Chủ đề: Kinh tế sẽ đi về đâu?
-
03-05-2009, 02:36 AM #11
- Ngày tham gia
- May 2023
- Bài viết
- 0
Các vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam
(Vietstock) - Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng
cao trong những năm qua nhưng có một số tồn tại trong nền kinh tế có
thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay
tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh
tế thế giới và những giải pháp của chính phủ.
Sau khi cải cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được những
bước tăng trưởng vượt bậc, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên một
cách nhanh chóng. Việt Nam cũng thu hút được nhiều quan tâm của các nhà
đầu tư nước ngoài, được thể hiện qua dòng vốn FDI và FPI chảy vào ngày
càng lớn.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sự
kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển kinh tế
của Việt Nam. Gia nhập WTO không chỉ giúp kinh tế Việt Nam có điều kiện
hội nhập, được hưởng những chính sách thương mại có lợi mà đây còn là
một động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy vậy,
gia nhập WTO cũng là một thách thức thực sự khi những yếu kém kém trong
nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục. Chất lượng tăng trưởng thấp, cơ sở
hạ tầng yếu kém, thể chế pháp luật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn
nhân lực chưa cao. Đây chính là những hạn chế mà Việt Nam phải vượt qua
để duy trì được một tốc độ tăng cao và đưa đất nước thoát khỏi nhóm
nước nghèo như hiện nay.
Bài viết của chúng tôi đánh giá một số vấn đề trong
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để từ đó đưa ra xu hướng về tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai.
1.Bối cảnh kinh tế thế giới
Trong những năm gần đây kinh tế thế giới đã đạt được
tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung
Quốc có tốc độ tăng trưởng cao. Sự phát triển công nghệ thông tin,
thương mại và dịch chuyển dòng vốn các quốc gia trở nên gần gũi và phụ
thuộc lẫn nhau hơn.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng
lan rộng và gây ra ảnh hưởng nặng nề trên quy mô toàn cầu. Tăng trưởng
sụt giảm, thậm chí nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, hệ thống tài
chính rối loạn. Các quốc gia và tổ chức như IMF, WB… không ngừng nỗ lực
thực hiện nhiều biện pháp để đối phó song triển vọng kinh tế toàn cầu
cho đến này vẫn không mấy sáng sủa. Theo dự báo của các chuyên gia và
tổ chức, kinh tế thế giới còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, khả
năng phục hồi có thể chỉ bắt đầu từ cuối năm 2009. Hậu quả của cuộc suy
thoái hiện nay sẽ còn kéo dài trong nhiều năm sắp tới.
Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác
động rất lớn do xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài và kiếu hối suy
giảm. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc
liệt của hàng ngoại nhập. Sự ảnh hưởng này còn tăng thêm do kinh tế
Việt Nam tồn tại một số yếu kém nên khó có những thay đổi kịp thời để
thích nghi với tình hình mới.
Bảng 1: Dự báo tăng trưởng kinh tế của WB tháng 11 năm 2008
(Cuối năm 2008 dự báo của WB còn khá lạc quan về tăng
trưởng kinh tế thế giới. Dự báo mới nhất của WB vào tháng 4/2009 đã hạ
mức dự báo tăng trưởng của các quốc gia. Kinh tế thế giới giảm khoảng
1.7%, các nước phát triển giảm 3%, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn
6.5%, các nước Đông Nam Á, Singapore, Malaysia, Thái Lan tăng trưởng
âm).
2.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007
đạt 7.6% [1]. Năm 2007, tăng trưởng 8.48%, đây cũng là mức tăng cao
nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. So với các nước
trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những
năm gần đây khá ấn tượng. Dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đây
không phải là một hiện tượng thần kỳ vì theo tính toán của các nhà kinh
tế thì tăng trưởng của Việt Nam đang ở dưới mức tiềm năng.
Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và
khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.19% [2]. Tốc
độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với năm 2007 và mục tiêu đã đề ra
của chính phủ. Nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng giảm nhiều nhất là công
nghiệp và xây dựng. Năm 2008, tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng
chỉ khoảng 6.33%, trong khi đó năm 2007 là 10.6%. Ngành xây dựng có mức
suy giảm mạnh nhất từ mức 12.01% năm 2007 xuống 0.02% năm 2008. Nhóm
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 tăng trưởng 3.79%, không
biến động nhiều so với tỷ lệ 3.4% của năm 2007. Quý 1 năm 2009 tăng
trưởng GDP đạt 3.1%, thấp hơn nhiều so với năm 2008 và những năm trước
đó. Tăng trưởng công nghiệp chỉ còn 1.5%, dịch vụ 5.4%, nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 0.4%. Điều này báo trước một năm 2009 là năm
khó khăn với kinh tế Việt Nam.
Hình 1: Tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 1997 – Q1/2009
-
03-05-2009, 02:38 AM #12
- Ngày tham gia
- May 2023
- Bài viết
- 0
4.Chất lượng tăng trưởng thấp
Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhưng chất lượng
tăng trưởng còn khá thấp, cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững.
Chất lượng tăng trưởng thấp đang đe dọa đến tính ổn định và sự bền vững
phát triển kinh tế trong tương lai.
4.1 Chất lượng tăng trưởng thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao
Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so
với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ
đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến
43.1%, còn theo ước tính sơ bộ quý 1 năm 2009 tỷ lệ này là 37.4%. Dù
đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 - 8.5% nên hệ số
ICOR [4] luôn ở mức cao (Hình 5).
ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền
kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây
nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
Hình 5: ICOR Việt Nam qua một số giai đoạn
Nguồn: TCTK
So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực có cùng giai đoạn phát triển kinh tế, ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều.
Hàn Quốc đã trở thành một “con rồng Châu Á” nhờ liên
tục đạt được tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư cao. Các nước Đông
Nam Á như Indonesia và Thái Lan có hệ số ICOR thấp hơn Việt Nam. Tuy
vậy, các quốc gia này trong quá trình phát triển phải đối mặt với nhiều
cuộc khủng hoảng. Trung Quốc được xem là một trường hợp đặc biệt khi
liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ hơn 20 năm qua. Để đạt
được thành tích đó ngoài những điều kiện phát triển thuận lợi như nguồn
tài nguyên, nhân lực và chính sách phát triển phù hợp thì Trung Quốc
phải trả giá khá đắt. Đó là sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
và bất bình đẳng trong xã hội. Điều này càng cho thấy với hệ số ICOR
cao như vậy kinh tế Việt Nam khó có sự phát triển bền vững. Nếu tình
trạng này không được cải thiện thì Việt Nam phải trả một cái giá rất
đắt trong tương lai.
Bảng 4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Á
4.2 Chất lượng tăng trưởng thấp thể hiện qua tăng trưởng nhân tố
Để xem xét chất lượng tăng trưởng ngoài phương pháp
đánh giá dựa vào hệ số ICOR, chất lượng tăng trưởng còn được đánh giá
thông qua đóng góp của các nhân tố cho tăng trưởng.
Theo lý thuyết về tăng trưởng, phương trình tăng
trưởng Cobb-Douglas có 3 nhân tố đóng góp vào tăng trưởng đó là vốn
(K), lao động (L), TFP [5] (cải thiện công nghệ, năng suất lao động,
hiệu quả sử dụng vốn). Nếu yếu tố TFP càng cao thì được xem như chất
lượng tăng trưởng càng cao. Bảng 5 cho thấy mặc dù yếu tố cải thiện
công nghệ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong đóng góp vào tăng trưởng
nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. So sánh với các quốc gia khác, chẳng
hạn tỷ trọng TFP thời kỳ 1980 – 2000 Hàn Quốc là 39.96%, Ấn Độ là
40.78%, yếu tố đóng góp cho tăng trưởng TFP của Việt Nam cũng thấp hơn
hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy mức độ
đóng góp của cải thiện công nghệ và tăng năng suất lao động cho tăng
trưởng của Việt Nam vẫn còn thấp. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần
lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động.
4.3 Nguyên nhân làm cho chất lượng tăng trưởng không cao
Trên đây chúng ta vừa xem xét hai yếu tố cho thấy chất
lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này nhưng trong giới hạn của bài viết nay chúng tôi chỉ
nêu lên một số nguyên nhân quan trọng và chính yếu sau.
a.Đầu tư khu vực nhà nước hiệu quả thấp
Hiện nay vốn đầu tư của nhà nước và các DNNN chiếm tỷ
trọng lớn nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Tính trung bình từ năm 2001
– 2008 tỷ lệ đầu tư của khu vực nhà nước chiếm 47.5% tổng số vốn đầu tư
xã hội. ICOR của khu vực nhà nước luôn ở mức rất cao. Chẳng hạn năm
2007 ICOR toàn bộ nền kinh tế là 5.4 lần, trong khi đó khu vực nhà nước
là 8.3 lần, ngoài nhà nước 3.7 lần, còn khu vực vốn đầu tư nước ngoài
là 5 lần.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề chưa hợp lý trong việc sử
dụng vốn đầu tư từ ngân sách. Cơ chế “xin cho” giữa trung ương và địa
phương, giữa Chính phủ và DNNN còn phổ biến. Những vấn đề trên tất yếu
dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn không hiệu quả. Thẩm định để lựa chọn
các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước phần lớn không dựa trên tiêu chí
hiệu quả làm đầu. Nhiều dự án đầu tư chậm tiết độ, không được sử dụng
kịp thời. Ngoài ra không ít dự án đầu tư xong không được sử dụng hoặc
chậm sử dụng. Mặt khác chi phí đầu tư của khu vực nhà nước lớn, chất
lượng không đạt yêu cầu do thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng
cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA.
Đầu tư của DNNN cũng đang tồn tại nhiều vấn đề cần
phải xem xét. Sự bất ổn vĩ mô năm 2008, nhiều nhà kinh tế cho là có sự
đóng góp lớn của nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn,
công ty đã đầu tư một cách tràn lan ra nhiều lĩnh vực góp phần làm xuất
hiện bong bóng tài sản tài chính và bất động sản.
DNNN đang được ưu tiên sử dụng rất nhiều nguồn lực
quốc gia như vốn, tài nguyên và vị thế kinh doanh, tuy vậy hiệu quả
hoạt động của DNNN lại không tương xứng với những nguồn lực được ưu
tiên đó. Nhiều lĩnh vực kinh doanh DNNN đang chiếm vị thế độc quyền,
triệt tiêu áp lực cạnh tranh, làm giảm hiệu quả trong nền kinh tế.
b.Phát triển ngành và các khu vực chưa hợp lý
Để thành công trên con đường hội nhập luôn đòi hỏi mỗi
quốc gia có được một chiến lược phát triển hợp lý. Việt Nam là một nước
đi sau nên có cơ hội để học hỏi từ thành công và thất bại của những nền
kinh tế đi trước. Tuy vậy, trên thực tế Việt Nam dường như đã không
phát huy được lợi thế đó.
Chính phủ Việt Nam một mặt khẳng định “phát triển kinh
tế theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN”
nhưng song song với đó là xây dựng những tập đoàn kinh tế nhà nước quy
mô lớn, hoạt động đa ngành. Mục đích của việc xây dựng các tập đoàn
kinh tế để tăng lợi thế kinh tế theo quy mô nhằm tăng sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Việt
Nam vẫn xem DNNN là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế để duy trì sự
“độc lập tự chủ” và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Mặc dù mục đích trên tốt đẹp nhưng giữa các mục tiêu
lại có mâu thuẫn với nhau và thực tế cũng đã cho ta thấy điều đó. Sự
bất cập trong hoạt động của tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã được
mổ xẻ và phân tích rất nhiều trong thời gian qua..
Nhà nước không tách bạch được chức năng quản lý và
chức năng kinh doanh. Chính sách tập trung phát triển DNNN cũng không
còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Các quốc gia trên
thế giới đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn. Sự cạnh tranh và phát
triển của doanh nghiệp và quốc gia dựa trên việc tham gia vào chuỗi giá
trị cung ứng toàn cầu.
Sự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được thể hiện
qua việc lựa chọn ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa
tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang có.
Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ
học vấn nhưng thiếu kỹ năng và tay nghề. Nhiều dự án đầu tư của Việt
Nam không phát huy được những lợi thế này. Trong khi đó điểm yếu của
Việt Nam là vốn, kỹ thuật, công nghệ và quản lý. Nhiều chính sách và dự
án của Việt Nam tập trung vào ngành thâm dụng vốn như thép, đóng tàu…
Hay việc cho phép xây dựng nhiều sân golf lấy đi hàng nghìn ha đất nông
nghiệp khiến cho không ít người dân vùng nông thôn thất nghiệp.
Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không tạo
ra được sự liên kết trước và sau để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ
trợ phát triển. Nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam nhằm khai thác
những quy định lỏng lẻo về môi trường hay chỉ lợi dụng chính sách bảo
hộ của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận không tạo ra được nhiều tiền đề
cho sự phát triển kinh tế.
Việt Nam rất nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch
nhưng cho đến này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Hạ tầng cứng và hạ
tầng mềm cho ngành du lịch đang còn thiếu và yếu. Sự phát triển của một
số ngành công nghiệp nặng, ô nhiễm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm
năng du lịch ở nhiều vùng trên đất nước.
c.Chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học chưa cao
Chất lượng nhân lực không cao và chậm áp dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ khiến cho năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh
của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của các sản phẩm chưa cao.
Nguồn nhân lực giá rẻ không còn được xem là lợi thế
cạnh tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp trở thành một
rào cản phát triển kinh tế. Số người lao động qua đào tạo đang chiếm
một tỷ lệ thấp, chất lượng cũng chưa đáp ứng được những công việc đòi
hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề chưa theo sát với nhu
cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nhân lực là một trở
ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Chất lượng công trình nghiên cứu ứng dụng còn thấp và
số lượng lại ít. Hàng năm, ngân sách nhà nước sử dụng một phần không
nhỏ cho nghiên cứu phát triển nhưng hiệu quả thu được rất khiêm tốn.
Chi phí nghiên cứu nhiều dự án của nhà nước lên đến
hàng tỷ đồng nhưng tính thực tiễn thấp. Nhiều dự án báo cáo xong nhưng
không được triển khai ứng dụng mà “xếp vào tủ”. Nghiên cứu ở các trường
đại học dừng lại ở mức độ thử nghiệm, thiếu tính ứng dụng. Những công
trình được công bố ở nước ngoài và được quốc tế công nhận chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ. Doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu
phát triển và ứng dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ, nâng cao
năng suất lao động.
d.Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng cho
phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của đất nước.
Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà đầu
tư nước ngoài khi đến Việt Nam là vấn đề cơ sở hạ tầng như giao thông,
điện, viễn thông…
Cơ sở hạ tầng điện phát triển chưa theo kịp nhu cầu.
Với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7-8%/năm thì theo ước tính của các
nhà khoa học, nhu cầu điện của Việt Nam tăng từ 16-17%. Hiện nay, công
suất ngành điện mỗi năm tăng thấp hơn nhu cầu nên trong những năm gần
đây, cảnh thiếu điện, cắt điện luân phiên, thường xuyên xảy ra trong cả
nước. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của đất nước. Lý
giải của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là do giá điện thấp nên không
thu hút được đầu tư vào ngành điện. Dù giá điện hiện nay đã tăng theo
yêu cầu của EVN nhưng tình trạng thiếu điện có thể không sớm được khắc
phục do đang có rất nhiều dự án phát điện bị chậm tiến độ. Ngoài ra, kế
hoạch cải tổ ngành điện được xem là biện pháp khả dĩ để giải quyết tình
trạng thiếu điện nhưng đang diễn ra khá chậm.
Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những
năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế,
trong đó các tài trợ từ nguồn vốn quốc tế chiếm 40% tổng mức đầu tư.
Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang thiếu và đang trở nên quá tải.
Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các
nước trong khu vực. Việt Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất hàng hóa ở Việt Nam,
vì phải vận chuyển qua cảng trung gian. Vấn đề bất cập trong cơ sở hạ
tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí đầu tư
cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư.
Tình trạng ách tắc giao thông, giá đất cao, xây dựng
cơ sở hạ tầng, đường giao thông đắt đỏ tại các đô thị lớn như Hà Nội và
Tp. HCM là một trong những bước cản lớn cho phát triển của 2 thành phố
lớn nhất nước này.
Hệ thống viễn thông đang dần được cải thiện đáng kể
khi có nhiều doanh nghiệp tham gia ở thị trường này. Tuy vậy, cơ sở hạ
tầng cho hệ thống này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất
nước. Nhưng có lẽ vấn đề viễn thông không còn là một vấn đề đáng lo
ngại khi Việt Nam có một thị trường viễn thông khá cạnh tranh như hiện
nay.
5.Một số tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tuy có một số yếu kém ở trên nhưng kinh tế Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển.
1.Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD bình
quân năm 2008 là 1024 USD/người. Tuy vậy, thu nhập bình quân đầu người
tính theo giá năm 1999 chỉ đạt 758 USD, tính theo sức mua tương đương
(PPP) đạt khoảng 3,500 USD/người/năm, xếp thứ 120 trên 174 quốc gia
trên thế giới. Như vậy Việt Nam vẫn còn là một nước có thu nhập thấp.
Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn có thể được duy trì ở mức cao
trong nhiều năm tới [6].
2.Nguồn lao động trẻ, dồi dào, có nền tảng giáo dục
khá tốt. Nếu nguồn lao động này được đào tạo bài bản thì có thể tiếp
thu các kỹ năng và kiến thức tạo nên nguồn lực dồi dào giúp kinh tế
Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
3.Dân số Việt Nam chỉ có 1/3 sống ở khu vực thành
thị, có hơn 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào cơ cấu GDP
còn thấp đây chính là tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Những
tiềm năng này thể hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu về dân số nông thôn
lên thành thị, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
4.Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007, quá trình mở
cửa hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Đây chính là sức ép và động lực cho
quá trình cải cách của Việt Nam diễn ra nhanh hơn. Việt Nam cũng nhận
được quan tâm của nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới. Các
dòng vốn đầu tư nước ngoài và mở cửa thương mại thúc đẩy kinh tế Việt
Nam phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
5.Trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất của
nhiều ngành còn lạc hậu. Chất lượng quản lý nhà nước và doanh nghiệp
còn yếu kém, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho tăng trưởng
kinh tế Việt Nam khi các những yếu kém đó được cải thiện.
-
13-05-2009, 02:04 AM #13Guest
neu cho kinh te phuc hoi ro rang thi gia cplam gi con o muc gia nay nua ho bac .neu bac so thi cu ngoi cho khi nao kinh te hoi phuc thi chiu kho mua cp vao voi mucgia tren troi vay bac nhe .
-
13-05-2009, 04:59 AM #14Guest
Có hay không "thần dược" cho tăng trưởng kinh tế?
http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexe...925/index.aspx
-
13-05-2009, 05:03 AM #15trantien Guest
[quote user="dockhachhanh"]
Có hay không "thần dược" cho tăng trưởng kinh tế?
http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexe...925/index.aspx
[/quote]
Tôi định post bài viết này lên để anh em đọc và bàn luận nhưng bị kiểm duyệt đành gửi đường link lên đây vậy
Những vấn đề bài bào nêu lên đúng là căn bệnh trầm kha của kinh tế VN. Một sự thật hiển nhiên mà nhiều người cố tình ko hiểu
-
13-05-2009, 07:24 AM #16imported_mymai647 Guest
[quote user="dockhachhanh"]
[quote user="dockhachhanh"]
Có hay không "thần dược" cho tăng trưởng kinh tế?
http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexe...925/index.aspx
[/quote]
Tôi định post bài viết này lên để anh em đọc và bàn luận nhưng bị kiểm duyệt đành gửi đường link lên đây vậy
Những vấn đề bài bào nêu lên đúng là căn bệnh trầm kha của kinh tế VN. Một sự thật hiển nhiên mà nhiều người cố tình ko hiểu
[/quote]
Xưa này những bài viết nói thẳng và động chạm như vậy thường là cấm kỵ. Đọc cái bài viết chỉ có trên tuanvietnam.net là thú vị nhất vì giảm nói sự thật. Ngay cả trên diễn đàn VST nhiều vấn đề còn không được thoải nói !!!
-
13-05-2009, 01:48 PM #17Guest
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP và câu hỏi về tính pháp lý
NGUYÊN HÀ
12/05/2009 22:59 (GMT+7)
Tại
kỳ họp Quốc hội thứ 5 tới đây, Chính phủ đề nghị điều chỉnh hai chỉ
tiêu: tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống khoảng 5%, và bội chi
ngân sách Nhà nước từ 4,82% lên tối đa khoảng 8% GDP.Việc
này không gây bất ngờ, song sẽ điều chỉnh tăng giảm đến mức nào, cơ sở
của con số đó cùng tính pháp lý trong việc thực hiện các chỉ tiêu này
vẫn đăt ra nhiều câu hỏi với không ít băn khoăn.5% dựa trên cơ sở nào?Tốc
độ tăng trưởng GDP 5% được Chính phủ dự báo căn cứ vào tình hình kinh
tế thế giới, tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và tác động tích cực của
gói kích cầu trong các tháng tới.Cụ
thể khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 2 - 2,8%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng khoảng 3,5 - 5%; khu vực dịch vụ tăng khoảng
7,5-7,7%.Theo
Chính phủ, nếu kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn so với dự báo hiện
nay, có thể phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 5,5- 6%.Trong
báo cáo, Chính phủ cũng dự báo cả năm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
từ 3 -5%, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 6%, giải quyết việc làm mới
khoảng 1,52-1,57 triệu lao động.Thẩm
tra báo cáo này, Ủy ban Kinh tế nhất trí việc điều chỉnh một số chỉ
tiêu chủ yếu nêu trong Nghị quyết của Quốc hội là cần thiết.Song,
để bảo đảm tính pháp lý trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội,
Ủy ban đề nghị tại kỳ họp tới, Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh
bốn chỉ tiêu chủ yếu, có tính chi phối đến đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, bội chi
ngân sách nhà nước, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, còn các chỉ tiêu
khác giao Chính phủ cân đối và điều hành cụ thể.Đa
số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế nhất trí đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu giá
tiêu dùng ở mức khoảng 6%; điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu xuống khoảng 3%.Với
chỉ tiêu bội chi ngân sách, ủy ban này cho rằng không nhất thiết phải
tăng quá lớn, nhất là trong điều kiện việc giải ngân các nguồn vốn đầu
tư còn nhiều bất cập. Bởi vậy, đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán khả
năng thu,chi ngân sách để xác định số bội chi cần thiết, bảo đảm tính
hợp lý và thực tế.Riêng
về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, các ý kiến đề nghị cần điều chỉnh
giảm, nhưng đề xuất các mức khác nhau, cụ thể là: 5-5,5%, 5%, 4,5-5%.Đa
số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, nếu tập trung tháo gỡ được một
số điểm nghẽn (ví dụ như thủ tục đầu tư), sớm cụ thể hóa chương trình
kích thích kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hệ thống các giải pháp
thì chúng ta có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong những quý
tiếp theo; đồng thời cũng bày tỏ quan điểm cần cố gắng phấn đấu đạt mức
tăng trưởng kinh tế khoảng 5%.Tuy nhiên, do tăng trưởng kinh tế quý 1 chỉ đạt 3,1% nên mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân cả năm 5% là một thách thức lớn.Qua
tính toán sơ bộ, giả định GDP có tốc độ tăng dần đều qua các quý, muốn
đạt tăng trưởng bình quân cả năm 5% thì phải có gia tốc tăng mỗi quý là
1,3%. Theo đó, quý 2 đạt 4,4%, quý 3 đạt 5,7%, quý 4 đạt 7%.Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ cơ sở và tính thực tế của việc xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5%.Băn khoăn tính pháp lýThảo
luận báo cáo của Chính phủ về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2009, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng
Quốc Hiển đặt câu hỏi: không biết Quốc hội có nên bàn về chỉ tiêu tăng
trưởng GDP hàng năm không, GDP và CPI có được coi là chỉ tiêu pháp lệnh
hay là chỉ tiêu để Chính phủ báo cáo Quốc hội? "Năm
2008 đề nghị giảm từ 8,5 còn 7%, tổ chức thực hiện chỉ đạt 6,18%. Năm
nay khả năng điều chỉnh chỉ còn 5% thôi, có khi thực hiện còn còn không
đạt 5%, vậy thì nên thế nào? Phải chăng Quốc hội nên đánh giá chất
lượng điều hành của Chính phủ so với năm trước chứ không phải qua chỉ
tiêu", ông Hiển nói.Tính pháp lý của các chỉ tiêu đến đâu là băn khoăn của không ít đại biểu và không phải đến bây giờ mới được nói tới.Trả
lời phỏng vấn VnEconomy đầu năm nay, đại biểu Quốc hội Đặng Như Lợi,
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng chỉ
tiêu chỉ mang tính định hướng.Ông
nói: “Tôi nghĩ có nhiều đại biểu nhận thấy một số chỉ tiêu kinh tế - xã
hội đặt ra chưa thật hợp lí, nhưng Quốc hội không biểu quyết từng chỉ
tiêu mà biểu quyết theo khoản hoặc điều, nên các chỉ tiêu gộp chung
trong điều, khoản thường được thông qua. Tuy nhiên, vấn đề chính là các
chỉ tiêu được thông qua chưa phải là quy định nghiêm ngặt của pháp
luật, kết quả thực hiện chưa gắn với xử lí cơ quan chức năng có trách
nhiệm”.Ngay
tại thời điểm đó, ông đã cho rằng chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,7 triệu
người lao động năm 2009 là không có cơ sở cả về lí thuyết và thực tiễn.
Và dự báo mới nhất của Chính phủ trong cả năm có thể giải quyết việc
làm mới khoảng 1,52 - 1,57 triệu lao động.Theo
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận thì Quốc hội
luôn đứng bên cạnh Chính phủ, cùng nêu cao tinh thần trách nhiệm, song
Chính phủ cần phải làm rõ để thuyết phục Quốc hội những vấn đề đã đề
xuất.Về
con số tăng trưởng GDP 5%, ông Thuận cho rằng tăng trưởng vốn là chủ
yếu, cần tăng trưởng lại "bơm" tiếp vốn vào, thì thử hỏi sẽ giải thích
thế nào khi sự cải thiện của đời sống không tương xứng với tăng trưởng
kinh tế.Vấn đề khiến đại biểu Thuận quan ngại là vì sao hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) năm sau cứ cao hơn năm trước, ngay cả khi chưa có khủng hoảng kinh tế thì ICOR vẫn
cao.Theo báo cáo của Chính phủ thì năm 2008 hệ số ICOR tăng lên đến
6,66 là cao hơn so với năm trước (năm 2007 là 5,2). Theo ông việc này
hầu như không có nguyên nhân khách quan, mà chỉ có nguyên nhân chủ quan.Lại chuyện dự báoTại
kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo bổ sung tình hình kinh tế
xã hội năm 2008.Chính phủ “tự kiểm điểm”có 9 chỉ tiêu không đạt kế
hoạch đề ra, bao gồm cả tốc độ tăng GDP, tổng vốn đầu tư toàn xã hội
trên GDP, tạo việc làm mới, tỷ lệ hộ nghèo…Đánh
giá “những kết quả đạt được trong năm 2008 là tích cực, về cơ bản đã
đạt được mục tiêu tổng quát nêu trong Nghị quyết của Quốc hội” song Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội cũng chỉ ra “những hạn chế cần xem xét một
cách đầy đủ và nghiêm túc”.Hạn
chế đầu tiên là công tác phân tích số liệu, đánh giá và dự báo chưa sát
diễn biến thực tế, nhiều chỉ tiêu quan trọng có sự chênh lệch, thấp hơn
so với thời điểm báo cáo Quốc hội.Tháng
11, tháng 12 năm ngoái vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt
6,7-6,8%, nhưng kết quả thực tế chỉ đạt 6,2%, dẫn tới việc xây dựng và
quyết định các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
sau phần nào còn lạc quan, thiếu tính sát thực. Việc
lập dự toán thu chưa sát với tình hình thực tiễn, đã ảnh hưởng đến tính
chủ động trong bố trí kế hoạch chi và cân đối ngân sách chung.Ủy
ban Tài chính - Ngân sách cũng “phê” Chính phủ dự báo kinh tế chưa tốt,
xây dựng dự toán ngân sách chưa sát với tình hình thực tế, thu, chi
vượt dự toán lớn.Việc
điều chỉnh các chính sách tuy có kịp thời, nhưng có tình trạng Chính
phủ vượt quá thẩm quyền cho phép đối với một số khoản chi, ủy ban này
khẳng định.Trong
vai trò thẩm tra, cả Ủy ban Kinh tế và Tài chính - Ngân sách đều đề
nghị Chính phủ tăng cường công tác dự báo, chủ động xây dựng các chủ
trương, biện pháp chiến lược cho nền kinh tế sau khi kinh tế thế giới
ra khỏi khủng hoảng và phục hồi, kể cả vấn đề cấu trúc nền kinh tế, lựa
chọn các mô hình phát triển. *
Theo dự báo của Chính phủ thì nền kinh tế nước ta trong năm 2009 không
bị rơi vào khủng hoảng, suy thoái như các quốc gia khác, và bắt đầu có
dấu hiệu chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
-
14-05-2009, 09:09 AM #18imported_mymai647 Guest
e cũng đồng ý với bác là KT chưa có dấu hiệu rõ ràng của sự phục hồi .
[table] Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam 13/05, 16:38 |
|
[table]
Với
kịch bản cơ bản, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 sẽ
giảm xuống còn 4,69% so với 6,18% của năm 2008. Mức lạm phát sẽ tăng
tới 9,4%, xuất khẩu giảm 12,2%
[/b]
[url="http://****.vn/****/view_news_detail.asp?id=27178&menuID=1&cat egoryID=130">
-
14-05-2009, 09:46 AM #19Silver member
- Ngày tham gia
- May 2019
- Bài viết
- 1
Mấy bác LĐ nhà ta lạc quan quá. Biết là nói ra không làm được mà vẫn nói. Với việc trông bố chi tiết 8 tỷ USD kích cầu trông mà khiếp quá
-
19-05-2009, 09:40 AM #20Silver member
- Ngày tham gia
- May 2019
- Bài viết
- 1
[table] Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển |
19/05/2009 06:02 (GMT + 7) |
(TuanVietNam)-
Vượt lên với nỗ lực xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay sa lầy
trong mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở”?Việt Nam có trở thành một
“Nhà nước kiến tạo phát triển” hay không, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào sự
chín muồi của ba yếu tố then chốt: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an
ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên". TS. Vũ Minh
Khương.
|
Đặc điểm của Nhà nước kiến tạo phát triển
Chất
lượng thể chế và nguyên tắc thị trường là hai động lực căn bản tương
tác chặt chẽ với nhau trong tạo nên sức phát triển lâu bền của một quốc
gia. Trong hai động lực căn bản này, chất lượng thể chế có vai trò then
chốt quyết định chất lượng hoạt động của các nguyên tắc thị trường; và
do đó quyết định tương lai phát triển của một đất nước.
Trong công cuộc phát triển, mỗi quốc
gia đang phát triển đều trải qua thời điểm then chốt trong lựa chọn xây
dựng thể chế phát triển: vượt lên với nỗ lực xây dựng “Nhà nước kiến
tạo phát triển” hay sa lầy trong mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở”.
Quyết định lựa chọn xây dựng “Nhà
nước kiến tạo phát triển” đòi hỏi nỗ lực quyết liệt nâng cao chất lượng
thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền móng căn bản cho toàn bộ
công cuộc phát triển.
Bằng lòng với mô thức “nhà nước đối
phó - xoaysở” là sự né tránh những đòi hỏi bức bách phải nâng cao chất
lượng thể chế, để rồi bận rộn với các giải quyết sự vụ và sự sa lầy vào
các dự án lớn đặc trưng bởi tầm nhìn hạn hẹp và sự thao túng và vụ lợi
của các nhóm lợi ích và cá nhân. Khi đó, quốc gia này có nguy cơ suy
biến thành “nhà nước cai trị hủ bại.”
Các quốc gia đã thành công trong xây
dựng “nhà nước kiến tạo phát triển” điển hình ở Đông Á là Nhật Bản, Hàn
Quốc, và Singapore. Sự phân định một quốc gia đang đi vào hướng lựa
chọn nào của thể chế phát triển, “kiến tạo phát triển” hay “cai trị -
hủ bại” có thể được nhận diện thông qua năm đặc điểm liên quan đến nỗ
lực xây dựng thể chế phát triển nêu ở bảng dưới đây:
Các yếu tố quyết định hướng lựa chọn thể chế phát triển và thách thức với Việt Nam
Khác với sự nhầm tưởng thường thấy,
sự lựa chọn thể chế phát triển không tùy thuộc chủ yếu vào vai trò cá
nhân lãnh đạo mà chịu tác động đặc biệt của các ba yếu tố then chốt,
khách quan: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên [1].
Một quốc gia có xu hướng buộc phải lựa chọn con đường xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” nếu hội đủ được ở mức cao cả ba yếu tố nói trên.
[table]
"[img]http://www.tuanvietnam.net/news/images/nutdo.gif" vspace="7" width="3" height="3">
Các Chủ đề tương tự
-
Kinh tế Việt Nam: Sẽ sớm hồi phục hay còn trì trệ kéo dài?
Bởi dungdt trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 05-03-2013, 11:05 AM -
Kinh tế châu Âu sẽ về đâu?
Bởi tieuhoang001 trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-08-2012, 11:55 AM -
Quốc hội sẽ xem xét Đề án tái cơ cấu kinh tế
Bởi simdep575 trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 18-05-2012, 10:30 AM -
Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế Hy Lạp vỡ nợ?
Bởi huythond trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 28-09-2011, 02:42 AM -
Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia(VNR sàn Hà nội) sẽ mở rộng định hướng kinh doanh
Bởi imported_kieudienk trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 26-02-2007, 11:28 AM
Với cái nóng oi bức của mùa hè như thế thì chiếc máy lạnh là rất cần thiết cho mọi nhà. Nhưng một ngày không may máy lạnh nhà bạn có vấn đề :máy lạnh không lạnh ,máy lạnh không vào điện……Đừng lo hãy...
Sửa Máy Lạnh - Điều Hòa Tại Nhà Uy...