Chủ đề: TTCK VN 2009
-
05-01-2009, 07:12 AM #11Guest
[h1]Chủ tịch UBCK NN: Nên nới thêm 5%"room" ngân hàng để tạo sự hấp dẫn đầu tư[/h1]
[h1]Chủ tịch UBCK Nhà nước Vũ Bằng đánh giá về TTCK Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 cho rằng, chúng ta vẫn chủ trương tiếp tục các giải pháp dài hạn để hoàn thiện thị trường.[/h1]
Thị trường chứng khoán (TTCK) được coi như một tấm gương phản chiếu của nền kinh tế.
Dự báo năm 2009, nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng của nước ta vẫn có thể tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn.
Khó khăn vẫn ở trước mắt
Có thể thấy năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Ông có thể cho biết rõ hơn những đánh giá của mình?
TTCK là thể chế đặt trong hệ thống tổng thể kinh tế vĩ mô, không những trong nước mà còn cả quốc tế, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO và tiến sâu hội nhập với đời sống kinh tế thế giới.
Chúng ta biết rằng, 2/3 thời gian đầu của năm 2008 chúng ta phải tập trung chống lạm phát - đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm lạm phát tăng cao, rồi tiếp đến là các vấn đề nhập siêu, tỷ giá... đã đe dọa đến tính ồn định kinh tế vĩ mô, tới hoạt động các tổ chức tài chính, tín dụng, doanh nghiệp (DN), của đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó thì TTCK rất khó có kỳ vọng phát triển như những năm trước đây.
Riêng việc huy động vốn qua TTCK giảm tới 75 - 80% so với năm trước. Cả 3 kênh: Phát hành tăng vốn của doanh nghiệp, cổ phần hóa, phát hành trái phiếu đều sụt giảm mạnh so với năm trước.
Sức cầu giảm sút trước hết là do chúng ta thực hiện chống lạm phát, thắt chặt tiền tệ.
Thứ hai là do giá nguyên liệu tăng cao, lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao nên tác động vào sức sản xuất kinh doanh của DN và tác động vào giá chứng khoán.
Thứ ba là, trong thời gian dài trước đây TTCK đã có sự phát triển nóng, DN tranh thủ thời cơ thị trường để phát hành huy động vốn, dẫn tới pha loãng giá trị cổ phiếu, làm cho giá chứng khoán sụt giảm.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn, TTCK sụt giảm, luồng vốn nước ngoài có chiều hướng rút ra, đặc biệt là việc rút vốn từ Trái phiếu Chính phủ - riêng tại thời điểm tháng 6 nước ngoài rút ra vào khoảng hơn 7.000 tỷ Trái phiếu Chính phủ.
Trong bức tranh như vậy, TTCK hoạt động khó khăn trên các mặt: giá, tính thanh khoản, khối lượng giao dịch giảm 70% so với năm trước. Đi kèm theo đó, các các công ty chứng khoán cũng bị thua lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận. Các quỹ đầu tư thì giá trị ròng sụt giảm mạnh.
Trong lúc đó các tổ chức quốc tế thì lại đưa ra những thông tin trái chiều về kinh tế vĩ mô và do họ chưa có những thông tin đầy đủ, nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý thị trường. Đó là thời điểm từ đầu năm đến khoảng tháng 7.
Sau đó, nhờ có các biện pháp.... kinh tế vĩ mô đã từng bước ổn định, thị trường đã có sự hồi phục. Trong 2 tháng 7, 8 và đến giữa tháng 9 thì TTCK có dấu hiệu hồi phục, luồng vốn đầu tư nước ngoài có hướng tăng lên. Đối với Trái phiếu thì việc bán ra giảm lại và mua vào tăng lên.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến tháng 11 thì chúng ta lại phải tiếp tục đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề của biến động kinh tế thế giới. Tác động của nó là khó lường và đến nay vẫn chưa có câu trả lời đến bao giờ chấm dứt và khi nào thì thị trường có thể hồi phục. Theo đánh giá trên quốc tế thì còn phải kéo dài từ 1 - 2 năm.
Trước các sức ép như vậy, nhưng có thể thấy rằng, TTCK Việt Nam cũng đã có những sức kháng cự hiệu quả nhất định, thưa ông?
Trong thời gian qua, giá cổ phiếu giảm mạnh, riêng trong tháng 10 đã giảm tới 23%, doanh số giao dịch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã thấy rằng, năm 2008 Chính phủ đã có những giải pháp rất quyết liệt, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành cũng đã tốt lên rất nhiều cả trong chống lạm phát và giải quyết vấn đề kinh tế vĩ mô.
Bộ Tài chính cũng đã có những quyết định tích cực thông qua các chính sách tài chính liên quan, đóng góp tích cực cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua việc đề xuất thắt chặt chi tiêu công, giảm bớt các dự án, giảm chi tiêu ngân sách... đã đóng góp tích cực cho ổn định vĩ mô và TTCK.
Có thể thấy rằng, việc thị trường Việt Nam có thể kháng cự và không để xẩy ra biến cố lớn như ở một số thị trường khác trong thời gian vừa qua, trước hết đó là nhờ sự chỉ đạo và quyết tâm quyết liệt của Chính phủ và sự phối hợp của các Bộ ngành trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đã thống nh t được hành động, đồng bộ được trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ và cả TTCK.
Khi có các vấn đề nổi lên, Chính phủ và Bộ Tài chính đã liên tục cập nhật thông tin và quan tâm xử lý. Bản thân ủy ban cũng đã kịp thời nắm bắt diễn biến của thị trường, nắm bắt kinh nghiệm quốc tế và đưa ra các ứng xử để tạo sức kháng cự cho thị trường, tranh đổ vỡ và sự tháo vốn của luồng vốn đầu tư nước ngoài.
Nên nới "room" ngân hàng lên 35%
Năm 2009 được dự đoán là sẽ rất khó khăn - cả đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, vậy theo ông, chúng ta cần phải làm sao để có thể vượt qua?
Theo tôi năm 2009 việc thu hút ngoại tệ của chúng ta sẽ còn gặp khó khăn, do xuất khẩu sẽ khó khăn, nhập khẩu sẽ có sức ép cao do nguồn hàng nước ngoài đẩy vào, chống đỡ nhập siêu sẽ khó khăn.
Đầu tư trực tiếp cũng có thể sẽ giảm sút, đầu tư gián tiếp sẽ cũng không tăng... do đó sẽ tác động đến cán cân thanh toán và từ đó tác động đến tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Như trên đã nói, TTCK là một thể chế đặt trong một tổng thể kinh tế vĩ mô. Vì thế, theo tôi một trong những công việc ưu tiên hàng đầu trước hết phải là tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
Trong các chính sách đầu tư thì ngoài việc quản bá thu hút đầu tư, cải cách thủ tục đầu tư, giải ngân vốn đầu tư... thì đối với đầu tư gián tiếp theo tôi phải có chính sách phối hợp với Bộ Ngoại giao để quảng bá nhiều hơn đến các nước khác.
Từ trước tới nay chúng ta chỉ mới quảng bá về thu hút đầu tư trực tiếp, mà chưa thực hiện quảng bá cho đầu tư gián tiếp.
Nên tới đây công tác này cần đẩy mạnh hơn, trước hết là tổ chức quảng bá ở một vài trung tâm lớn, để làm cho họ hiểu hơn về kinh tế vĩ mô Việt Nam, quảng bá về TTCK Việt Nam, về các chính sách, môi trường và tiềm năng của Việt Nam... giúp họ nắm bắt thông tin chuẩn xác hơn về chúng ta, để tạo sự khơi thông thu hút đầu tư.
Thứ hai là việc niêm yết phát hành ở nước ngoài. Việc này cũng có 2 mặt: Nếu cứ đi niêm yết phát hành hết ở nước ngoài thì sẽ ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Mặt khác khi ra ngoài thì DN tăng cường được quản trị công ty, quảng bá được hình ảnh, thu hút nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cải cách khai thông thị trường vốn quốc tế.
Do đó cũng phải nên khai thông việc niêm yết phát hành ở nước ngoài. Nhưng cũng nên phải từng bước, trước hết là lựa chọn một số công ty và với một tỷ lệ phát hành niêm yết vừa phải, để DN thăm dò làm quen với môi trường thị trường vốn quốc tế, tiếp cận cải cách vấn đề quản trị công ty, công tác kế toán... để đáp ứng yêu cầu.
Nên gắn việc phát hành với việc niêm yết, không nên phát hành ở Việt Nam rồi niêm yết ở nước ngoài, bởi nếu như vậy sẽ không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Một điều nữa là các chính sách đầu tư gián tiếp phải tiếp tục hoàn thiện.
Thứ nhất là vẫn hoan nghênh nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Thứ hai là tăng cường tính công khai minh bạch, chế độ báo cáo đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp.
Thứ ba là chúng ta cũng phải có cơ chế nắm bắt được luồng vốn này thông qua hệ thống tài khoản quản lý ngoại hối, thông qua chế độ báo cáo luồng vốn đầu tư gián tiếp để có ứng xử phù hợp.
Thứ tư là phải xây dựng những giải pháp dự phòng, để trong trường hợp luông vốn vượt quá mức kiểm soát, vượt quá năng lực hâp thụ của nền kinh tế chúng ta phải có giải pháp xử lý, kể cả về chính sách tỷ giá, vấn đề mua ngoại tệ dự trữ, vấn đề hạn ngạch trái phiếu cổ phiếu.
Đó là những giải pháp mang tính kinh nghiệm quốc tế và chúng ta cần tham khảo nghiên cứu. Về quan điểm trong bối cảnh hiện nay thì chúng ta cần hết sức huy động nguồn vốn đầu tư gián tiếp để giúp cân bằng cán cân thanh toán, đảm bảo vững bền kinh tế vĩ mô.
Để tăng tính hấp dẫn cho thị trường thì hiện nay tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty niêm yết là 49%, thì đối với công ty chưa niêm yết theo tôi cũng nên thống nhất là 49%. Một điểu nữa thì bối cảnh hiện nay cũng nên nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng.
Hiện nay chúng ta đã cho thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài rồi, trong khi góp vốn mới chỉ cho phép 30%. Hiện nay các ngân hàng Việt Nam tiềm lực tài chính còn hết sức hạn chế, nếu nới tỷ lệ góp vốn thì sẽ thu hút hơn sự đầu tư của nước ngoài.
Hơn nữa việc góp vốn vào ngân hàng thực chất là đầu tư trực tiếp và có tính lâu dài hơn đầu tư gián tiếp, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Mà đây thực chất là đẩy mạnh cải thiện đầu ra.
Theo tôi cần phải nới tỷ lệ này và nếu để chắc ăn thì hiện nay nên nới thêm khoảng 5% để tạo sự hấp dẫn.
Xin cảm ơn ông!
Em STB đang giá 18 có thể ôm vào được rồi...
-
05-01-2009, 07:27 AM #12imported_lockhiphongsach Guest
Từ lễ hội hoa Hà Nội
Đâu chỉ là ý thức người dân
Thái độ vô tư cướp hoa của một số người tại lễ hội Phố hoa Hà Nội dịp đầu năm, khiến nó không chỉ dừng lại ở hành vi ứng xử nơi công cộng, dường như, còn có mối liên hệ với lối sống của cộng đồng, với nền giáo dục đã và đang được thực thi.
Cướp hoa, coi báo cọp và điện thoại chùa
“Văn hoá” và “ý thức công dân” là hai yếu tố đang được các nhà chuyên môn đưa ra nhằm giải thích cho vụ lễ hội Phố hoa bị phá nát bởi chính những người dân Hà Nội. Nhưng, cho dù vụ cướp hoa mang dấu hiệu vi phạm văn hoá nhiều hơn pháp lý thì hành vi “giật những lồng chim trên tay ban tổ chức”, vặt sạch những “cây hoa trị giá hơn 20 triệu đồng” đã đủ để cấu thành một số tội danh. Chính quyền ngay lúc ấy lẽ ra đã phải có mặt kịp thời xử lý. Huỷ hoại văn hoá, huỷ hoại hoa và cây cảnh của các nghệ nhân, cũng nghiêm trọng và cần được phản ứng nhanh như khi “an ninh” bị thách thức ở nơi công cộng.
Không biết những người cướp hoa, không bị chụp hình và những người bị chụp hình đưa lên mạng, lên báo, đang cảm thấy thế nào. Ai đang xấu hổ, ai bị “đứt dây thần kinh xấu hổ” như cách nói của chính dân Hà Nội. Nhân sự kiện “hoa tặc”, nhiều người liên hệ tới một hiện tượng tưởng không dính dáng gì tới hoa, đó là gọi điện thoại chùa và coi báo cọp. Chuyện nhiều người ở Hà Nội chỉ sử dụng điện thoại công sở để gọi, ngay cả những cuộc trò chuyện hết sức riêng tư, cho dù trong túi có cả một chiếc iPhone, là điều chẳng có gì cá biệt. Đồng nghiệp bên cạnh gọi, sếp cũng gọi. Có những vị công chức, suốt cả cuộc đời mình hầu như chỉ đọc báo được bao cấp ở cơ quan. Khi nghỉ hưu thì tìm mọi cách để đọc cọp chứ không chịu bỏ tiền mua báo. Khuynh hướng tranh thủ khai thác tài sản công, dường như, thể hiện rất mạnh mẽ ở những nơi mà sở hữu tư đã từng bị thách thức.
Những chuyện tương tự không xảy ra ở đường hoa Nguyễn Huệ, nhưng cũng không phải nó chỉ có những yếu tố mang tính địa phương (thủ đô). Giỏ hoa và những tài sản công khác, như tờ báo, cuộc điện thoại, được các công chức nhỏ sử dụng “vô tư”, có thể bởi nhiều người nghĩ nó chẳng đáng chi so với những thứ lớn hơn bị “ăn chia” mà không còn được coi là xấu nữa. Khi còn nhỏ, chứng kiến cha mẹ phải tiền bạc cho thầy; khi làm bệnh nhân phải tiền bạc cho bác sĩ; tiền bạc khi vi phạm luật giao thông; tiền bạc để lên chức; tiền bạc để lên báo và để lấy danh hiệu này, danh hiệu khác… Một quan chức cao cấp không còn thấy xấu hổ khi sử dụng chiếc điện thoại trị giá hàng mấy chục tháng lương. Không còn xấu hổ khi con cái “chơi” những chiếc xe hơi trị giá phải tính bằng nhiều tỉ. Không còn xấu hổ khi nói dối, khi thấy cấp dưới rút ruột các công trình... Không xấu hổ khi chỉ vì một cánh hoa mà cả phố hoa bị phá.
Suốt đêm 2.1.2009, các nghệ nhân Hà Nội đã làm lại các tiểu cảnh, cắm lại hoa… nhưng vẻ đẹp ban đầu ở phố hoa và cả trong lòng người đi qua, thì không biết đến bao giờ mới mong khôi phục. Những cụm hoa đẹp giờ đây đã được rào giậu. Nhưng, những hàng giậu ấy không che đậy hết những dấu vết tan hoang, những dấu vết không thể khắc phục sau một vài đêm thức trắng. Năm tới, không rõ Hà Nội có định làm lễ hội hoa nữa không, nhưng chắc Hà Nội cũng nhận ra, cái đẹp không thể được trang trí cho dù có cả một phố hoa rực rỡ.
Huy Đức
TS Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc công ty cổ phần Thái Hà Book
“Ăn cắp quen tay…”
Trước hết tôi phải khẳng định ý thức của nhiều người dân kém quá, mà phải dùng từ là vô văn hoá. Họ nhảy vào cỏ, hái hoa, bẻ cành, sờ mó. Tôi có hỏi và thậm chí hầu như quát một người rằng tại sao lại bẻ hoa. Họ nói thản nhiên “về làm kỷ niệm”. Rồi họ còn quát lại “Có phải hoa nhà ông đâu mà ông giữ?”. Nhưng nếu người bẻ hoa vặt cành là con tôi, tôi nghĩ là lỗi tại mình chưa dạy dỗ, chưa hướng dẫn cho cháu. Vì là cha mẹ, tôi phải có trách nhiệm hướng dẫn, phân tích cho cháu hiểu giá trị của hoa rằng một bông để ở nơi công cộng tất cả cùng ngắm cùng hưởng. Hơn nữa phải giáo dục cho cháu thấy cái gì không phải của mình không được lấy, lấy như vậy là ăn cắp. Ăn cắp dần dần sẽ làm hư con người, có thể quen dần và đi tù.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, 88 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
Ý thức cộng đồng cũng có tính “gia truyền”
Nếu con tôi cũng có hành động vô văn hoá đó, ngay lập tức tôi yêu cầu con đi ra khỏi khu vực đó, đưa con tới trước mặt chủ hàng, nói lời xin lỗi. Mình phải xin lỗi trước, sau đó yêu cầu con xin lỗi rồi cùng con khắc phục hậu quả cho người ta như cắm lại bông hoa vừa bị đổ hoặc đền tiền. Hành vi xin lỗi của mình đã là điều khiến con phải suy nghĩ và day dứt rồi. Dường như ở ta việc giáo dục ý thức cho trẻ nơi công cộng chưa được quan tâm một cách thích đáng. Nhưng để xảy ra việc con trẻ vặt hoa, bẻ cành nêu trên, phải hỏi người lớn có ý thức chưa đã? Nghĩa là người lớn phải là tấm gương trong ứng xử nơi công cộng cho con trẻ.
Ông Văn Như Cương, hiệu trưởng trường dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội
Trách nhiệm luôn được nhìn nhận từ hai phía
Cũng như nhiều người Hà Nội, tôi cũng có đi dự lễ hội hoa nhưng nhìn cảnh tượng ở đây còn đáng buồn hơn những gì báo chí phản ánh. Trường hợp con cháu của mình có hành vi như vậy, tôi sẽ không tránh khỏi cảm giác bực tức, phẫn nộ và chắc chắn sẽ phải có biện pháp giáo dục. Cả một không gian văn hoá công cộng giữa lòng Hà Nội như thế mà người ta phá một cách tàn nhẫn. Điều tôi thấy đầu tiên đó là tính văn hoá của người Hà Nội suy giảm.
Nhưng điều tôi thấy đáng buồn hơn là khâu tổ chức lễ hội hoa. Cách làm không chuyên nghiệp, thiếu sự chuẩn bị đã biến phố hoa thành phố đi bộ và hàng rong với mực khô, bỏng bắp, ngô nướng, kem bông... lem nhem và vô cùng nhếch nhác. Câu hỏi đặt ra: trách nhiệm của ban tổ chức ở đâu? Họ đã kêu gọi các nghệ nhân cùng bỏ tiền ra tổ chức nên một phố hoa rực rỡ, vậy mà không thể cùng phối hợp với các công ty bảo vệ, công an, cảnh sát hay người dẹp đường bảo vệ an toàn cho hoa. Đi thưởng lãm hoa đẹp từ Đà Lạt, Thái Lan, Trung Quốc mang về nhưng lại toàn thấy cảnh người ta thi nhau vặt hoa, bẻ cành; cảnh ăn uống, rác rưởi... không thể chấp nhận được. Trách nhiệm, theo tôi, luôn được nhìn nhận từ hai phía.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội
Cần những chế tài và biện pháp định hướng ý thức công dân
Đứng trên phương diện văn hoá học, tôi cho rằng những hành vi tiêu cực này xuất phát từ một nhu cầu có tính tập quán của người Việt Nam, đầu năm phải có được cái gì đó gọi là có lộc. Tập quán sẽ có cái hay cái dở và đây có lẽ là một tập quán dễ dẫn đến tiêu cực. Chúng ta đã phải có những tuyên truyền cộng đồng mạnh mẽ để hành vi hái lộc đầu năm không trở thành phá hoại môi trường.
Tôi cho rằng để xảy ra điều này, bản thân thành phố Hà Nội và các nhà tổ chức cũng có khiếm khuyết không nhỏ. Không gian của sự kiện chưa hợp lý và co hẹp sự thưởng lãm của người xem, tạo điều kiện cho những vi phạm hữu ý và vô ý. Bên cạnh đó, những gì diễn ra với cây hoa anh đào hồi năm ngoái đúng ra phải là một bài học quý giá, thì dường như các nhà tổ chức không rút được kinh nghiệm gì. Khi ý thức tự giác của người dân chưa cao thì chúng ta phải có những chế tài, những biện pháp để định hướng ý thức đó và dần dần tạo thành một phản xạ cho mỗi công dân.
-
05-01-2009, 07:34 AM #13imported_lockhiphongsach Guest
Ngân hàng năm 2009: Đối diện cuộc sàng lọc
Những ngân hàng nào từ cuối năm 2007 có chủ trương không tăng trưởng nóng tín dụng mà tập trung cơ cấu lại danh mục cho vay và hạn chế phát sinh nợ xấu trong năm 2008 sẽ ít gặp khó khăn trong năm 2009 hơn
Cả ông Nguyễn Phước Thanh, tổng giám đốc Vietcombank (VCB) và ông Trần Phương Bình, tổng giám đốc ngân hàng Đông Á khi trao đổi với phóng viên SGTT đều nhận định như vậy.
Dù trải qua một năm đầy khó khăn nhưng các ngân hàng trong nước vẫn không bị lỗ.
Tín dụng bị “soán ngôi”
Theo báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2008 của ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng chỉ tăng 21 – 22% so với cuối năm 2007 trong khi trần tín dụng cho phép là 30%. Người sống nhờ tín dụng vẫn là các ngân hàng nhỏ, còn các ngân hàng lớn có nguồn thu đa dạng.
Khi chi phí huy động vốn vọt tới 20 – 21%, nhiều ngân hàng bị lỗ từ hoạt động cho vay ít nhất 1%. Lúc các nhà xuất khẩu vướng quy định không được vay vốn ngắn hạn bằng USD, các ngân hàng phải vắt óc đi tìm sản phẩm để tháo nút tín dụng. Sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu vay bằng VND với mức lãi suất vay USD, và nhà xuất khẩu phải cam kết bán USD theo tỷ giá được thoả thuận lại cho ngân hàng là hướng ra tín dụng xuất phát từ Eximbank và lan rộng ra nhiều ngân hàng.
Nhiều ngân hàng đã tận dụng được thị trường nguồn vốn với cơ hội hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ thu về lợi nhuận đáng kể khi năm nay tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,4%, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng tăng 8 – 9% so với cuối năm 2007, theo báo cáo toàn ngành của ngân hàng Nhà nước.
Công ty chứng khoán HSC dự tính, trong cơ cấu thu nhập, thu nhập từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ACB trong năm nay chiếm khoảng 40%. Phí thu từ sàn giao dịch vàng đóng góp đáng kể trong nguồn thu này.
Ngân hàng Quân đội (MB) thu nhập từ ngoại hối chỉ trong nửa đầu năm 2008 đã tăng gấp bốn lần cả năm 2007 và chiếm 10% tổng thu nhập hoạt động cuối quý 2/2008. Khi lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức 15 – 20%, MB thu được lợi nhuận cao nhờ là một trong những người cho vay ròng chủ chốt.
Lượng vốn 7.610 tỉ đồng của các đối tác chiến lược nước ngoài trong tháng 5 – tháng 7 đã giúp chi phí vốn đầu vào của Eximbank cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Theo ông Đào Hồng Châu, phó tổng giám đốc Eximbank, thu nhập của Eximbank chủ yếu từ tiền lãi cho vay và kinh doanh ngoại hối.
Đóng vai trò quan trọng đem lại lợi nhuận năm nay cho các ngân hàng là thị trường trái phiếu. Thực tế, các ngân hàng mua trái phiếu giá rẻ hồi tháng 5 đã thu được lợi nhuận lên đến 30 – 40%. Theo nhận định của một chuyên gia ngân hàng, trái phiếu lợi thế ở chỗ là ngay cả khi giá trị thị trường xuống thấp, ngân hàng vẫn có thể ghi nhận lợi nhuận bằng việc định giá chúng ngang bằng mệnh giá.
Trong khi đó, về dịch vụ thì mặc dù nỗ lực nhưng không nhiều ngân hàng tăng tỷ trọng này vượt bậc trong cơ cấu thu nhập, xoay quanh mức 5 – 7% tổng thu nhập. Ngân hàng Đông Á, một gương mặt tích cực trong lĩnh vực kiều hối và thẻ nhưng phí theo dự tính cao nhất chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 10% tổng thu nhập.
Đối mặt với khó khăn nào?
Với mức suy giảm của thị trường bất động sản, các khoản nợ nghi ngờ tăng mạnh với nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng cuối năm ở 43.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, có thể đó chưa phải là con số cuối cùng, khi nhiều ngân hàng đã cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ… để giảm những khoản nợ xấu xuống.
Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng khó khăn từ năm 2008, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút thời gian sắp tới. Khả năng nợ xấu gia tăng trong năm 2009 là có thể tính đến.
Năm 2009 được nhiều chuyên gia cho là ngân hàng sẽ còn đối mặt với những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt hơn chất lượng tín dụng, dư nợ tín dụng khó thể nóng lên như năm 2007.
Trước mắt, với việc lãi suất đã được Thủ tướng chỉ đạo sẽ giảm trong sắp tới, bài toán cho vay và huy động sẽ trở nên khó khăn hơn. Với lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn so với cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán, sàn giao dịch vàng, cơ hội khai thác biến động tỷ giá, ngân hàng phải đảm bảo những giá trị gia tăng khác để giữ chân và thu hút khách. Còn với chính sách cho vay trở lại nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế, những ngân hàng tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ phải xem lại đủ cơ chế sàng lọc khoản vay liệu đã đủ mạnh và an toàn.
Năm 2009, các ngân hàng trong nước còn phải chính thức đối mặt cạnh tranh với năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Với những áp lực mở rộng mạng lưới, nâng cao công nghệ, gia tăng giá trị dịch vụ, đối mặt với biến động của thị trường tiền tệ, tỷ giá..., năm 2009 được xem là một năm “sàng lọc” các ngân hàng.
-
05-01-2009, 08:05 AM #14Silver member
- Ngày tham gia
- Dec 2019
- Bài viết
- 0
"Đa số có thói quen không can thiệp vào chuyện người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ va chạm, sợ trách nhiệm... Đó là cái kém của người Hà Nội", nhà văn Băng Sơn chia sẻ sau sự kiện phố hoa bị tàn phá.- Khi biết tin Hà Nội tổ chức Lễ hội phố hoa ông cảm thấy thế nào?- Ngay từ khi các khâu chuẩn bị lễ hội bắt đầu, tôi đã bảo con trai chở xe đạp đi dọc phố hoa. Việc tổ chức quả rất công phu. Ý tưởng làm một phố hoa rất tốt.Tuy nhiên, làm cổng chào bằng quạt khô, chơi hoa cúc theo từng giỏ một nở lấm tấm như thế thì chưa phải là người Hà Nội. Đó là hoa của người Nam Bộ. Nếu đi vào các gia đình ở thủ đô, sẽ thấy Tết đến, họ chỉ chơi hoa đào, hoa mai và hoa hồng. Có lẽ cũng thông cảm vì tổ chức lễ hội hoa hơi sớm trong khi hoa Hà Nội chưa nở kịp.Tiểu cảnh phố cổ Bát Tràng cũng có người khen nhưng chê nhiều hơn, chê như là hàng mã và trông lụn vụn, không toát được hồn phố cổ. Riêng 2 con rồng được kết bằng hoa hồng môn công phu nhưng không có cái tư thế vận động... Cảm giác của ông khi phố hoa bị tàn phá tơi tả ngay sau khi khai hội?- Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng.Vậy mà ở đây có người rút cả cành lau, dẫm lên những bông hoa đẹp. Hoa không có lỗi mà người đi chơi có lỗi. Người Hà Nội cần phải rút kinh nghiệm.- Ông đánh giá thế nào về ý thức người Hà Nội qua vụ việc này?- Ngày xưa, nàng Giáng Kiều đi hội hoa xuân, chỉ vô tình làm gẫy cành mẫu đơn mà bị trói. Lúc ấy chàng nho sinh Từ Thức đi qua liền cởi áo đền cho người bán hoa. Người xưa cách đây hàng nghìn năm còn ý thức được như thế, chúng ta mang danh hiện đại, thế mà đi chơi hoa lại bẻ cành, phá hoa làm xấu tiếng cả dân thủ đô.Hôm qua về tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, tính cách hào hoa của người Hà Nội ở đâu, phong nhã văn minh ở đâu, thì thấy chất Hà Nội kém quá, thấy xấu hổ cho người Hà Nội. Những hành động bẻ cành, phá hoa chỉ của một bộ phận nhỏ, nhưng tác động của nó thì rất lớn và để lại hậu quả, tiếng xấu cho người Hà Nội nói chung.- Khi thấy có người ngắt cành bẻ hoa, nhiều người khác chứng kiến nhưng không tỏ thái độ bất bình hay ngăn cản. Ông nhận xét điều này thế nào?- Đa sốchúng ta có thói quen không can thiệp vào chuyện của người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy một hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ đánh nhau, sợ va chạm, sợ trả thù, sợ trách nhiệm... Đó cũng là cái kém của người Hà Nội.Ngoài ra, hội hoa lần này cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Ban tổ chức công phu nhưng chưa đến nơi đến chốn, người dân thì thiếu ý thức, không tôn trọng những lao động của người khác...Có ý kiến cho rằng, sự pha trộn nhiều nền văn hóa đang làm phai nhạt những nét riêng của người Tràng An. Ông nghĩ sao về điều này?- Thực tế đã xảy ra, nhưng chúng ta không thể mong chân núi Ba Vì thành phố Hàng Ngang, Hàng Đào được. Thành phố phát triển đã làm mất đi làng hoa Ngọc Hà, mất một vùng đào Nhật Tân và nhiều thứ khác nữa. Nếu tình hình quản lý thành phố lỏng lẻo như thế này, chúng ta chưa phát triển vùng xứ Đoài cũ thì đã làm mất đi nền văn hóa. - Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao ý thức người dân?- Xây dựng văn hóa phi vật thể thì không thể là ngày một ngày hai mà phải có quá trình dài lâu. Bây giờ Hà Nội còn có người văn hóa hết lớp 2, vậy phải nâng tầm lên. Cái đó không thể làm nhanh chóng được. Trong thành phố cũng rất nhiều người nói ngọng, cái đó phải cũng cần có một quá trình. Cái tốt tiêm nhiễm vào con người ta phải 5 năm 10 năm, nhưng cái xấu chỉ cần một giờ, một phút. Rút kinh nghiệm từ việc này, tôi cho rằng, sang năm các nhà tổ chức vẫn sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội hoa. Tuy nhiên đến lễ hội 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các nhà chức trách, chính quyền phải chuẩn bị công phu và hợp lý hơn.Người Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm, nhất là lớp thanh niên mới lớn, di cư ở các nơi về, họ chưa ý thức được họ là người Hà Nội, phải là người có văn hóa.Anh Thư thực hiệnÝ kiến độc giảNgười gửi: Phan Minh NgọcTôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đã đi xa hơn 20 năm. Tôi luôn tự hào và lắng đọng ân tình với Hà Nội nghìn năm văn vật. Người Hà Nội có văn hóa, tinh tế và tự trọng, đó là sự thật. Tiếc thay sự thật đó là trong ký ức xa xưa của tôi. Còn nay, ai đã phá phố hoa Hà Nội? Ai đã và đang làm mất đi nét văn hóa, sự tinh tế và lòng tự trọng trong người Hà Nội? Nhìn những bộ mặt hả hê vì "chiến lợi phẩm" hoa trên tay, nhìn những bước chạy đạp trên cỏ... có thể thấy ý thức của họ thấp đến chừng nào. Tôi đề nghị nên có hình thức bêu gương những khuôn mặt phá hoại, thiếu văn hóa này trên các phương tiện thông tin đại chúng.Người gửi: Hồ TuấnSau khi đọc các bài viết về lễ hội hoa ở Hà Nội bị tàn phá, tôi cảm thấy xấu hổ cho ý thức quá kém của một bộ phận người dân đã góp tay phá nát hội hoa. Thật buồn cho các nhà tổ chức và những người tâm huyết khi muốn mang một nét văn hoá Việt, một nét đẹp tao nhã của Hà Nội để quảng bá cho khách thập phương và không ít khách tham quan ngoại quốc. Người nước ngoài họ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những cảnh tượng không mấy đẹp mắt và thiếu văn hoá như vậy. Với những người phương Tây, khi ăn kẹo cao su họ còn gói vào giấy rồi đến thùng rác mới vứt. Tại sao ở đất nước họ lại có những công viên, những vườn hoa bạt ngàn không ai bẻ lấy một bông... Chính ý thức của họ tạo nên những phong cảnh, hình ảnh đẹp trong cuộc sống và môi trường thiên nhiên.Người gửi: Trịnh Văn DanhNgười Hà Nội luôn tự hào với câu: "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Nhưng sự vô ý thức của một bộ phận rất nhỏ người dân đã làm xấu đi hình ảnh vồn là tự hào của người dân thủ đô.Lễ hội phố hoa từng được tổ chức rất thành công ở Đà Lạt, TP HCM. Người dân ở đây đã thể hiện ý thức rất tốt, cái đẹp được tôn trọng, mọi người ai cũng được thưởng thức. Người Hà Nội sẽ nghĩ gì nếu khách du lịch quốc tế đến tham quan và nhìn thấy cảnh tan hoang của phố Hoa, nhìn thấy ý thức của một bộ phận người dân thủ đô đã làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.
-
05-01-2009, 09:26 AM #15Silver member
- Ngày tham gia
- Feb 2020
- Bài viết
- 0
Dự kiến kịch bản mới cho TTCK VN 2009:
HOSE: 500
HASTC: 150
Biên độ: +-50%
[:bans2] [:zozo] [:cuoibo]
-
05-01-2009, 12:03 PM #16Silver member
- Ngày tham gia
- Feb 2020
- Bài viết
- 0
thị trường ngày mai sao các bác.
-
06-01-2009, 12:34 PM #17Silver member
- Ngày tham gia
- Nov 2018
- Bài viết
- 2
[quote user="em_me_CK"]
thị trường ngày mai sao các bác.[/quote] Từ 7-10/1/09 TT vẫn theo xu thế tăng...
Nỗi niềm thuế CK đè nặng
tâm trí NĐTđã phần nào được cởi bỏ trong phiên giao dịch hôm nay
(06/1/09). VN Index chốt 314,04điểm tăng 2,13đ - 0.68% GTGD: 259,05tỷ
HASTC chốt 105,53đ tăng 1,75đ-1,69%. KLGD: 112,58tỷ
Tôi hôm qua giải ngân 30% lo hôm nay tèo thì nó lại lên. TT tăng đều đều đến lúc Obama đăng quang là ổn...
-
06-01-2009, 12:39 PM #18Guest
-
06-01-2009, 12:47 PM #19Guest
[img]file:///C:/DOCUME%7E1/NGUYEN%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot.jpg" alt="">[h1]
Các Chủ đề tương tự
-
Sự đồng dạng của TTCK VN giai đoạn 2008-2012 và TTCK Thailand giai đoạn 1998-2002
Bởi imported_sangame trong diễn đàn Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 10-01-2013, 10:55 AM -
2/8/2009,TTCK tuần qua: Dòng tiền trở lại
Bởi imported_diemkhtr trong diễn đàn Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 02-08-2009, 12:46 PM -
XU HƯỚNG KINH DOANH VÀNG, NGOẠI TỆ TRONG TUẦN TỪ 1/6/2009 ĐẾN 5/6/2009
Bởi Linh Le trong diễn đàn Forex và Hàng hóaTrả lời: 1Bài viết cuối: 30-05-2009, 01:28 PM -
DNP - Quý 1/2009 LN tăng gần 200% - EPS 2009 sẽ là 5.600 P/E=2,2 Hiện giá 12,x( BV=19.600) - Giá quá khú 107
Bởi imported_phamhuong09 trong diễn đàn Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 19Bài viết cuối: 11-05-2009, 11:02 AM -
TTCK thế giới và ngày 20/01/2009
Bởi trong diễn đàn Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tếTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-01-2009, 11:21 AM
Cấu tạo bàn thờ thiên ngoài trời bằng đá tại Bình Phước Bình Dương Khác với những mẫu ban thờ tại gia tiên, thì bàn thờ thiên ngoài trời bằng đá tại Bình Phước, Bình Dương có cấu tạo vô cùng đặc...
Thiết kế bán bàn thờ thiên bằng đá...