Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:22 AM

    Thanh khoản sụt giảm, VN-Index mất đi 32,24 điểm trong tuần qua

    Chỉ có 18 mã trên sàn HOSE và 60 mã trên sàn HNX đạt mức tăng về giá sau 1 tuần giao dịch. VN-Index và HNX-Index tiếp tục có thêm một tuần giao giảm điểm cùng sự sụt giảm mạnh về thanh khoản.

    n HOSE:


    Với 4 phiên giảm và chỉ duy nhất 1 phiên tăng điểm, sàn HOSE đã trải qua tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp khi VN-Index đóng cửa tuần ở mức 554,88 điểm, giảm 32,24 điểm (5,49%) so với thời điểm đóng cửa của phiên cuối tuần trước. Mức giảm sâu hơn nhiều nếu so với việc VN-Index mất đi 28,56 điểm (4,63%) trong tuần trước đó.


    Mở đầu tuần với mức “vốn” 587,12 điểm, thế nhưng tâm lý không vững vàng của NĐT trước những diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới và không có thông tin hỗ trợ tích cực từ nền kinh tế trong nước, VN-Index nhanh chóng ở vào trạng thái rơi tự do. Thậm chí trong phiên giao dịch ngày 04/11 chỉ số này đã quay về mức 537 điểm.


    Tuy nhiên, đó cũng là phiên cho thấy tín hiệu bắt đáy của NĐT và sức mua thể hiện rõ hơn qua phiên giao dịch sau đó, giúp cho VN-Index có được phiên tăng giá duy nhất trong tuần qua và tái lập mốc 555 điểm.


    Mặc dù giảm điểm trong phiên cuối tuần nhưng mức giảm không đáng kể do hoạt động chốt lời của những NĐT đã mua được hàng giá rẻ từ đầu tuần.


    Những phiên giảm điểm mạnh tất nhiên đã kéo tính thanh khoản của thị trường suy giảm một cách rõ rệt. Chỉ có 308.065.630 đơn vị chứng khoán được chuyển nhượng qua sàn HOSE với giá trị giao dịch đạt 14.322,26 tỷ đồng, giảm 24,40% về khối lượng và giảm 25,89% về giá trị giao dịch so với tuần trước đó.


    Tính trung bình, mỗi phiên giao dịch của tuần qua ghi nhận 61,61 triệu đơn vị chuyển nhượng và giá trị giao dịch bình quân là 2.864 tỷ đồng.


    Tuần qua sàn HOSE ghi nhận thêm mã cổ phiếu thứ 185 đi vào giao dịch, đó là cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Massan (Massan Group) với khối lượng chứng khoán niêm yết là 476,5 triệu cổ phiếu. Đây là mã cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn thứ 5 và có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên sàn HOSE.


    Sau 2 phiên giao dịch, MSN đạt mức giá 45.300 đồng, tăng 9.300 đồng (26%) so với giá tham chiếu với 2.240.700 đơn vị chuyển nhượng.


    Thống kê cho thấy, chỉ có 18 mã tăng giá trên sàn HOSE, 1 mã đứng giá tham chiếu (DTT) và có tới 166 mã giảm giá.


    Số ít các mã tăng giá gồm: MSN, MCG, DIC, VIC, IMP, HDC, VID, COM, DHC, NBB, SZL, KMR, IFS, HT1, TRI, CYC, PF1, và TYA. Tuy nhiên, mức tăng giá của các cổ phiếu này là không đáng kể.


    Trong khi đó, hàng loạt những tên tuổi lớn như HAG, VIS, HLG… nằm trong tốp dẫn đầu các mã giảm giá.

    Sàn HNX

    Trên sàn HNX, mặc dù có 2 phiên tăng điểm nhưng HNX-Index vẫn kết thúc tuần với mức giảm khá mạnh. Đóng cửa tuần, HNX-Index còn lại 189,14 điểm, giảm 10,24 điểm (5,14%) so với thời điểm đóng cửa tuần trước đó.

    Khối lượng giao dịch trên sàn này đạt 169.899.100 cổ phiếu với giá trị giao dịch là 6.968,748 tỷ đồng, giảm 35% về khối lượng và giảm 23% về giá trị giao dịch so với tuần trước đó.

    Bình quân mỗi phiên giao dịch trên sàn HNX ghi nhận 33,97 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng và giá trị giao dịch bình quân là 1.393 tỷ đồng.

    Tuần qua là một tuần khá sôi động trên sàn HNX nếu xét về số lượng các mã cổ phiếu mới tham gia thị trường. Có tới 6 mã cổ phiếu mới là: CSC, CVT, PHC, TMX, VC9, và VIT, nâng tổng số mã cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn này lên con số 237 mã.

    Trong số đó, chỉ có 60 mã tăng giá, còn lại 173 mã giảm giá, 2 mã đứng giá (ECI, PPG) và 1 mã không giao dịch (HSC).

    Số ít các mã tăng giá cũng chỉ có sự góp mặt của một vài mã cổ phiếu lớn đáng chú ý như: SHS tăng 1.400 đồng (3,78%) lên 38.400 đồng/cp; VNR tăng 1.000 đồng (3,33%) lên 31.000 đồng/cp; KBC tăng 3.200 đồng (4,40%) lên 75.800 đồng/cp; PVX tăng 1.300 đồng (4,10%) lên 33.000 đồng/cp; VSP tăng 800 đồng (2,43%) lên 33.700 đồng/cp; và SHB tăng 300 đồng (1,03%) lên 29.400 đồng/cp.

  2. #12
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:25 AM

    Khối ngoại vẫn giao dịch dè dặt

    Trong phiên giao dịch đầy kịch tính 06/11 khối ngoại chưa thể hưng phấn mà vẫn giao dịch khá dè dặt.

    Sàn Hồ Chí Minh

    Trên sàn Hồ Chí Minh, khối ngoại mua bán khá cân bằng, lượng mua vào vẫn nhỉnh hơn bán ra một chút. Tổng khối lượng mua vào đạt 2.767.890 đơn vị, tương ứng 154.810.848.000 đồng, chiếm 4,84% tổng giao dịch toàn thị trường về khối lượng, chiếm 5,69% về giá trị.

    Tổng khối lượng bán ra đạt 2.698.650 đơn vị, tương ứng 145.195.534.000 đồng, chiếm 4,39% tổng giao dịch toàn thị trường về mặt khối lượng, chiếm 4,77% về mặt giá trị. Lượng mua ròng là 257.240 đơn vị, tương ứng 24.843.314.000 đồng.

    Mặc dù tổng khối lượng mua vào không cao nhưng khối ngoại vẫn tiếp tục gom EIB. Tổng khối lượng EIB được NĐTNN mua vào đạt 400.860 đơn vị, tương ứng 10.912.267.000 đồng. Không có đơn vị EIB nào bị bán ra.

    Bên cạnh EIB, khối ngoại còn mua vào các mã như ITA (293.730 đơn vị), VNM (240.640 đơn vị), HT1 (199.950 đơn vị), HAG (165.770 đơn vị), BVH (162.110 đơn vị), SSI (112.050 đơn vị), VCB (103.810 đơn vị), NTL (97.220 đơn vị), ..

    Ở chiều ngược lại, PPC là mã bị NĐTNN bán ra với khối lượng rất lớn, đạt 732.010 đơn vị, tương ứng 18.353.708.000 đồng. Trong khi đó lượng mua vào PPC chỉ đạt 32.920 đơn vị, tương ứng 829.835.000 đồng.

    Ngoài PPC, khối ngoại còn xả mạnh HAG (199.450 đơn vị), CII (149.910 đơn vị), PVD (142.000 đơn vị), VIS (138.710 đơn vị), BVH (125.000 đơn vị), VNM (119.120 đơn vị), HT1 (111.720 đơn vị), STB (98.530 đơn vị), ..

    Sàn Hà Nội

    Trên sàn Hà Nội, khối ngoại tiếp tục mua ròng mặc dù lượng giao dịch vẫn rất khiêm tốn. Tổng khối lượng mua vào đạt 425.900 đơn vị, tương ứng 19.819.730.000 đồng. Lượng bán ra chỉ đạt 215.100 đơn vị, tương ứng 15.156.130.000 đồng.

    KBC tiếp tục là cổ phiếu được NĐTNN mua vào nhiều nhất với khối lượng đạt 149.400 đơn vị, tương ứng 11.202.940.000 đồng. Trong khi đó lượng bán ra KBC cũng khá lớn 134.600 đơn vị, tương ứng 10.155.010.000 đồng.

    Bên cạnh KBC, khối ngoại còn mua vào các mã khác như BCC (100,300 đơn vị), DBC (52.600 đơn vị), SHB (20.700 đơn vị), VCG (38.100 đơn vị), VNR (15.200 đơn vị), KLS (20.600 đơn vị), ..

    Ở chiều ngược lại, KBC cũng là mã bị NĐTNN bán ra nhiều nhất với 134.600 đơn vị, tương ứng 10.155.010.000 đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay, KBC tăng 3.100 đồng/CP, tương ứng 4,3% và đóng cửa ở mức 75.800 đồng/CP.

    Ngoài KBC, khối ngoại còn bán ra NTP (20.000 đơn vị), VCG (20.000 đơn vị), S55 (12.200 đơn vị), CDC (9.600 đơn vị), VC7 (9.800 đơn vị),

  3. #13
    imported_dinhnghiseo Guest
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:30

    NĐT chốt lời lại nhấn chìm VN-Index

    Tăng hơn 10 điểm ngay từ đầu phiên nhưng xu hướng chốt lời của NĐT mua được hàng giá rẻ từ phiên đầu tuần đã một lần nữa nhấn chìm VN-Index khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, 06/11/2009.

    Chốt phiên, VN-Index quay đầu giảm nhẹ 0,66 điểm (0,12%) và đứng ở mức 554,88 điểm bất chấp việc chỉ số công nghiệp Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2009.


    Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 61,06 triệu đơn vị và giá trị giao dịch là 2.935 tỷ đồng, tăng 6,50% về khối lượng và tăng 16,76% về giá trị giao dịch.


    Tưởng chừng như thị trường sẽ có một phiên giao dịch bùng nổ khi mở cửa với hàng loạt mã chứng khoán tăng trần. VN-Index kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa với mức tăng 10,16 điểm để vượt qua ngưỡng 565 điểm.


    Tuy nhiên, áp lực chốt lời của NĐT lướt sóng đã khiến cho sức cầu ngày một yếu dần. Mức tăng của VN-Index chậm dần trong đợt khớp lệnh liên tục và chỉ còn tăng 3,92 điểm sau đợt khớp lệnh liên tục, trước khi giảm 0,66 điểm vào cuối phiên.


    Thống kê cho thấy, có 58 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 20 mã đứng giá tham chiếu trên sàn HOSE.


    Nếu như đầu phiên toàn bộ các cổ phiếu lớn nhỏ đều tăng giá, về cuối phiên, tốp các mã có mức vốn hóa lớn nhất sàn HOSE chỉ ghi nhận VNM đứng giá tham chiếu 84.000 đồng/cp và BVH tăng 200 đồng lên lên 34.000 đồng/cp.


    Còn lại các mã blue-chips khác đều giảm giá như: CTG giảm 400 đồng còn 33.000 đồng/cp; DPM giảm 1.600 đồng còn 40.800 đồng/cp; EIB giảm 300 đồng còn 27.000 đồng/cp; HAG giảm 34.000 đồng còn 79.000 đồng/cp; FPT giảm 2.500 đồng còn 82.000 đồng/cp; PVD giảm 2.500 đồng còn 83.500 đồng/cp; PVF giảm 500 đồng còn 35.000 đồng/cp; SSI giảm 1.000 đồng còn 88.500 đồng/cp; STB giảm 500 đồng còn 29.000 đồng/cp; VCB giảm 1.500 đồng còn 51.500 đồng/cp.


    Trên sàn Hà Nội, HNX-Index sau những phút đầu hào hứng cũng đã quay đầu giảm điểm. Chốt phiên, chỉ số này giảm 1,13 điểm (0,59%) còn 189,14 điểm.


    Khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 34,64 triệu đơn vị và giá trị giao dịch là 1,51 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 107 mã cổ phiếu tăng giá, 104 mã giảm giá và 24 mã đứng giá tham chiếu.Các mã cổ phiếu lớn quay đầu giảm giá như ACB, BTS, BVS, PVI, PVS, PVX…


  4. #14
    imported_dinhnghiseo Guest
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:32

    Ước vọng 1 tỉ Đô la Mỹ và mã số tự doanh

    Bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam.

    Gần 400 nhà đầu tư cá nhân Singapore tham dự hội thảo “Engage Vietnam: Watch ASEAN’s Tiger Cub Grow” (Đầu tư vào Việt Nam: cùng quan sát sự lớn dậy của tiểu hổ ASEAN) do Công ty KimEng tổ chức tại đảo quốc Sư tử ngày thứ Bảy cuối tuần, đã không một ai bỏ về dù ngày trước đó Dow Jones giảm tới 249 điểm.

    Những bài tham luận về thị trường chứng khoán Việt Nam được đón nhận với sự chú ý cao độ. Nhưng bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam. Họ không khỏi băn khoăn khi biết để có được mã số giao dịch (trading code) họ phải chờ khoảng 30 ngày với những thủ tục vô cùng phức tạp.

    1.000 điểm cho VN-Index vào năm 2011

    Trao đổi với báo giới, một lãnh đạo của Công ty KimEng nói rằng doanh số giao dịch 1 tỉ Đô la Mỹ/ngày của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM sẽ không còn xa. Hiện nay chứng khoán Việt Nam mới chỉ giao dịch 2,5 giờ/ngày vào buổi sáng, nhưng doanh số hai sàn đã đạt bình quân khoảng 350 triệu Đô la Mỹ/ngày trong tháng 10/2009. Những ngày doanh số thị trường vọt lên 400-500 triệu Đô la đang tăng lên.

    Nếu được giao dịch liên tục, cả sáng và chiều như tất cả thị trường các nước ASEAN, doanh số chứng khoán Việt Nam sẽ mau chóng chiếm vị trí thứ hai khu vực, chỉ sau Singapore (chừng 2 tỉ Đô la Singapore/ngày).

    Hiện nay doanh số của thị trường Việt Nam đã cao hơn Philippines, gần bằng Indonesia và Thái Lan. Doanh số của chứng khoán Thái Lan khoảng 500 triệu Đô la Mỹ/ngày và họ giao dịch suốt từ sáng đến chiều.

    Sự “bùng nổ” thanh khoản có sức hút đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài. Ông Cheah King Yoong, Giám đốc nghiên cứu phân tích của KimEng Việt Nam, nhận xét chứng khoán Việt Nam đã qua giai đoạn “tiểu học” (sơ cấp) và đang bước vào giai đoạn “trung học” (thứ cấp).

    Gói kích cầu tương đương 10% GDP của Việt Nam đã đưa kinh tế tăng trưởng trở lại nhanh thứ hai ở châu Á chỉ sau Trung Quốc. Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn cả về ngắn hạn, trung và dài hạn do độ lớn nhanh của thị trường, do tính đầu cơ cao và nhất là do người dân chưa được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

    “Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Hồng Kông, các tổ chức nước ngoài rất muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ chưa thể do mức vốn hóa của thị trường còn nhỏ, ước 40 tỉ Đô la Mỹ hai sàn, và không có nhiều công ty vốn hóa tầm 1 tỉ Đô la Mỹ cho họ lựa chọn” - ông Cheah King Yoong nói - “Tuy nhiên, họ chưa biết các ngân hàng vốn hóa lớn như Eximbank đang tiếp tục niêm yết. Nước ngoài đang hướng tới các thị trường cận biên và Việt Nam là một trong những thị trường đó. Trong khối ASEAN, chỉ còn thị trường Việt Nam và Campuchia là chưa được khai thác, nhưng thị trường Campuchia chưa ra đời, vì thế, Việt Nam là thị trường duy nhất còn lại”.

    Trong khi KimEng cho rằng VN-Index sẽ lên 1.000 điểm vào năm 2011, ông Roger Tan, Phó chủ tịch của SIAS Research Pte Ltd, nhấn mạnh những con số thuyết phục về độ rủi ro và lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang lại cho nhà đầu tư. Tỷ lệ lợi nhuận từ thị trường Việt Nam là 7,9%/năm và mức rủi ro là 21,4%/năm so với 4,9% và 19,9% của các thị trường mới nổi; 7,8% và 39,1% của Trung Quốc; 3,2% và 20,5% của châu Á (trừ Nhật Bản); 3,5% và 16% của toàn thế giới.

    Như vậy tỷ lệ lợi nhuận của thị trường Việt Nam là khá cao, cao hơn thị trường Trung Quốc, các nước mới nổi và gấp hơn hai lần mức của thế giới.

    Vẫn những câu hỏi chưa có lời đáp

    Các nhà đầu tư Singapore đặc biệt quan tâm đến việc chuyển tiền vào - tiền ra khi mua bán chứng khoán, sự biến động của tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ - tiền đồng, việc trả cổ tức trực tiếp vào thẳng tài khoản của khách hàng và mức thuế, nếu có, từ năm 2010 là 0,1%/lần tổng giá trị cổ phiếu được bán. Những chỉ số của bội chi ngân sách, lãi suất huy động nội tệ của ngân hàng... họ thấy có thể chấp nhận.

    Tuy nhiên, tất cả đã ồ lên khi những diễn giả bắt đầu: “Chúng tôi lấy làm tiếc là nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản, không được mua bán khống, không được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày...”.

    Và khi trên màn hình hiện lên những điều kiện mà người nước ngoài phải đáp ứng để mở một tài khoản giao dịch tại Việt Nam, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. Họ thắc mắc vì sao phải có mã số giao dịch, vì sao phải có giấy chứng nhận bắt buộc không vi phạm pháp luật nước họ, vì sao phải mất tới 30 ngày làm thủ tục... rất nhiều những câu hỏi vì sao khác.

    Trong số những nhà đầu tư cá nhân dự hội thảo sáng thứ bảy ấy, có những cụ bà, cụ ông da nhăn nheo, tóc bạc, họ chắc phải trên 70 tuổi. Họ là những nhà đầu tư kỳ cựu. Có lẽ họ không phí thời gian để tiếp cận thông tin về thị trường Việt Nam nếu không quan tâm đến đất nước chúng ta. Họ tìm kiếm lợi nhuận và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, song họ khó vượt qua rào cản thủ tục.

    Giá mà có một vài quan chức của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có mặt hôm ấy để chứng kiến mối quan tâm nhiệt tình đến thị trường và sự thất vọng của họ về thủ tục mở tài khoản giao dịch dành cho người nước ngoài.

    Đã hai năm, đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giao dịch ký quỹ, mở hai tài khoản, mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày còn nằm trên bàn Bộ Tài chính. Xúc tiến đầu tư gián tiếp phải chăng cần bắt đầu từ cải thiện thủ tục đầu tư, may những chiếc áo mới cho nền kinh tế hội nhập và đang bước vào tuổi trưởng thành!

  5. #15
    GKxyouio Guest
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:34

    Chút lạc quan cho chứng khoán cuối năm...

    Nhiều nhận định cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống trong tháng 11. Tuy vậy, ở góc nhìn lạc quan hơn, một số chuyên gia cho rằng thị trường vẫn có cơ hội đi lên.

    Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, chỉ số VN-Index đã giảm tới 13,5%, tương đương 84,5 điểm. Nhiều nhận định cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống trong tháng 11. Tuy vậy, ở góc nhìn lạc quan hơn, một số chuyên gia cho rằng thị trường vẫn có cơ hội đi lên.

    Nhiều áp lực

    Sau một chuỗi tăng điểm kéo dài đến 8 tháng, thị trường tháng 11 đang đối đầu với nhiều áp lực mới.

    Thị trường chứng khoán thế giới đã có được những bước tăng trưởng khá tốt trong tháng 10 nhưng trong những phiên đầu tháng 11 sự "lình xình" đã thể hiện rõ khi niềm tin vào quá trình phục hồi kinh tế của người dân nước Mỹ có phần suy giảm. Chính nhân tố này cũng phần nào tác động đến tâm lý nhà đầu tư Việt Nam và tạo nên các phiên giảm điểm vào cuối tháng 10, đầu tháng 11.

    Bên cạnh đó, việc tăng trưởng tín dụng đã vượt quá mục tiêu khiến những lo ngại đến nguồn cung tiền bị hạn chế cũng như rủi ro chính sách phần nào đã ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán. Tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 30-10 đã tăng 33,29% so với ngày 31-12-2008, vượt 3,29% so với chỉ tiêu tăng trưởng của năm nay là 30%.

    Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng của các ngân hàng và nhà đầu tư sẽ chịu hệ lụy khi vốn đầu tư vào chứng khoán một phần không nhỏ là tiền vay từ ngân hàng qua các hình thức đòn bẩy tài chính hoặc vay tiêu dùng…

    Việc sử dụng đòn bẩy tài chính, theo ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Âu Việt, đã hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường trong hai tháng 9 và 10, đưa giá trị giao dịch lập kỷ lục mới với hơn 9.000 tỉ đồng trên cả 2 sàn và chỉ số VN-Index vượt qua mốc 600 điểm.

    Tuy vậy, hậu quả của việc sử dụng đòn bẩy là khi thị trường có chiều hướng đi xuống, cổ phiếu bị bán ra cắt lỗ ào ạt đã khiến thị trường giảm nhanh như những ngày vừa qua.

    Hiện đã có nhiều công ty rút bớt các hình thức hỗ trợ dạng đòn bẩy, trong đó có việc hạn chế cho vay cầm cố. Trong ngắn hạn, điều này sẽ làm cho thị trường bớt đi một dòng tiền lớn nhưng cũng góp phần giảm bớt những rủi ro cho thị trường về dài hạn.

    Còn theo báo cáo chiến lược đầu tư của Công ty chứng khoán Rồng Việt thì trong 2 tháng cuối năm sẽ có gần 30 cổ phiếu niêm yết tại 2 sàn với khối lượng lên đến gần 1,217 tỉ cổ phiếu, cộng thêm 1,4 tỉ cổ phiếu phát hành thêm thì lượng cung sẽ tăng lên rất cao so với hiện nay. Nếu dòng tiền không gia tăng thì áp lực lên thị trường là điều chắc chắn xảy ra.

    … nhưng vẫn có chiều hướng tích cực

    Tuy áp lực vẫn đè nặng lên thị trường nhưng ở nhiều góc độ khác, các phân tích vẫn cho rằng còn khá nhiều dấu hiệu tích cực.

    Theo nhận định của Phòng phân tích thuộc Công ty chứng khoán Rồng Việt thì tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những bước tiến tốt như mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5-5,2% trong năm nay là có thể đạt được và mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho năm 2010 cũng không phải là quá xa vời.

    Thậm chí một số các tổ chức kinh tế dự báo Việt Nam có thể tăng trưởng cao hơn mức này: Standard Chartered Bank nâng dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 5% lên 6,7% cho năm 2010 và từ 6% lên 7,2% cho năm 2011; Credit Suisse dự báo tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 là 8,5% ...

    Việc tăng thêm gói kích cầu thứ 2 mặc dù không đáp ứng được nhiều mong muốn của thị trường chứng khoán nhưng theo tiến sĩ Phạm Đỗ Chí thì đó là bước đi là hợp lý. Vì nó sẽ là bước đệm cho doanh nghiệp khi tình hình kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục.

    Việc hỗ trợ trong thời gian qua cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thua lỗ như cuối năm 2008 và thông tin về gói kích thích thứ 2 dù liều lượng có thấp hơn nhưng phần nào cũng giúp doanh nghiệp tiếp tục đứng vững trong năm 2010.

    Tổng lợi nhuận lũy kế 9 tháng của toàn thị trường theo tính toán của Công ty chứng khoán Rồng Việt là đã tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2008. Lợi nhuận tốt cũng khiến chỉ số P/E (giá trị trường trên thu nhập của mỗi cổ phiếu) tính đến cuối tháng 10 đã giảm so với tháng trước.

    Theo ông Lê Anh Thi thì với chỉ số P/E là 14 (tính lợi nhuận của 4 quý gần nhất) thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn hơn so với nhiều nước khác trong khu vực và đó sẽ là cơ hội để có thêm những nhà đầu tư mới.

    Cũng có tâm lý lạc quan. Ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học kinh tế TPHCM cho rằng trong khi các kênh đầu tư khác hiện khó thu hút vốn, như vàng đã ở mức giá khá cao, kênh tiết kiệm chắc chắn khó hấp dẫn vì lãi suất không cao, kênh đầu tư bất động sản vẫn chưa thực sự hồi phục tốt thì thị trường chứng khoán với mức lợi nhuận tốt hơn hẳn sẽ là một kênh đầu tư được lựa chọn. Và ông cho rằng việc thị trường đi xuống là cơ hội cho nhiều nhà đầu tư mới muốn đến với chứng khoán khi nhiều mã cổ phiếu đã quay về mức giá thấp hơn.

    Còn ông Phạm Đỗ Chí thì cho rằng, thị trường có thể giằng co, và xuống đến 490 điểm trong tháng 11 nhưng sau đó sẽ bật trở lại khi việc bán tháo cổ phiếu không còn nữa và những con số lợi nhuận tốt của cả năm được công bố.

    Phòng phân tích đầu tư của Công ty chứng khoán Rồng Việt cũng cho rằng trong ngắn hạn thị trường có thể có những phiên điều chỉnh giảm nhưng xu hướng trong trung và dài hạn vẫn là đi lên.

    Và nhà đầu tư có thể xem xét các cổ phiếu của những công ty có hoạt động kinh doanh tốt, thuộc các nhóm ngành như tiêu dùng, nguyên liệu cơ bản, vật liệu xây dựng, dầu khí để đầu tư.

    TBKTSG

  6. #16
    Guest
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:34


    Phiên giao dịch cuối tuần: Bull-trap!


    Thông tin chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh mẽ đã tạo cú huých khá mạnh cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu phiên giao dịch sáng nay. Sau phiên tăng điểm ấn tượng hôm qua (5/11), tâm lý nhà đầu tư được củng cố thêm khiến nhiều nhà đầu tư “sốt sắng” tung nhiều lệnh mua với giá cao với hy vọng tranh mua để đón nhận đợt sóng mới của thị trường. Tuy nhiên, lượng lớn cổ phiếu “bị kẹt” ở mức giá cao trước cũng chỉ chờ có thể để “thoát chạy”.

    Chính điều này đã kéo thị trường từ từ đi xuống. Có thể nói, đây lại là một phiên giao dịch “bull-trap” điển hình của chứng khoán Việt Nam.

    Tinh thần lạc quan và tràn trề hy vọng về thị trường chứng khoán trong thời gian tới đã giúp VN-Index tăng khá khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Mở cửa phiên giao dịch, nhiều nhà đầu tư sợ “lỡ tàu” đã sốt sắng đặt lệnh giá trần và ATO, trong khi những người bán đang có dấu hiệu găm hàng. Bảng điện tử giao dịch bao phủ bởi một màu xanh trong đó khá nhiều cổ phiếu tăng hết biên độ cho phép.

    Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 10,16 điểm lên 565,7 điểm (tăng 1,83%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 6.787.700 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 304,98 tỷ đồng.

    Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán ra mạnh đã kéo nhiều cổ phiếu tăng chậm lại. Chỉ số VN-Index từ từ “hạ nhiệt”. Lo ngại về một phiên “bull-trap” khiến nhiều nhà đầu tư bên mua thận trọng hơn, trong khi đó, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trong tài khoản đẩy mạnh bán ra.

    Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index chỉ còn tăng 3,92 điểm, lên 559,46 điểm (tăng 0,71%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 47.681.040 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 2.279,60 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/11/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 554,88 điểm, giảm 0,66 điểm (-0,12%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 56.595.440 đơn vị, tăng 4,54% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.682,101 tỷ đồng, tăng 13,21%.

    Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 4.278.410 đơn vị, với tổng giá trị hơn 243,37 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 59.106.580 đơn vị (+3,10%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.823,821 tỷ đồng (+12,32%).

    Trong số 185 mã trên bảng điện tử, toàn thị trường có 58 mã tăng giá, 107 mã giảm và 20 đứng giá.

    Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 cổ phiếu tăng giá và đều tăng kịch trần là VIC, HAG, MSN. Ngoài ra, có 6 mã giảm giá và 1 mã đứng giá là VNM.

    Cụ thể, VIC tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (+4,65%), đạt 90.000 đồng. MSN tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (+4,86%), đạt 45.300 đồng. BVH tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,59%), đạt 34.000 đồng.

    CTG giảm 400 đồng/cổ phiếu (-1,20%), còn 33.000 đồng. PVF giảm 500 đồng/cổ phiếu (-1,41%), còn 35.000 đồng. VCB giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-2,83%), còn 51.500 đồng. DPM giảm 1.600 đồng/cổ phiếu (-3,77%), còn 40.800 đồng. HAG giảm 34.000 đồng/cổ phiếu (-30,09%), còn 79.000 đồng.

    Mã EIB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với gần 3,1 triệu đơn vị (chiếm 5,39% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 27.000 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (-1,10%).

    Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 21,29% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

    Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng có mức tăng 4,97% là HT2, HDC lên các mức giá tương ứng là 16.900 đồng/cổ phiếu và 84.500 đồng/cổ phiếu.

    Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì CSM là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 108.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 599 nghìn cổ phiếu.

    Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng giá, 2 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 11.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 300 đồng (-1,76%), chỉ còn 16.700 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 200 đồng (-3,13%), chỉ còn 6.200 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 200 đồng (+3,28%), đạt 6.300 đồng/chứng chỉ quỹ.

    Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 88 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.882.890 đơn vị, bằng 5,08% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

    Trong đó, EIB được họ mua vào nhiều nhất với 400.860 đơn vị, chiếm 13,11% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như ITA (293.730 đơn vị), VNM (240.640 đơn vị), HT1 (199.950 đơn vị) và HAG (165.770 đơn vị).

    Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DHG (81,82%), BMI (77,61%), VNM (74,89%), DMC (74,17%) và HT1 (74,04%).

  7. #17
    Guest
    TP.HCM: Sốt đất?

    Gây náo loạn vì không được bốc thăm mua đất

    Khách hàng đến tham dự bốc thăm quyền mua bất động sản trong dự án The Green River (Bình Dương), đang ngồi xổm tại cao ốc Tuổi Trẻ ngày 1/11.
    Ngày 1/11, nhiều người đã kéo đến chi nhánh Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật (Becamex IJS) tại cao ốc Tuổi Trẻ (Phú Nhuận, TP HCM) "làm dữ" vì không được tham gia bốc thăm quyền mua nền đất dù đã nộp 30 triệu đồng tiền đặt chỗ.

    Theo nhóm người này, cách đây vài hôm, họ nhận được thư mời ngày 1/11 đến cao ốc Tuổi Trẻ tham dự lễ bốc thăm mua nhà đất trong dự án The Green River, tức Khu dân cư Ấp 5B Thới Hòa. Dự án thuộc Khu Công nghiệp và Dân cư Thới Hòa tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

    Tuy nhiên, do đến trễ 5-10 phút so với quy định nên họ đã bị bảo vệ ngăn không cho vào bên trong, nơi diễn ra các hoạt động chính của buổi bốc thăm. Một số khách hàng cho hay, họ đã đóng tiền đặt chỗ, nhưng lại không nhận được thư mời hoặc được nhân viên công ty mời bằng điện thoại, có giấy ủy quyền, cũng không được cho vào. Vì vậy, tất cả tụ tập phía trước tòa nhà, một số ngồi trên các bậc cầu thang lên xuống, chờ, khá lộn xộn.

    Tại đây cũng xuất hiện nhân viên của các công ty bất động sản khác gạ mua lại sản phẩm của những khách hàng được quyền mua, với giá 5 triệu đồng một trường hợp.

    Chúng tôi ghi nhận được, hai tuần trước, nhiều khách hàng, nhà đầu tư đã nộp 30 triệu đồng tiền đặt chỗ để được tham dự lễ bốc thăm may mắn một trong hơn 1.000 bất động sản trong dự án The Green River. Sau đó, khách hàng sẽ tham gia vòng bốc thăm để xác định được mua loại bất động sản nào là nhà phố hay biệt thự, diện tích, vị trí, quy mô nhà đất được mua. Khi đã nộp 100-200 triệu đồng, khách hàng sẽ chính thức làm hợp đồng đặt cọc với công ty. Trong một hợp đồng mẫu có điều khoản ràng buộc, nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn sẽ bị phạt 1% số tiền sẽ thanh toán nhưng không được quá 15 ngày.

    Nếu khách hàng thanh toán cho công ty trễ hạn 15 ngày sẽ chịu phạt với số tiền 100 triệu đồng và quyền mua căn nhà trên bị hủy bỏ. Khi đó công ty có toàn quyền quyết định bán căn nhà trên cho người khác. Sau khi đóng đủ tiền đất, giữa hai bên mới chính thức ký kết Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức ứng tiền trước.

    Trong mẫu Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức ứng tiền trước, có các điều khoản: chỉ khi khách hàng đóng 95% tổng số tiền thì hai bên mới chính thức ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Hợp đồng xây dựng nhà.

    Theo hình thức này, bên mua bất động sản không mua sản phẩm vì bất cứ lý do gì cũng phải mất toàn bộ tiền cọc. Ngoài ra, trong các mẫu hợp đồng không hề đề cập đến trách nhiệm nếu việc giao đất nhà không đúng hạn, chủ đầu tư đơn phương hủy hợp đồng hay vi phạm các giao kết, hoặc do pháp lý chưa ổn.

    Theo nhân viên Công ty Becamex IJS, dự án đang trong giai đoạn san lấp làm hạ tầng, đường, điện, cống thoát nước. Đầu tháng 11, khách hàng sẽ bốc thăm chọn sản phẩm trước và giao trên “giấy” tờ sau khi hoàn tất việc nộp tiền. Đến năm 2010 sẽ chính thức giao nền đất trên thực tế.

  8. #18
    nhaccuvip Guest
    Trích dẫn Gửi bởi VN1000
    Thứ Bảy, 07/11/2009 06:32

    Ước vọng 1 tỉ Đô la Mỹ và mã số tự doanh

    Bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam.

    Gần 400 nhà đầu tư cá nhân Singapore tham dự hội thảo “Engage Vietnam: Watch ASEAN’s Tiger Cub Grow” (Đầu tư vào Việt Nam: cùng quan sát sự lớn dậy của tiểu hổ ASEAN) do Công ty KimEng tổ chức tại đảo quốc Sư tử ngày thứ Bảy cuối tuần, đã không một ai bỏ về dù ngày trước đó Dow Jones giảm tới 249 điểm.

    Những bài tham luận về thị trường chứng khoán Việt Nam được đón nhận với sự chú ý cao độ. Nhưng bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam. Họ không khỏi băn khoăn khi biết để có được mã số giao dịch (trading code) họ phải chờ khoảng 30 ngày với những thủ tục vô cùng phức tạp.

    1.000 điểm cho VN-Index vào năm 2011

    Trao đổi với báo giới, một lãnh đạo của Công ty KimEng nói rằng doanh số giao dịch 1 tỉ Đô la Mỹ/ngày của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM sẽ không còn xa. Hiện nay chứng khoán Việt Nam mới chỉ giao dịch 2,5 giờ/ngày vào buổi sáng, nhưng doanh số hai sàn đã đạt bình quân khoảng 350 triệu Đô la Mỹ/ngày trong tháng 10/2009. Những ngày doanh số thị trường vọt lên 400-500 triệu Đô la đang tăng lên.

    Nếu được giao dịch liên tục, cả sáng và chiều như tất cả thị trường các nước ASEAN, doanh số chứng khoán Việt Nam sẽ mau chóng chiếm vị trí thứ hai khu vực, chỉ sau Singapore (chừng 2 tỉ Đô la Singapore/ngày).

    Hiện nay doanh số của thị trường Việt Nam đã cao hơn Philippines, gần bằng Indonesia và Thái Lan. Doanh số của chứng khoán Thái Lan khoảng 500 triệu Đô la Mỹ/ngày và họ giao dịch suốt từ sáng đến chiều.

    Sự “bùng nổ” thanh khoản có sức hút đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài. Ông Cheah King Yoong, Giám đốc nghiên cứu phân tích của KimEng Việt Nam, nhận xét chứng khoán Việt Nam đã qua giai đoạn “tiểu học” (sơ cấp) và đang bước vào giai đoạn “trung học” (thứ cấp).

    Gói kích cầu tương đương 10% GDP của Việt Nam đã đưa kinh tế tăng trưởng trở lại nhanh thứ hai ở châu Á chỉ sau Trung Quốc. Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn cả về ngắn hạn, trung và dài hạn do độ lớn nhanh của thị trường, do tính đầu cơ cao và nhất là do người dân chưa được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

    “Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Hồng Kông, các tổ chức nước ngoài rất muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ chưa thể do mức vốn hóa của thị trường còn nhỏ, ước 40 tỉ Đô la Mỹ hai sàn, và không có nhiều công ty vốn hóa tầm 1 tỉ Đô la Mỹ cho họ lựa chọn” - ông Cheah King Yoong nói - “Tuy nhiên, họ chưa biết các ngân hàng vốn hóa lớn như Eximbank đang tiếp tục niêm yết. Nước ngoài đang hướng tới các thị trường cận biên và Việt Nam là một trong những thị trường đó. Trong khối ASEAN, chỉ còn thị trường Việt Nam và Campuchia là chưa được khai thác, nhưng thị trường Campuchia chưa ra đời, vì thế, Việt Nam là thị trường duy nhất còn lại”.

    Trong khi KimEng cho rằng VN-Index sẽ lên 1.000 điểm vào năm 2011, ông Roger Tan, Phó chủ tịch của SIAS Research Pte Ltd, nhấn mạnh những con số thuyết phục về độ rủi ro và lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang lại cho nhà đầu tư. Tỷ lệ lợi nhuận từ thị trường Việt Nam là 7,9%/năm và mức rủi ro là 21,4%/năm so với 4,9% và 19,9% của các thị trường mới nổi; 7,8% và 39,1% của Trung Quốc; 3,2% và 20,5% của châu Á (trừ Nhật Bản); 3,5% và 16% của toàn thế giới.

    Như vậy tỷ lệ lợi nhuận của thị trường Việt Nam là khá cao, cao hơn thị trường Trung Quốc, các nước mới nổi và gấp hơn hai lần mức của thế giới.

    Vẫn những câu hỏi chưa có lời đáp

    Các nhà đầu tư Singapore đặc biệt quan tâm đến việc chuyển tiền vào - tiền ra khi mua bán chứng khoán, sự biến động của tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ - tiền đồng, việc trả cổ tức trực tiếp vào thẳng tài khoản của khách hàng và mức thuế, nếu có, từ năm 2010 là 0,1%/lần tổng giá trị cổ phiếu được bán. Những chỉ số của bội chi ngân sách, lãi suất huy động nội tệ của ngân hàng... họ thấy có thể chấp nhận.

    Tuy nhiên, tất cả đã ồ lên khi những diễn giả bắt đầu: “Chúng tôi lấy làm tiếc là nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản, không được mua bán khống, không được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày...”.

    Và khi trên màn hình hiện lên những điều kiện mà người nước ngoài phải đáp ứng để mở một tài khoản giao dịch tại Việt Nam, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. Họ thắc mắc vì sao phải có mã số giao dịch, vì sao phải có giấy chứng nhận bắt buộc không vi phạm pháp luật nước họ, vì sao phải mất tới 30 ngày làm thủ tục... rất nhiều những câu hỏi vì sao khác.

    Trong số những nhà đầu tư cá nhân dự hội thảo sáng thứ bảy ấy, có những cụ bà, cụ ông da nhăn nheo, tóc bạc, họ chắc phải trên 70 tuổi. Họ là những nhà đầu tư kỳ cựu. Có lẽ họ không phí thời gian để tiếp cận thông tin về thị trường Việt Nam nếu không quan tâm đến đất nước chúng ta. Họ tìm kiếm lợi nhuận và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, song họ khó vượt qua rào cản thủ tục.

    Giá mà có một vài quan chức của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có mặt hôm ấy để chứng kiến mối quan tâm nhiệt tình đến thị trường và sự thất vọng của họ về thủ tục mở tài khoản giao dịch dành cho người nước ngoài.

    Đã hai năm, đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giao dịch ký quỹ, mở hai tài khoản, mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày còn nằm trên bàn Bộ Tài chính. Xúc tiến đầu tư gián tiếp phải chăng cần bắt đầu từ cải thiện thủ tục đầu tư, may những chiếc áo mới cho nền kinh tế hội nhập và đang bước vào tuổi trưởng thành!</font>
    <font color="Green">Bài viết hay quá. Đúng là không ở đâu như ở VN này, thủ tục hành chính không thu gọn mà nhiều khi còn rối rắm như tơ vò. Thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào công ty VN chư niêm yết còn khủng khiếp hơn. Em đang làm thủ tục cho một công ty nước ngoài tham gia góp vốn vào công ty VN mà phải qua: Bộ công thương, bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư và thời gian hoàn thành là chưa thể biết. Pó tay.

  9. #19
    imported_starphar1905 Guest
    Nhà đất Hà Nội:

    Nhà đầu tư gom đất phía Tây chờ... “sốt”

    Hàng loạt dự án được "bung" khi sức "nóng" của thị trường tăng.
    Giá đất ở phía Tây tăng mạnh đặc biệt là những khu vực được coi là tập trung phát triển ở Hà Nội. Theo nhận định của giới chuyên môn, các nhà đầu tư ngắn hạn đang “gom hàng” để trông chờ một cơn sốt đất mới như đã diễn ra năm 2007.

    “Sốt” đất, không chỉ trong các dự án


    Ông Nguyễn Mạnh Huy, tập đoàn Nam Cường cho biết: So với cách đây hai tháng, giá đất nền và căn hộ chung cư ở dự án Dương Nội đã tăng từ 20 - 30% và dự báo sẽ còn tăng tiếp.

    Điển hình, đất biệt thự được rao bán với giá trên 35 triệu đồng/m2, căn liền kề được bán với giá 22 triệu đồng/m2. Thậm chí căn ở vị trí đắc địa, sát đường lớn, nhìn ra hồ nước lên đến 40 - 50 triệu đồng/m2.

    Không chỉ Dương Nội, các dự án ở Văn Quán, Văn Khê, Xa La… cũng đồng loạt tăng giá. Trong đó, căn hộ chung cư ở Văn Quán hiện đang rao ở mức từ 23 - 25 triệu đồng/m2, ở Xa La khoảng 16 - 18 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn hẳn so với thời điểm đầu năm, lần lượt khoảng 17 - 18 triệu đồng và 14 - 15 triệu đồng/m2.

    Nếu so với căn hộ ở dự án Văn Khê thì tốc độ tăng này còn khiêm tốn, bởi theo một số công ty môi giới BĐS, cách đây khoảng 1 tháng, giá đất nền và căn hộ thuộc dự án này đã tăng khoảng 5 - 7 triệu đồng/m2.

    Đáng chú ý là khách mua để ở chỉ chiếm chưa quá 30%, số còn lại là các nhà đầu tư, trong đó có cả những nhà đầu tư theo kiểu lướt sóng khiến giá liên tục bị đẩy lên cao. Nhiều người cũng nghe ngóng nên tỷ lệ giao dịch thành công không nhiều.

    Sức “nóng” của giá đất đã “tìm” đến cả những làng quê ở phía Tây thuộc địa phận Hà Nội. Cách đây vài ngày, vượt qua khoảng hơn 15 km tính từ trung tâm thành phố, chúng tôi có mặt tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội).

    Không khí buôn bán đất cũng không kém phần nhộn nhịp. Một “cò” đất dẫn chúng tôi đi đến một mảnh nằm ở địa phận giáp đê sông Hồng có diện tích 44m2, giá 400 triệu đồng (tương đương 9 triệu đồng/m2).

    Một mảnh khác có diện tích 130m2 nằm phía sâu hơn, ô tô không vào được mà cũng 8 triệu đồng/m2. Thậm chí, những mảnh có vị trí nằm gần đường lớn giá còn lên tới 20 - 30 triệu đồng/m2.

    Theo cụ Nguyễn Thị Lê (75 tuổi), người làng cho biết, cách đây khoảng 1 năm, chỗ này chỉ có giá 5 - 6 triệu đồng/m2. Lý giải cho sự tăng giá đột biến này, “cò” đất nói rằng: vì ở đây sắp có dự án…!

    Cơ hội “bung” các dự án

    Không phải ngẫu nhiên nhiều dự án lại được “bung” ra trong thời điểm này và nhiều trong số đó được tập trung tại những khu vực đang “nóng” về giá đất như: Hà Đông, Từ Liêm, Cầu Giấy, các khu vực từ Nam Thăng Long đến Mỹ Đình, Mễ Trì và Đông Hà, những khu vực có nhiều tuyến đường đang được đầu tư xây dựng…

    Điển hình như dự án Mulberry Lane nằm tại quận Hà Đông vừa được chủ đầu tư VinacapitaLand rao mà đã bán được 300 trên tổng số 1.500 căn hộ cao cấp chỉ trong 2 ngày với giá từ 1.350 đến 1.700 USD/m2.

    Hay như khu cao tầng Hemisco nằm trong khu đô thị Xa La vừa công bố hoàn thành xong móng nhưng chủ đầu tư cho biết toàn bộ hơn 400 căn hộ chung cư ở đây đã được bán hết. Hiện tại, mức giá trên thị trường đã lên cao hơn một vài triệu đồng so với giá gốc ban đầu là 13,5 triệu đồng/m2.

    Dự án FLC Landmark Tower ở đường Lê Đức Thọ (Mỹ Đình - Hà Nội) vừa mới khởi công cũng được chủ đầu tư tăng giá từ 23 triệu đồng/m2 lên tới 25 - 26 triệu đồng/m2…

    Đây chỉ là một vài dẫn chứng để thấy rằng việc tung sản phẩm ra thị trường vào thời điểm giá đất đang “nóng” sẽ tạo ra giá trị gia tăng tối đa cho các chủ đầu tư. Nhưng chính thời điểm này, một số chuyên gia BĐS cho biết: hiện các nhà đầu tư ngắn hạn đang “gom hàng” để trông chờ một cơn sốt đất mới như đã diễn ra vào năm 2007.

    Theo nhận định của Savills, hiện nay nguồn cung cho thị trường ở những khu vực được coi là tập trung phát triển của Hà Nội trong thời gian tới là rất lớn. Ước tính, từ nay đến năm 2012, sẽ có ít nhất 10.000 căn hộ được tung ra thị trường Hà Nội, trong đó có khoảng 34% thuộc huyện Từ Liêm, và khoảng 30% thuộc quận Cầu Giấy.

    Chính vì vậy, không chỉ những người mua nhà đất với nhu cầu thực sự để ở mà ngay cả những nhà đầu tư cũng cần phải tỉnh táo trong việc phán đoán khi thị trường xuất hiện nhân tố mới quan trọng so với thời điểm cách đây 2 năm!

  10. #20
    imported_starphar1905 Guest
    Bất động sản đang chạy đà cho năm 2010

    Khách hàng tham khảo thông tin nhà đất tại một quầy trưng bày bất động sản Vietreal 2009.
    Hàng loạt dự án đang thi nhau công bố, chọn đối tác trong tháng 10 với số lượng lên đến hàng nghìn căn tại TP. HCM. Các chuyên gia bất động sản dự báo rằng, quý IV sẽ là thời điểm giới kinh doanh địa ốc chạy đà cho năm 2010.
    Dù thị trường nhà đất diễn biến trầm lắng nhưng các doanh nghiệp vẫn tích cực tìm đối tác chiến lược để củng cố nội lực, chuẩn bị "hàng" nhằm đón điểm rơi của thị trường trong tương lai gần. Ngày 26/10, CTCP An Phú, Công ty TNHH MTV An Phú và Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh TP. HCM đã ký hợp đồng tín dụng cho dự án An Phú Plaza. Theo đó, Vietcombank cam kết tài trợ 180 tỷ đồng để xây dựng công trình An Phú Plaza, bắt đầu giải ngân từ tháng 10.

    Hôm 18/10, Công ty Lilama SHB khởi công dự án khu căn hộ Sài Gòn Lilama SHB Town tại quận Tân Phú. Khu căn hộ này cao 18 tầng, gồm 340 căn hộ, được chủ đầu tư hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên.

    Trước đó một ngày, CTCP Ñầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 và CTCP Ñầu tư xây dựng Lilama SHB đã tổ chức lễ khởi công dự án 584 Lilama SHB Plaza tại đường Nguyễn Văn Dung, quận Gò Vấp. Toàn khu này gồm 3 khối nhà, mỗi block cao 15 tầng nằm gần nhau là dạng căn hộ kết hợp trung tâm thương mại, khu vui chơi, công viên. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường 1.218 căn hộ.

    Đánh giá về diễn tiến thị trường bất động sản trong 9 tháng đầu năm, Công ty Savills nhận định, thị trường TP HCM đang dần ổn định, trong thời gian tới sẽ có nhiều biến chuyển với nguồn cung dồi dào, đa dạng. Thế mạnh sẽ rơi vào những dự án giải được bài toán thiết kế tốt, giá bán hợp lý.

    Trong báo cáo thị trường quý III của CBRE công bố ngày 13/10 đặc biệt nhấn mạnh đến số lượng căn hộ rất lớn sẽ tung ra thị trường từ quý IV đến đầu năm 2010. Cụ thể, cuối năm 2009 đến năm 2010 sẽ có 44 dự án nhà ở được công bố, cung cấp cho thị trường 22.560 căn hộ, rải đều ở các quận 1, 2, 9, 7.

    Báo cáo này còn chỉ ra hiện nay dòng sản phẩm căn hộ đang hút khách trên thị trường tầm 650-810 USD mỗi m2 tức 11,7 - 15 triệu đồng mỗi m2 và đang tăng giá ở mức ổn định 1-3,4% so với quý II. Mức tăng cao hơn (từ 3%-8%) đối với những căn hộ đã hoàn thiện hoặc những dự án nằm trong khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển, kết nối giao thông tốt. Tuy nhiên, việc tăng giá không được CBRE dự báo là điểm sáng của thị trường, bởi tính thanh khoản của sản phẩm sẽ có tính chất quyết định tất cả.

    Tổng giám đốc Điều hành Công ty CBRE Việt Nam, Marc Townsend cho biết: "Các dấu hiệu ổn định của nền kinh tế cùng với những biểu hiện tích cực của thị trường chứng khoán đã kích thích các nhà đầu tư và người mua nhà dần quay lại thị trường, dù con số này chưa nhiều".

    Theo ông Marc, những dấu hiệu này tuy mơ hồ nhưng đã cho thấy sự chuyển biến nhanh chóng trong các hoạt động mua bán, đặc biệt đối với các dự án nhà ở mới được chào bán. Dấu hiệu rõ nét nhất là niềm tin của các nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án mới ở Non Nước - Đà Nẵng, Hồ Tràm - Vũng Tàu, Mũi Né - Phan Thiết. Ông nhận định thêm, trong quý IV thị trường căn hộ tại TP HCM sẽ có nhiều biến chuyển tích cực hơn 1,5 năm qua và sẵn sàng chạy đà cho năm 2010.

    Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty địa ốc ACB (ACBR) Phạm Văn Hải cho rằng, tuy năm 2010 thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn nhưng đó không phải là thời điểm bùng nổ của bất động sản TP HCM. Bởi lẽ, theo ông, trong tương lai gần địa ốc sẽ khó xuất hiện tình trạng nóng sốt như trước đây vì sự dè dặt, hoài nghi của đại bộ phận khách hàng và nhà đầu tư vẫn chưa được giải tỏa hoàn toàn.

    Ông Hải còn cho rằng, quan điểm chung của Chính phủ là điều chỉnh thị trường nhà đất phát triển bền vững theo hướng ổn định bằng nhiều chính sách khác nhau. Chính vì thế, địa ốc sẽ diễn ra những cuộc sàng lọc gay gắt đối với các đối tượng tham gia như: khách hàng, nhà đầu tư, sàn giao dịch, các doanh nghiệp phát triển địa ốc.

    Chuyên gia này cho rằng, dù thị trường bất động sản được bổ sung nhiều sản phẩm nhưng giá nhà đất hiện nay vẫn còn rất cao so với đại bộ phận người dân. Vì lẽ đó, thị trường căn hộ tuy đầy tiềm năng trong năm 2010 nhưng lại kém hấp dẫn vì vẫn vướng ở bài toán giá cả.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-06-2018, 10:21 PM
  2. TLG: Bình luận về cổ phiếu TLG trước ngày cổ phiếu niêm yết bổ sung
    Bởi giangitnguyen trong diễn đàn Doanh nghiệp sàn HoSE
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 22-03-2017, 06:30 AM
  3. Chuyên trang bình luận cổ phiếu siêu hot, đi ngược thị trường
    Bởi mituot trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 29-09-2009, 10:25 AM
  4. Bàn luận về cổ phiếu sắp niêm yết Dzima - Công ty CP chế tạo máy Dĩ An
    Bởi thuynguyen1993 trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 21-12-2007, 03:29 AM
  5. Bình luận cổ phiếu NH trong thời gian tới
    Bởi trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-05-2007, 11:23 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •