 12, bạn có thể mua cổ phiếu đó mà không cần cân nhắc gì nhiều. Nếu P/E ở mức 12 - 18 nên cân nhắc và hỏi ý kiến chuyên gia xem có nên đâfu tư hay không. Còn nếu P/E ở mức trên 18, thường chỉ nên bán. Đây là các cột mốc song chi có tính tương đối và luôn phải xem xét đến các nhân tố tương lai (nhất là các quyền lợi sắp phát sinh, yếu tố ngành nghề… để "tính lại" P/E trong tương lai gần là bao nhiêu rồi mới nên kết luận là mua hay bán.
9- Không thể thiếu các “nhân tố vô hình”
Một điều các chuyên gia của chúng ta thường không nhắc đền nhiều nhưng lại là câu hỏi mà các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng hỏi khi tìm hiểu về một cổ phiếu, đó là các giá trị mô hình của doanh nghiệp đã được tính đến chưa và nếu tính thì giá là bao nhiêu. Giá đó là đắt hay rẻ? Giá trị mô hình này có thể là lợi thế thương mại. Thí dụ như PV Driuing có lợi thế độc tôn trong ngành dầu khí là một nhân tố phải tính đến của Công ty này. Cavico Mining có một hợp đồng khai mỏ lớn và lâu dài đến khoảng 15 năm liền đảm bảo công ăn việc làm trong một thời gian dài cũng là lợi thế. Vinamilk có thương hiệu và một loạt nhãn hiệu nổi tiếng, đã ăn vào tâm trí người tiêu dùng cũng là lợi thế lớn trên thị trường.
-
08-10-2009, 07:38 AM #13pitias05 Guest
Những sai lầm cần tránh khi bán cổ phiếu
Một phần quan trọng trong bất cứ chiến lược đầu tư nào đó là xây dựng một phương pháp hiệu quả nhất khi bán cổ phiếu. Thoạt nghe có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế nhiều nhà đầu tư đã mắc phải các sai lầm khiến không ít lợi nhuận của họ tan biến thành mây khói.
Bán cổ phiếu là một bước đi bắt buộc trong quy trình đầu tư để thu lợi nhuận. Thật đáng tiếc, chúng ta không phải là những chiếc máy tính và khả năng tư duy phân tích của chúng ta có thể làm cho kết quả bán cổ phiếu tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn mức trung bình.
Sẽ có không ít lần bạn bán cổ phiếu quá sớm hay bán quá muộn vì chờ giá lên. Điều này cũng là bình thường khi các quyết định của bạn dựa trên kinh nghiệm hay cảm tính. Thậm chí không ít trường hợp mọi thứ sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu các quyết định bán cổ phiếu bị nỗi sợ hãi của bạn ảnh hưởng.
Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu dựa nhiều trên yếu tố cảm xúc và do vậy đã mắc các sai lầm đáng tiếc. Hãy phân tích các sai lầm khi bán cổ phiếu dưới đây và chắc chắn bạn sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích:
1. Tiếp tục găm giữ những cổ phiếu bắt đầu thua lỗ
Về mặt tâm lý, sẽ rất khó cho các nhà đầu tư để bán cổ phiếu của mình khi giá bắt đầu giảm xuống. Lúc này, họ thường mong muốn chờ đợi cho đến khi giá cổ phiếu ít nhất quay trở lại với giá mua ban đầu để thu hồi vốn. Các nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình đúng và không chịu bán để giảm lỗ bởi trong suy nghĩ của họ một khi chưa bán thì chưa lỗ.
Tuy nhiên, điều đó có thể không bao giờ xảy ra hay phải mất một thời gian dài mới đạt được mục tiêu này. Rõ ràng, nạn không nên nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài nếu chúng đang trên đà giảm giá. Nếu bạn bỏ lỡ mất mức giá tối đa, cổ phiếu sẽ chẳng mấy chốc rớt giá và bạn sẽ thua lỗ nhiều.
Nếu bạn cảm thấy rất chắc chắn về một cổ phiếu, bạn có thể giữ nó lâu hơn. Nhưng chúng ta không biết được bạn chắc chắn đến mức nào. Một điều chắc chắn duy nhất trên thị trường chính là sự bất ổn định.
Do vậy, hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào khoản đầu tư và quan tâm tới việc bán cổ phiếu nếu bạn có thể tái đầu tư khoản tiền này cho những cổ phiếu khác tốt hơn.
2. Tiếp tục găm giữ cổ phiếu để thu về nhiều lợi nhuận hơn
Khi một cổ phiếu đột ngột tăng giá, bạn có thể lưỡng lự với việc bán nó, thậm chí cả khi bạn cảm thấy mức giá đã tăng quá cao và quá nhanh.
Sẽ luôn có khả năng rằng bạn bán cổ phiếu và sau đó giá tiếp tục tăng cao. Nhưng cũng không ít trường hợp đây là việc làm tốt nhất để bảo vệ các khoản lợi nhuận của bạn.
3. Không đặt ra các mục tiêu giá cả
Một cách để loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi thời điểm bán cổ phiếu đó là đặt ra các mục tiêu giá cao và giá thấp cho việc tái định giá khoản đầu tư.
Bạn không nhất thiết phải bán cổ phiếu khi giá tăng lên đến mục tiêu trên, nhưng ít nhất bạn nên xem xét lại cẩn thận khi đó. Việc tuân theo các quy tắc cố định cho việc bán cổ phiếu khi giá giảm xuống đến một tỷ lệ nhất định có thể giúp bạn ngăn ngừa những khoản thua lỗ đáng kể.
4. Cố gắng dự báo xu hướng thị trường
Rất khó để dự đoán chính xác khi nào thị trường đi lên và khi nào thị trường đi xuống, cũng như khi nào lên đến đỉnh và khi nào xuống đến đáy.
Thậm chí cả khi thị trường chứng khoán đi theo đúng những chiều hướng chung, cũng sẽ có những ngày lên cao và những ngày xuống thấp. Việc nỗ lực bán và mua cổ phiếu dựa trên những dự đoán về sự thay đổi từng ngày là vô cùng khó khăn.
5. Lo lắng quá nhiều về các khoản thuế
Thuế có thể lấy đi một lượng tiền đáng kể trong các khoản lợi nhuận của bạn. Thậm chí nếu các khoản đầu tư của bạn là dài hạn, thông thường các quy định về thuế thường ở mức 15% lợi nhuận thu về.
Tuy nhiên, việc tránh các khoản thuế có thể không phải là lý do tốt để tiếp tục giữ cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Có nhiều chiến lược đầu tư phổ biến có thể được sử dụng để tránh các gánh nặng về thuế, nhưng thực tế không có nhiều việc bạn có thể làm nhằm loại bỏ hoàn toàn mức thuế phải chịu.
Do vậy, nếu đã đến thời điểm bán cổ phiếu, bạn nên quyết tâm thực hiện và đừng quá lo lắng về các khoản thuế.
6. Không quan tâm nhiều tới các khoản đầu tư của bạn
Danh mục đầu tư chứng khoán của bạn cần được đánh giá định kỳ theo những yếu tố cơ bản nhằm đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ mất các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc để bán cổ phiếu. Một trong những lý do hợp lý để bán cổ phiếu đó là khi xuất hiện những thông tin xấu về công ty phát hành.
Bạn nên đánh giá lại khoản đầu tư của mình khi công ty thay đổi ban quản lý, khi công ty tuyên bố sẽ sáp nhập hay mua lại một công ty khác, khi các đối thủ cạnh tranh mạnh gia nhập thị trường và khi một vài nhà quản trị cấp cao bán ra một số lượng lớn cổ phiếu.
Tóm lại, dễ dàng thấy được những sai sót trên thị trường chứng khoán luôn xảy ra mặc dù không phải khi nào cũng là những sai lầm ngớ ngẩn. Điều quan trọng đối với một nhà đầu tư giỏi đó là phải biết loại bỏ yếu tâm lý cùng cái tôi cá nhân ra khỏi quá trình mua bán cổ phiếu, phải định trước mức giá bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen vào làm hỏng mọi việc.
-
08-10-2009, 07:57 AM #14Silver member
- Ngày tham gia
- Jun 2018
- Bài viết
- 0
Cổ phiếu thưởng như nồi cháo loãng!</font></font>
Tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thưởng năm nay, được cho là không hấp dẫn nhà đầu tư. Mấy năm trước, cổ phiếu phát hành thêm đúng nghĩa là thưởng thì nay, nhận cổ phiếu có khi còn bị lỗ vì giá giảm.
<font face="Arial">Trong đại hội cổ đông thường niên mới đây của Sacombank, một vài cổ đông bày tỏ mong muốn được nhận cổ tức bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu, cũng như việc phát hành cổ phiếu tăng vốn gây ít nhiều khó khăn cho họ.
“Rượu kèm mồi”
<font face="Arial">Thăng trầm trên thị trường chứng khoán trong ba năm qua, ít nhiều, giúp nhà đầu tư hiểu ra rằng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng, thực chất là nồi cháo pha loãng. Tất nhiên, nồi cháo pha có ngon hay không phụ thuộc vào chiến lược phát triển và khả năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Do vậy, trong mùa đại hội năm nay, họ bắt đầu lên tiếng về kế hoạch sử dụng vốn như một vài cổ đông của Sacombank.</font></font>
Thông thường, các doanh nghiệp khi tăng vốn có thể có được nguồn thặng dư tốt nhất bằng cách chào bán riêng lẻ với mức giá cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đầu năm nay nghị định số 1/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ quy định, số lượng nhà đầu tư được chào bán phải dưới 100 nhà đầu tư (không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
<font face="Arial">Thời gian buộc phải nắm giữ khá dài không kích thích người mua, các công ty khó tìm được nhà đầu tư thoả điều kiện, trừ phi nhà đầu tư chiến lược chủ động tìm tới, một nhà tư vấn tài chính nhận xét.
Theo ông, việc tìm kiếm người để chào bán riêng lẻ không còn dễ nên đa số công ty niêm yết chọn tăng vốn bằng cách chào bán dựa vào cổ đông hiện hữu, theo cách “rượu kèm mồi”. Họ trả cổ tức bằng cổ phiếu, và phát hành cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ nhất định với giá bằng mệnh giá hoặc giá rẻ hơn so với giá đang giao dịch trên thị trường.
<font face="Arial">Như năm nay Sacombank sẽ tăng vốn từ 6.700 tỉ đồng lên 9.179 tỉ đồng bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu 15%/vốn cổ phần, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu 20% vốn cổ phần, với giá 12.000 đồng/CP theo tỷ lệ 10:2, và 2% phát hành cho cán bộ cốt cán trong ngân hàng. Hoặc TS4 phát hành hơn 2,8 triệu cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1. PHT dự kiến quý 1 phát hành thêm 9 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của công ty từ 110 tỉ đồng lên 200 tỉ đồng, trong đó chào bán 2,75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/CP với tỷ lệ phân phối 4:1. Vincom phát hành thêm khoảng 400 tỉ đồng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1.000:202, với giá bằng mệnh giá…</font></font>
Không mặn mà
<font face="Arial">Với một nhà đầu tư, tổng lợi nhuận (TSR) một cổ phiếu đem lại trong một năm có thể tính theo lợi tức nhận được và thị giá cổ phiếu thay đổi trong năm. Từ cách tiếp cận này, báo cáo đánh giá về tổng lợi nhuận do công ty cổ phần công bố trung tuần tháng 3, cho thấy, trong năm 2009, các cổ phiếu có mức vốn hoá lớn chỉ mang lại 27% lợi nhuận cho nhà đầu tư, thấp hơn mức trung bình 61% của VN-Index. Thậm chí tổng lợi nhuận của nhóm ngân hàng, theo báo cáo này, giảm 11,3%. Trong số liệu của 454 công ty niêm yết trên hai sàn, tỷ suất cổ tức trung bình ở sàn TP.HCM là 2,4%, còn ở sàn Hà Nội là 3,4% tính trên giá đầu năm. Báo cáo chỉ ra: “Tác động của việc chi trả cổ tức bằng tiền tác động lên việc tăng giá cổ phiếu lớn hơn dự đoán”. Theo đó, cổ phiếu có mức tăng giá mạnh đều có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn. 66 công ty ở sàn TP.HCM không trả cổ tức bằng tiền mặt, chỉ đem lại cho cổ đông tổng lợi nhuận 4% trong khi các công ty chi trả cổ tức bằng tiền mang lại tổng lợi nhuận 112%.
“Hiện tôi chưa tin lắm vào khả năng hấp thụ của thị trường về những cổ phiếu mới này. Đây là một lý do khiến đa số công ty có kế hoạch phát hành bằng mệnh giá tăng vốn, một cách “ép” cổ đông phải mua”, ông Dominic Scriven, tổng giám đốc Dragon Capital nói. Trong bối cảnh bức tranh chính sách tiền tệ chưa rõ, lãi suất ngân hàng đang ở mức 17 – 18%/năm, chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm khá cao, thanh khoản ngân hàng chưa ổn định… là các lý do khiến ông cho rằng nhà đầu tư chưa sẵn sàng mua vào các cổ phiếu phát hành mới.
<font face="Arial">Theo thành viên hội đồng quản trị một công ty quản lý quỹ, hiện nhà đầu tư mong muốn nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao có thể dễ chuyển đổi sang tiền mặt nhất. “Vì vậy, với họ tiền mặt vẫn đứng đầu, thay vì phải nắm giữ cổ phiếu”, ông nói.
-
08-10-2009, 08:09 AM #15
- Ngày tham gia
- Jan 2018
- Bài viết
- 0
Warren Buffett - Từ nhân viên chứng khoán trở thành tỷ phú huyền thoại</font></font>
Warren Edward Bufett, nhà đầu tư giá trị huyền thoại, đã biến một xưởng dệt đang ốm yếu trở thành một cỗ máy tài chính đầy sức mạnh mà sau này trở thành công ty cổ phần thành công nhất thế giới. Được mệnh danh là “nhà tiên tri của Omaha” bởi sự tinh thông trong đầu tư của ông, Bufett đã tích lũy được một lượng của cải cá nhân hơn 62 tỷ đôla, đưa ông trở thành một trong những người dẫn đầu danh sách tỷ phú năm 2008 do tạp chí Forbe bình chọn. Ông đã tạo động lực cho rất nhiều tín đồ trung thành hàng năm đến Omaha để có cơ hội nghe ông nói chuyện tại cuộc họp thường niên ở Beckshire, một sự kiện được gán cho danh hiệu một cách hài hước là "lễ hội âm nhạc của chủ nghĩa tư bản - "Woodstock of Capitalism".
Thời trai trẻ
Buffett ra đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska, là người con thứ hai trong ba chị em và là con trai một của Howard và Leila Buffett,. Cha ông là người môi giới chứng khoán và đã từng là đại biểu quốc hội Mỹ cả bốn nhiệm kỳ. Howard tham gia các nhiệm kỳ không liên tục vào danh sách ứng cử viên của **** Cộng Hòa, nhưng ông lại theo quan điểm tự do chủ nghĩa.
Kiếm tiền là một sở thích có từ rất sớm của Buffett, ông bán nước giải khát và có một chặng đường suôn sẻ. Mới 14 tuổi ông đã đầu tư những thứ kiếm được từ những nỗ lực này vào 40 mẫu đất, sau đó cho thuê lấy lãi. Bị cha thúc giục, ông nộp đơn xin vào học tại đại học Pennsylvania và đã được chấp nhận. Không thấy ấn tượng, Buffett đã rời trường đại học Pennsylvania sau hai năm và chuyển sang đại học Nebraska. Sau khi tốt nghiệp, cha ông một lần nữa thuyết phục về giá trị của việc học, và động viên ông theo đuổi học vị. Harvard đã từ chối Buffett nhưng Colombia thì nhận ông. Buffett học tập dưới sự hướng dẫn của Benjamin Graham, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị, và thời gian ở Colombia đã mang lại cho ông một giai đoạn sự nghiệp huyền thoại mặc dầu nó được khởi sự muộn. (Hãy đọc đầu tư giá trị trong cuốn “3 Nguyên tắc đầu tư bất tận nhất và Phương thức đầu tư của Warrent Buffet là gì?” - “The 3 Most Timeless Investment Principles and What Is Warren Buffett’s Investing Style?”.)
Sau khi tốt nghiệp, Graham đã từ chối thuê Buffett, thậm chí gợi ý ông không nên làm việc ở phố Wall. Cha của Buffett đồng ý với Graham, và thế là Buffett trở lại Omaha làm việc tại công ty chứng khoán của cha mình. Ông đã cưới Susan Thompson và họ bắt đầu cuộc sống gia đình. Một thời gian ngắn sau đó Graham thay đổi quan điểm và đề nghị Buffet đến làm việc ở New York.
Nền tảng của giá trị
Khi ở New York, Buffett có cơ hội xây dựng dựa trên những lý thuyết về đầu tư mà ông đã học được từ Graham ở Colombia. Đầu tư giá trị, theo Graham nghĩa là liên quan đến việc tìm kiếm cổ phần được bán hạ giá khác thường dưới mức giá trị tài sản, và ông gọi đó là “giá trị nội tại”. Buffett đã tiếp thu tinh hoa nhưng đã có sự quan tâm đến việc phát huy nó lên một bước xa hơn nữa. Không giống Graham, ông còn muốn xem xét cả bên ngoài những con số và tập trung vào đội ngũ quản lý của công ty cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường. (Để biết thêm về “Giá trị nội tại – intrinsic value” xem “ Phân tích cơ bản: Đó là gì? - Fundamental Analysis: What is it?”).
Năm 1956, ông trở lại Omaha, mở công ty Buffett Associates và đã mua một căn nhà. Năm 1962, ở tuổi 30, ông đã là một triệu phú khi ông đã hợp lực với Charlie Munger. Sự cộng tác của họ cuối cùng đã có kết quả trong sự phát triển một triết lý đầu tư dựa vào quan điểm của Buffett về tìm kiếm ở đầu tư giá trị như một cái gì đó còn hơn là cố gắng moi móc vài đồng đôla cuối cùng của những thương vụ đang hấp hối.
Với triết lý đó, họ đã mua Berkshire Hathaway, một xưởng dệt đang sắp đóng cửa. Bắt đầu bằng việc vận dụng thuyết giá trị cổ điển của Braham để sau đó khi việc kinh doanh hé mở những tín hiệu hồi sinh thì nó trở thành những khoản đầu tư chiến lược dài hạn. Nguồn vốn sinh ra từ việc kinh doanh dệt may được sử dụng để thực hiện những khoản đầu tư khác. Cuối cùng chính cổ phần từ thương vụ ban đầu lại bị những khoản cổ phần khác làm cho lu mờ. Năm 1985, Buffett ngừng kinh doanh dệt may nhưng ông vẫn tiếp tục giữ tên công ty đó. Triết lý đầu tư của Buffett dựa trên nguyên tắc chỉ mua cổ phẩn của những công ty mà ông tin chắc rằng chúng được quản lý tốt và đang bị đánh giá thấp hơn giá trị của nó. Khi mua chứng khoán, ông có xu hướng nắm giữ chúng dường như vô thời hạn. Tất cả những công ty như Coca Cola, American Express và Gillette đều đáp ứng những tiêu chí của ông và được giữ lại trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway trong nhiều năm. Trong nhiều trường hợp ông mua lại toàn bộ công ty nhưng vẫn để ban lãnh đạo công ty tiếp tục điều hành công việc kinh doanh hàng ngày. Một vài hãng nổi tiếng thuộc thể loại này trong đó có See’ Candies, Fruit of the Loom, Dairy Queen, The Pampered Chef và GEICO Auto Insurance.
Bí quyết của Buffett vẫn còn giữ nguyên vẹn đến khi cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ trở nên phổ biến. Thuộc tuýp người kiên định không thích công nghệ mới, Buffett đứng ngoài cuộc chơi những cổ phiếu ngành công nghệ suốt cuối thập niên 90. Giữ vững lập trường và khước từ đầu tư vào những công ty không đảm bảo niềm tin để ông ủy thác, Buffett đã nhận được sự coi thường của những chuyên gia phố Wall và bị nhiều người tẩy chay như một người đã hết thời. Dầu hiệu suy nhược trong lĩnh vực công nghệ xuất hiện khi hàng loạt vụ nổ bong bóng trong lĩnh vực kinh doanh mạng đã làm trắng tay nhiều chuyên gia đó. Còn lợi nhuận của Buffett khì tăng gấp đôi. (Để xem những sự kiện này hãy đọc The Greatest Market Craches, Sorting Out Cult Stock and Beavioral Finance: Herd Behavior).
Cuộc sống riêng
Mặc dù có tài sản tính bằng tiền tỷ nhưng Warren Buffett nổi tiếng thanh đạm. Ông vẫn sống trong căn hộ 5 phòng được mua năm 1958 với giá 31,000 đô la., uống Coca Cola và ăn tối ở những nhà hàng trong vùng nơi có những chiếc Hamburger hay món thịt quay ông ưa thích. Trong thời gian dài ông né tránh ý tưởng mua phi cơ riêng. Cuối cùng thì ông cũng có một chiếc và ông đặt tên nó là “Indefensible – Không thể cưỡng nổi” – thể hiện sự tự phê bình một cách công khai về việc bỏ tiền ra mua chiếc phi cơ đó. (Hãy đọc cuốn Downshift To Simplify Your Life and Save Money The Scottish Way nếu bạn muốn tìm hiểu xem tiết kiệm thế nào để bạn có thể tiết kiệm được những khoản tiền lớn.)
Ông chung sống với Susan Thomson hơn 50 năm kể từ đám cưới năm 1952. Họ có ba người con Susie, Howard và Peter. Buffett và Susan ly thân năm 1977 nhưng vẫn duy trì hôn nhân đến khi bà qua đời năm 2004. Trước khi qua đời, Susan đã làm mối cho ông với Astrid Menks, một người hầu bàn. Buffett và Menks bắt đầu chung sống từ năm 1978 và sau đó chính thức cưới nhau vào tháng 8 năm 2006.
Tài sản thừa kế
Bạn sẽ sử dụng đồng tiền thế nào nếu bạn là nhà đầu tư thành công nhất thế giới? Nếu là Warren Buffett bạn sẽ đem cho đi. Buffett làm sửng sốt cả thế giới khi vào tháng 6 năm 2006 ông thông báo phần lớn tài sản của ông được góp vào quỹ từ thiện Bill & Melida Gates, nơi tập trung vào các vấn đề về sức khỏe nhân loại, hệ thống thư viện nước Mỹ và các trường học trên toàn thế giới. Nó là một quỹ từ thiện trong sáng nhất thế giới. (Hãy tìm hiểu người quyên góp thánh thiện nhất ở phố Wall trong cuốn The Saints Of Wall Street.)
Những khoản từ thiện sẽ được góp bằng cổ phiếu loại B của Berkshire Hathaway. Tổng giá trị quyên góp vào quỹ Gates là 10 triệu cổ phiếu. Nó được trích từ 5% tiền lãi chỉ đến khi Buffett chết hoặc khi quỹ không còn tuân theo những qui định sử dụng tiền hay những qui định mà Bill và Melinda Gates duy trì một cách tích cực cho những hoạt động của quỹ. Khoản từ thiện mà Buffett góp năm 2006 là 500,000 cổ phiếu với trị giá gần tới 1.5 tỷ đô la.
Tính theo giá trị cổ phiếu tháng 6 năm 2008, toàn bộ khoản từ thiện đã được góp vào quỹ Gates có giá trị vào khoảng 37 tỷ đô la. Buffett đánh giá giá trị cổ phần đó sẽ tiếp tục tăng thêm qua thời gian. Một khoản từ thiện bằng cổ phần khác sẽ được chia đều cho ba quỹ do những người con của Buffett điều hành. Thêm một khoản một triệu cổ phiếu sẽ chuyển đến một quỹ được thành lập để tỏ lòng kính trọng người vợ quá cố của ông.
Trong khi quỹ từ thiện Gates đã hẳn là một bất ngờ lớn, thì những nỗ lực từ thiện của Buffett chẳng có gì mới. Ông vẫn đang cống hiến tiền của trong suốt bốn năm qua cho quỹ Buffett, sau này được đổi tên là Susan Thomson Buffett. Quỹ này hỗ trợ quyền tự lựa chọn của người phụ nữ có kế hoạch hành động nhằm giảm bớt việc gia tăng sinh đẻ trong gia đình.
Buffett luôn vạch kế hoạch để dành phần lớn tài sản của mình làm từ thiện sau khi chết. Tinh hoa giá trị trong tâm hồn Buffett là: lý trí, quyết đoán, độc lập chính trị và nó vẫn đang chiếu sáng suốt đường đời của ông. Câu nói nổi tiếng của ông chính là: “Tôi biết những gì tôi làm, và điều đó tạo nên ý nghĩa để tiếp tục.”
<font size="2">Kết luận
<font color="navy">Tương lai chứng kiến Buffett vẫn tiếp tục không ngừng quyên góp tiền làm từ thiện. Nói về vấn đề này, ông cho biết: “Tôi không phải là người say mê được giầu có như vua, đặc biệt khi mà sự lựa chọn là sáu tỷ người trên thế giới đang phải làm vật lộn với những công việc nghèo khó hơn nhiều trong cuộc sống còn chúng ta lại đang có cơ hội kiếm lợi từ đồng tiền.”
-
08-10-2009, 08:10 AM #16Silver member
- Ngày tham gia
- Dec 2018
- Bài viết
- 0
Thành công<font face="Times New Roman"> vượt trội trong sự nghiệp tài chính của tỷ phú Warren Buffett khiến các quy tắc trong đầu tư của ông luôn được các nhà đầu tư khắp nơi coi như những bài học nằm lòng.</font></font>
Hãng tin BBC của Anh đã liệt kê những câu nói nổi tiếng nhất và một số vụ đầu tư <font face="Times New Roman">thành công nhất của nhà đầu tư huyền thoại này.</font>
Một số quy tắc của Buffett</font>
- Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1.
<font face="Times New Roman">- Biết sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và biết tham lam khi kẻ khác sợ hãi.
- Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mua một công ty tuyệt vời ở một mức giá vừa phải, thay vì mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời.
<font face="Times New Roman">- Dù đó là tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi cũng thích mua thứ hàng chất lượng khi mặt hàng đó giảm giá.</font></font>
- Giá cả là thứ mà bạn trả. Giá trị là thứ mà bạn nhận.
<font face="Times New Roman">- Người ta mất cả đời để xây dựng danh tiếng, nhưng để hủy hoại danh tiếng thì chỉ mất 5 phút.
- Sẽ là vô giá nếu trong khủng hoảng, ta vừa có tiền lại vừa có lòng dũng cảm.
<font face="Times New Roman">- Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực mà bạn không thể hiểu nổi.</font></font>
- Chỉ mua vào một thứ gì đó nếu bạn chắc chắn là sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm với thứ đó dù cho thị trường có đóng cửa tới 10 năm.
<font face="Times New Roman">- Hôm nay, họ được ngồi dưới bóng mát, vì cách đây đã lâu, họ trồng cây.
- Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì.
<font face="Times New Roman">- Nếu bạn thấy không thoải mái nếu nghĩ tới chuyện giữ một thứ gì đó trong 10 năm, thì đừng giữ thứ đó quá 10 phút.</font></font>
- Nếu một lĩnh vực làm ăn tốt, thì giá cổ phiếu của lĩnh vực đó kiểu gì cũng sẽ lên theo.
<font face="Times New Roman">- Tôi sẽ chẳng ngại đi tù, nếu như trong phòng giam, tôi có ba người bạn tù biết chơi bài.
- Sự thật về việc con người ta sẽ chất đầy nỗi tham lam, sợ hãi hay điên rồ là có thể đoán trước. Chỉ có hậu quả là không thể lường được.
<font face="Times New Roman">Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất</font></font>
Berkshire Hathaway (1965)
<font face="Times New Roman">Berkshire Hathaway là một nhà máy dệt thành lập vào năm 1839. Đến thập niên 1950, nhà máy này đã trở thành một công ty với 15 nhà máy và 12.000 công nhân. Từ năm 1962, Buffett đã bắt đàu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway và tới năm 1965 thì nắm giữ cổ phần đa số tại công ty này.
Đến năm 1985, do không cạnh tranh nổi với các nhà máy dệt ở nước ngoài, Buffett đóng cửa toàn hoạt động sản xuất của Berkshire Hathaway, nhưng giữ lại cái tên của công ty này cho “đế chế” đầu tư của ông.
<font face="Times New Roman">Buffett luôn tự hào khi cho rằng, Berkshire Hathaway là một trong những quyết định đầu tư sáng suốt nhất của ông. Khi Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway, giá cổ phiếu này khi đó là 7,6 USD/cổ phiếu. Còn ngày nay, tập đoàn đầu tư này có giá khoảng 100.000 USD/cổ phiếu.</font></font>
Geico (1951-1996)
<font face="Times New Roman">Benjamin Graham, một cố vấn của Buffett, đầu tư vào công ty bảo hiểm Geico. Vào năm 1951, khi tới thăm công ty này tại Washington cùng Graham, Buffett bắt đầu mua cổ phiếu Geico.
Sau khi <font face="Times New Roman">thành công</font></font> rực rỡ trong các thập niên 1950 và 1960, Geico gặp nhiều rắc rối vào giữa thập niên 1970. Vào năm 1976, Buffett mua vào nửa triệu cổ phiếu Geico, và sau đó 6 tháng, giá cổ phiếu này tăng gấp 4 lần.
<font face="Times New Roman">20 năm sau đó, chu kỳ kinh doanh lại xảy ra, tạo cơ hội cho Buffett mua lại toàn bộ Geico với giá 2,3 tỷ USD. Cùng với các công ty bảo hiểm khác của Berkshire Hathaway, Geico đem đến cho Buffett những dòng vốn lớn để thực hiện các vụ đầu tư khác mà không cần phải đi vay mượn.
Dairy Queen (1998)
<font face="Times New Roman">Sự đam mê món kem mát lạnh và con mắt luôn dõi tìm cơ hội kinh doanh của Buffett đã gặp nhau khi Berkshire Hathaway mua lại hãng kem Dairy Queen vào năm 1998 với giá 585 triệu USD. Đây là một hãng kem ra đời năm 1940, với 5.700 cửa hàng trải khắp từ Mỹ tới tận Trung Đông.</font></font>
Từ năm 2005 tới nay, Dairy Queen liên tục mở rộng và mới đây tuyên bố sẽ mở thêm 500 cửa hàng tại Trung Quốc trong vòng vài năm nữa. Buffett viết trong lá thư gửi cổ đông: “Chúng ta đã đặt tiền vào miệng mình”.
<font face="Times New Roman">Coca-Cola (1988)
Buffett từng nói, ông thích những lĩnh vực kinh doanh mà ông hiểu được. Mô hình kinh doanh của Coca-Cola không đơn giản như người ta tưởng, nhưng cũng không đến nỗi phức tạp như việc sản xuất tên lửa. Bắt đầu sản xuất vào năm 1895, Coca-Cola có được sự công nhận toàn cầu nhờ hình dạng chai có một không hai và các chương trình quảng cáo rầm rộ.
<font face="Times New Roman">Vào thập niên 1980, Buffett tin là giá cổ phiếu của Coca-Cola vẫn chưa phản ánh được mức lợi nhuận đều đặn, thương hiệu mạnh, và cơ hội tăng trưởng tốt của hãng này. Do vậy, ông bắt đầu mua vào cổ phiếu Coca-Cola.</font></font>
Cổ phần 8,6% của Berkshire Hathaway trong Coca-Cola hiện nay trị giá hơn 10 tỷ USD.
<font face="Times New Roman">
Goldman Sachs (2008)
Không chỉ nổi tiếng với biệt hiệu “nhà tiên tri của Omaha”, Buffett còn được xem là một hiệp sỹ khi bơm tiền vào ngân hàng Goldman Sachs ngay ở thời kỳ cao điểm của lần khủng hoảng tài chính này.
<font face="Times New Roman">Vào ngày 23/9/2008, Buffett tung 5 tỷ USD đầu tư vào Goldman Sachs khiến giá cổ phiếu của ngân hàng này tăng thêm 6% chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ.</font></font>
Với vụ đầu tư này, Buffett đã củng cố niềm tin của thị trường vào Goldman, đồng thời đem về cho Berkshire Hathaway những điều khoản hết sức có lợi. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Goldman sẽ trả cho Berkshire Hathaway mức cổ tức thường niên 10% đối với cổ phiếu ưu đãi mà không cần tính tới giá cổ phiếu phổ thông ra sao.
Burlington Northern Santa Fe (2009)
Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã chi 26 tỷ USD để mua lại 77,4% cổ phần của công ty đường sắt Burlington Northern Santa Fe.<font face="Arial"> Berkshire Hathaway trả cho Burlington Northern Santa Fe 100 USD/cổ phiếu bằng tiền mặt và cổ phiếu - mức giá này cao hơn 31,5% so với giá đóng cửa của cổ phiếu này ngày 2/11 và đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường của Burlington Northern Santa Fe lên 34 tỷ USD. Với giá 100 USD/cổ phiếu, Berkshire Hathaway đã trả giá cao gấp 18,2 lần thu nhập ước tính năm 2010 của Burlington Northern Santa Fe.
<font face="Times New Roman">
-
08-10-2009, 08:11 AM #17imported_tvbuyplus Guest
10 người giàu nhất Việt nam ( tháng 1/2010)
1. Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tài sản 11.439 tỉ đồng
2. Phạm Nhật Vượng - Thành viên HĐQT VIC Thành viên HĐQT VPL Công ty Vincom, Công ty thương mại và du lịch Vinpearl, tài sản 8.948 tỉ đồng
3. Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ KBC, Thành viên HĐQT ITA, Tài sản: 4.727 tỉ đồng
4. Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, tài sản 2.981 tỉ đồng
5. Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, tài sản 2.697 tỉ đồng
6. Nguyễn Chính Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc tế Hoàng Gia, tài sản 2.229 tỉ đồng
7. Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SSI, tài sản 2.045 tỉ đồng
8. Nguyễn Thị Kim Xuân - Cổ đông lớn Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, tài sản 1.608 tỉ đồng
9. Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hoa Sen HSG, tài sản 1.337 tỉ đồng
10. Phạm Thu Hương - Vợ ông Phạm Nhật Vượng, thành viên HĐQT Công ty Vincom, tài sản 1.313 tỉ đồng
-
08-10-2009, 08:16 AM #18Guest
Thế giới "cá mập" chứng khoán
Nhà đầu tư khó biết sóng ngầm phía sau bảng điện tử
Họ được gọi là các “đại gia” chứng khoán hay "cá mập" chứng khoán. Họ được cho là khởi nguồn của những "con sóng lớn" trên TTCK, thao túng giá của nhiều loại cổ phiếu... Vậy thực tế "cá mập"chứng khoán chơi cổ phiếu và thao túng giá cổ phiếu ra sao?
Làm "xiếc" với "ông lớn" SSI
Theo điều tra, trong giới đầu tư tại Hà Nội đã hình thành những "đội đại gia" gồm toàn các nhà đầu tư "cá mập" mở tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Khi dự định làm giá một loại cổ phiếu nào đó, từng "đội đại gia" hợp sức các thành viên cùng đẩy giá lên hoặc đánh xuống với nguồn lực tài chính của cả đội lên tới cả nghìn tỉ đồng (gồm cả đòn bẩy tài chính do công ty chứng khoán cung cấp). Với sức mạnh tài chính cỡ này, họ có thể "làm xiếc" giá bất cứ cổ phiếu nào.
"Phi vụ" làm giá cổ phiếu SSI của CTCP chứng khoán Sài Gòn là một điển hình. Khoảng tháng giữa tháng 3.2009, nhà đầu tư tên T. (tại Hà Nội) và một nhóm nhà đầu tư đại gia khác cùng "lập đội" để đẩy giá SSI. Đây là chuyện rất ít khi xảy ra trước đây bởi SSI là một cổ phiếu có tính đại chúng cao, lượng cổ phiếu lớn nên khả năng thao túng giá là cực khó. Tuy nhiên, trong lần này, T. cùng "đội đại gia" của mình đã thực hiện một cú đẩy giá cũng như thao túng cực kỳ ngoạn mục. Cụ thể, T. và "đội đại gia" mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhau. Nếu muốn mua, ngay từ đầu phiên, họ đặt bán sàn với khối lượng lên tới cả trăm nghìn cổ phiếu để kích lệnh bán từ các nhà đầu tư khác. Khi lệnh bán sàn đổ hàng loạt thì từ một tài khoản khác, các nhà đầu tư này lại mua vào. Tình trạng ngược lại xảy ra đối với mục đích muốn bán. Khi kết hợp với nhiều nhà đầu tư khác (giới đầu tư gọi là "đánh hội đồng"), lực mua và bán của các đại gia như T. lên tới con số cả nghìn tỉ đồng và có khả năng thao túng giá trong một vài phiên nếu thị trường đang ở tình trạng tốt.
Với cách này, SSI tăng giá một cách chóng mặt hàng chục phiên liên tục. Giá của SSI tăng một mạch từ 21.000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 3.2009 lên 76.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 6.2009 và sau này đạt mức đỉnh là 108.000 đồng/cổ phiếu. Cũng kể từ sự kiện "làm xiếc" thành công với một "blue-chip" danh tiếng là SSI, rất nhiều nhà đầu tư cũng như dân môi giới có một cái nhìn hoàn toàn khác về tiềm lực cũng như khả năng của giới đại gia chứng khoán cá nhân trong nước. Theo điều tra của PV Thanh Niên, ngoài trường hợp thành công đặc biệt khi đẩy giá SSI, nhiều trường hợp, cổ phiếu VIC của Công ty Vincom cũng bị các đại gia chứng khoán thao túng giá theo cách làm tương tự.
"Nuốt chửng" cổ phiếu nhỏ, cổ phiếu mới
Không chỉ các cổ phiếu lớn, các cổ phiếu nhỏ, cổ phiếu mới lên sàn cũng được giới “cá mập” chứng khoán "phù phép" giá theo ý đồ của mình. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hầu hết các mã cổ phiếu họ Sông Đà đều bị các đại gia chứng khoán làm giá. Các mã như SD2 (tăng một mạch từ 19.000 lên 73.500 đồng/cổ phiếu); SDD (tăng từ 11.000 lên 38.400 đồng/cổ phiếu); S99 (tăng từ 38.000 lên 79.000 đồng/cổ phiếu)... Ngoài cổ phiếu "họ" Sông Đà, một số mã cổ phiếu khác có vốn điều lệ nhỏ cũng bị các đại gia làm giá rất mạnh mà một trong những trường hợp điển hình là CTM của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác mỏ Vinavico (giá tăng từ 12.000 lên 89.600 đồng/cổ phiếu). Tương tự là cổ phiếu mới lên sàn EFI của CTCP đầu tư tài chính giáo dục, giá lên sàn là 15.000 đồng/CP tăng một mạch lên 45.900 đồng/cổ phiếu.
Một “cá mập” trong giới đại gia chứng khoán cho biết, khi thực hiện làm giá các cổ phiếu này, các đại gia chứng khoán phải phân tích rất rõ cơ cấu sở hữu của các công ty mới niêm yết. Thứ nhất, vốn điều lệ của các công ty này chủ yếu là dưới 50 tỉ đồng. Thứ hai, trong cơ cấu sở hữu của công ty thì hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát... - những người không được bán trong vòng 6 tháng kể từ khi niêm yết, phải chiếm khoảng hơn 50% tổng số cổ phiếu niêm yết. Thứ ba, công ty có những yếu tố có thể tung ra các tin đồn hoặc cụm thông tin giúp đẩy giá được. Đây là lý do các đại gia thường chọn các cổ phiếu bất động sản để thực hiện làm giá.
Một môi giới chuyên phục vụ khách VIP của một công ty chứng khoán ở Hà Nội tiết lộ: "Với việc những cổ đông không được bán chiếm tới hơn 50%, thì số cổ phiếu đang lưu hành thực tế trên thị trường chỉ khoảng 20-30%. Lý do là những người thân, người quen của hội đồng quản trị các công ty này thường đứng tên sở hữu khoảng hơn 20% tổng số lượng cổ phiếu. Chính vì thế, chỉ cần thâu tóm khoảng 1-2 triệu cổ phiếu (tùy từng công ty) là có thể thao túng tùy thích giá của loại cổ phiếu đó".
Do các "đội đại gia" này "làm giá" khá thành công với nhiều mã cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7.2009 nên thời gian sau đó, việc "làm giá" trở nên dễ dàng hơn. Chủ tịch HĐQT của một công ty chứng khoán tại Hà Nội bật mí: "Trước đây, nhiều nhà đầu tư trong nước "đánh" chứng khoán theo nhà đầu tư nước ngoài. Giờ thì tình hình đã thay đổi, rất nhiều nhà đầu tư trong nước chuyển hướng "đánh" chứng khoán ăn theo đại gia nội địa".
-
08-10-2009, 08:17 AM #19
- Ngày tham gia
- Mar 2023
- Bài viết
- 0
Thế giới "cá mập" chứng khoán - Bài 2: "Quyền lực đen"
Tiền nhiều, am hiểu thị trường chưa đủ giúp các "cá mập" chứng khoán hình thành nên "quyền lực đen" có khả năng thao túng giá cổ phiếu. Quyền lực này được tạo ra từ các siêu liên kết...
"Siêu đại gia" từ đòn bẩy tài chính
Một "cá mập" đất Hà thành cho biết, số lượng các đại gia chứng khoán có tiền mặt lên tới trăm tỉ đồng rất ít. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ lại có quyền mua bán cổ phiếu với số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng là nhờ đòn bẩy tài chính. Theo nhà đầu tư (NĐT) này, tại nhiều công ty chứng khoán (CTCK), khi thị trường đang tăng điểm, mức độ đòn bẩy phổ biến đối với khách VIP là 70% (có 3 đồng tiền mặt được mua 7 đồng chứng khoán). Tại một số CTCK có nguồn tài chính dồi dào (đặc biệt là một vài CTCK ngân hàng), mức độ đòn bẩy đối với khách VIP có thể lên tới 80% (có 2 đồng tiền mặt được mua tới 8 đồng chứng khoán), thậm chí lên tới 90% (có 1 đồng được mua tới 9 đồng). "Đòn bẩy tài chính mới là nhân tố tạo ra các "siêu đại gia" chứ tiền mặt không thì không thể", NĐT nói trên khẳng định.
Còn phó tổng giám đốc một CTCK lớn có trụ sở tại Hà Nội thì nói: "Nếu muốn kéo khách VIP mà lại cứ khư khư ôm việc tuân thủ quy định và triết lý công bằng giữa các NĐT thì chẳng khác nào... chờ sung. Nhưng mà cứ cho bán T+ loạn xạ, đòn bẩy tài chính thì cao ngất như một số CTCK đang làm thì thị trường loạn quá".
Đối với các "cá mập" thuộc diện đặc biệt, một vài CTCK còn cho phép họ mua cổ phiếu trong hạn mức nhất định mà không cần có tiền trong tài khoản. Một số trường hợp NĐT được mua bán rồi thanh toán tiền chênh lệch với CTCK chứ không cần phải nộp đủ tiền mua như các NĐT khác. Ngoài việc được hỗ trợ tài chính ở mức rất lớn, các "cá mập" còn được hưởng các "đặc quyền" như có nhân viên môi giới, nhân viên nhận lệnh và 1-2 kế toán phục vụ riêng. Đối với nhiều cổ phiếu "hot", các "cá mập" này luôn được ưu tiên nhập lệnh đầu tiên (chủ yếu là sàn Hà Nội). Vì vậy, họ luôn mua được các cổ phiếu "hot" mà các khách hàng thường rất khó có thể mua.
Một trong các ưu đãi đặc biệt mà các "cá mập" được hưởng là bán T+1, T+2, T+3 (mua phiên trước, bán phiên sau; bán sau 2 phiên hoặc sau 3 phiên tính từ khi mua vào) trong khi các NĐT thông thường thì phải T+4 (phiên thứ 4 kể từ ngày mua) mới có thể bán được chứng khoán. Đây chính là lý do khiến cho "cá mập" có khả năng "rút nhanh" hơn các NĐT khác khi thị trường có thay đổi đột ngột. Ưu đãi này cực kỳ quan trọng trong bối cảnh chứng khoán lình xình bởi khi đó, thị trường chỉ tăng được 1 hoặc 2 phiên rồi lại giảm thì chỉ có các "cá mập" chứng khoán mới có cơ hội tận hưởng lợi thế tăng giá (nhờ được bán T+1 và T+2).
Công nghệ "bắn tin" làm giá cổ phiếu
Quyền lực của các "cá mập" còn được khuếch đại và tăng cường thông qua hệ thống truyền tin bắt đầu từ các môi giới chứng khoán VIP (qua tin nhắn trên điện thoại di động, chat Yahoo, Google hoặc Skype).
Các thông tin làm giá của các "cá mập" ban đầu là thuộc diện rỉ tai nhau để cùng "đánh hội đồng". Nhưng thực tế, các thông tin này bị rò rỉ tới các NĐT khác từ các môi giới VIP, bản thân các môi giới này cũng đánh theo "cá mập" và cũng thắng lớn khi thị trường tăng điểm nên các tin tức rỉ tai này trở thành tin "hot" được săn lùng trên thị trường. Khi phát hiện ra điều này, chính các "cá mập" cùng với các môi giới VIP đã "bắt tay" để tạo ra một "công nghệ" bắn tin "làm giá" cổ phiếu, khiến cho việc làm giá diễn ra nhanh, mạnh hơn nhờ sự hưởng ứng của nhiều NĐT nhỏ khác.
Vào thời điểm khoảng tháng 8-9.2009, các môi giới VIP tại nhiều CTCK thường truyền tin nhau rất nhanh về một loại cổ phiếu nào đó sẽ “được” làm giá. Sau vài ngày kể từ khi tin được phát đi, giá của cổ phiếu bị đồn đại đó tăng rất mạnh và kèm theo đó là các thông tin tốt về các dự án mà công ty đó ký được hoặc đang triển khai. Có thời điểm những thông tin rỉ tai kiểu này "hot" tới mức không ít NĐT quan tâm đến nó nhiều hơn là các thông tin chính thức về tình hình sản xuất kinh doanh của chính công ty đó.
Khi được hỏi vì sao vẫn thích chơi cổ phiếu theo tin "làm giá" dù biết là rất rủi ro, một NĐT tên N.V.T tại Hà Nội cho biết, mua cổ phiếu theo tư vấn nghiêm chỉnh khác nào mua trái phiếu chính phủ; trong khi đó giá cổ phiếu khác cứ tăng ầm ầm. Chơi theo "cá mập" có nguy hiểm nhưng lãi to.
Một CTCK lớn với lượng khách VIP rất dồi dào từng tuyên bố tuân thủ nghiêm các quy định về giao dịch để đảm bảo sự công bằng giữa các NĐT như không cho bán T+1, T+2, T+3. Tuy nhiên, sau khi thị phần bị sụt giảm thê thảm, nhiều khách VIP bỏ sang các CTCK có chính sách "cởi mở" hơn, công ty này cũng đã thay đổi và cho phép khách VIP bán T+ để cạnh tranh. Phó tổng giám đốc một CTCK có trụ sở chính tại TP.HCM kết luận, tuân thủ quy định trong giao dịch chứng khoán thì: "Làm thật ăn cháo, láo nháo mới có cơm".
-
08-10-2009, 08:19 AM #20taimaimaipro Guest
Thế giới "cá mập" chứng khoán - Bài 3: Bị "xẻ thịt"
Nắm “quyền lực đen” khi chứng khoán tăng điểm, nhưng khi thị trường tụt dốc, “cá mập” cũng chính là đối tượng bị đưa ra “xẻ thịt” đầu tiên...
Thuốc độc
Ngày 23.10.2009 được coi là một cột mốc đáng nhớ nhất đối với không ít "cá mập" khi VN-Index tụt dốc rất mạnh. Nếu như trước đó, “đặc quyền” đòn bẩy tài chính lên tới 70-90% tạo ra các “siêu quyền lực” thì lúc này lại trở thành liều thuốc cực độc cho “cá mập”. Một đại gia chứng khoán tên H. (khách hàng VIP tại một công ty chứng khoán (CTCK) nổi tiếng về đòn bẩy tài chính tại Hà Nội) than thở: "10 ngày, mỗi ngày chị "bong" 1 tỉ, buốt hết cả ruột. Giờ sợ đòn bẩy chết khiếp". “Cá mập” này cho biết, lãnh đạo CTCK nơi chị mở tài khoản có tuyên bố trên báo, không ép nhà đầu tư bán chứng khoán khi thị trường tụt dốc. Nhưng thực tế là họ tự động bán sạch “hàng hóa” trong tài khoản của nhà đầu tư để xiết nợ khẩn cấp. "Cá mập" từ những "siêu thượng đế" trở thành những con mồi mà CTCK khẩn cấp “xẻ thịt” để tránh bị mất vốn cho vay.
Các nhà đầu tư bình thường lo sợ thị trường tụt dốc một thì đối với các "cá mập", nỗi lo này gấp 10 lần. Với những "cá mập" dùng đòn bẩy tới 80-90% (chỉ có 10-20% là tiền thật của nhà đầu tư) thì chỉ cần giá cổ phiếu giảm sàn 2 phiên đã bị CTCK "xẻ thịt" để xiết nợ. Trường hợp thị trường còn giảm tiếp nữa thì tất cả tiền của nhà đầu tư đều "bốc hơi". Cùng thời điểm này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ra văn bản cảnh báo tới các CTCK về vấn đề không được bán trước T+4. “Đặc quyền” chạy trước của rất nhiều "cá mập" bị tước bỏ. Tại 2 CTCK được coi là ngôi sao đang lên trên thị trường môi giới, từ sau đợt tụt dốc của thị trường ngày 23.10, rất nhiều khách VIP tại đây "đổ máu đầy sàn" (tiết lộ của một "cá mập" chứng khoán thường ngồi ở CTCK T).
“Đội đại gia” tan vỡ
Ngoài việc chịu thiệt hại nặng nề hơn rất nhiều các nhà đầu tư bình thường, những siêu liên kết của "cá mập" cũng tan vỡ khi thị trường tụt dốc. Phó tổng giám đốc một CTCK có trụ sở chính tại TP.HCM nói với PV Thanh Niên: "Khi thị trường lên thì các đại gia cùng đẩy giá, làm giá, rồi bắt tay nhau rất xôm tụ. Anh em vui vẻ đồng hướng, đồng lòng. Nhưng khi thị trường đảo chiều thì mạnh ông nào ông nấy chạy". Chuyên gia này tiết lộ: đã có không ít vụ đại gia chứng khoán đánh chửi nhau vì không giữ đúng cam kết khi thị trường giảm mạnh. "Những chuyện như thế này chẳng phải xảy ra lần đầu nhưng gần đây thì nó phổ biến hơn", ông này nói.
Trong số các vụ tan vỡ của các "đội đại gia" phải kể đến vụ làm giá KSH (Công ty khoáng sản Hà Nam). Theo tiết lộ của một "cá mập", "đội đại gia" dự kiến sẽ đẩy KSH lên 100.000 đồng/cổ phiếu nhưng mới đến 82.000 đồng/cổ phiếu thì một “cá mập” lén xả hàng do dự báo thị trường có biến. Và quả nhiên, 2 hôm sau (ngày 23.10) thị trường tụt dốc thật và giá của KSH giờ chỉ còn khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu. Cho tới thời điểm hiện tại, một số "cá mập" bị CTCK xả hàng (do dùng đòn bẩy tài chính lớn) đành cam chịu một cục lỗ to đùng. Một số khác thì ngậm đắng nuốt cay, tiếp tục ôm một lượng lớn cổ phiếu mà một phần trong đó là của "đồng đội" đã bán lén...
Tương tự là vụ làm giá TDH (Công ty nhà Thủ Đức). "Đội đại gia" tại Hà Nội hò hét nhau, bắn tin loạn xạ là sẽ đẩy lên 150.000 đồng/cổ phiếu nhưng lên khoảng 110.000 đồng thì đã bị "lộn cổ". Thời điểm TDH "lộn cổ" cũng trùng với thời điểm 23.10 và "đội đại gia ngày trước vốn khăng khít để giữ giá, thì giờ mạnh ông nào ông ấy chạy", một môi giới chứng khoán VIP tiết lộ.
Nếu như trước đây, các tin tức về việc "làm giá" của các “cá mập” được coi là tin "hot", nhiều nhà đầu tư săn lùng trên thị trường thì nay các tin tức đó bị coi là lừa đảo để rình bán cổ phiếu. Hệ thống truyền tin "làm giá" qua tin nhắn, YM, google talk... bị tẩy chay. Các môi giới cho khách VIP tại các CTCK cũng không còn chơi theo "cá mập" nữa bởi chính họ cũng "tóe máu đầy sàn" (cách nói chỉ việc lỗ cực nặng do giá cổ phiếu giảm) khi đánh đu với "cá mập".
Niềm tin của các nhà đầu tư vào "quyền lực của các đại gia chứng khoán" đã bốc hơi chỉ sau hơn 1 tuần kể từ ngày 23.10. Lý do là trong vài phiên, không ít tin tức được bắn ra rằng thị trường sẽ đảo chiều do đại gia làm giá cổ phiếu này, cổ phiếu nọ. Nhưng đến cuối phiên, nhà đầu tư mới nhận ra đó là do giới “cá mập” tung ra tìm đường tháo chạy.
Giải thích về sự sụp đổ nhanh chóng của quyền lực làm giá do "cá mập" tạo ra, chị T. - một "cá mập" cỡ bự đất Hà thành - tiết lộ: "Trước đây, việc làm giá thành công là nhờ các đại gia nương theo thị trường và kích cho giá một số cổ phiếu tăng mạnh hơn chứ không phải là có thể thao túng tùy thích. Còn khi thị trường đã xấu như bây giờ thì đại gia hay "đại giời" cũng không cứu được giá cổ phiếu. Lúc đó thì chuồn lẹ là tốt nhất chứ chẳng có ai lo cho mình được đâu".
Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày giúp phát tài phát lộc Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày giúp phát tài phát lộc, văn khấn thần tài thổ địa để cầu xin sức khỏe, may...
Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ...