-
20-09-2010, 11:17 AM #1Guest
1. Value at Risk (VaR)
Ðể trình bày khái niệm cơ bản của Value at Risk (VaR), hãy lấy một ví dụ sau đây:
Anh/chị đầu tư một khoản tiền lớn vào một danh mục cổ phiếu châu Âu và tháng vừa rồi giá trị danh mục đầu tư này đã giảm xuống 50,000€. Sau khi khảo sát những nguyên nhân dẫn đến sụt giảm lợi nhuận, anh/chị muốn biết mức tổn thất tối đa vào cuối tháng này. Câu trả lời ngay lập tức là anh/chị có thể mất hết khoản tiền đầu tư, nhưng câu trả lời này không phù hợp với thực tế vì ai cũng biết trường hợp thiệt hại lớn này hiếm khi xảy ra. Câu trả lời thích hợp là : "nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt, thì tổn thất tối đa trong 95% các trường hợp sẽ không vượt quá 4000€ vào cuối tháng này". Ðó là khái niệm của VaR.
VaR của một danh mục tài sản tài chính được định nghĩa là khoản tiền lỗ tối đa trong một thời hạn nhất định, nếu ta loại trừ những trường hợp xấu nhất (worst case scenarios) hiếm khi xảy ra.
VaR là một phương pháp đánh giá mức rủi ro của một danh mục đầu tư theo hai tiêu chuẩn như giá trị của danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.
Trong ví dụ vừa rồi, VaR ở mức 95% của danh mục cổ phiếu châu Âu trong một tháng là 4000€, có nghĩa là nếu danh mục này không thay đổi trong vòng một tháng và nếu thị trường tài chính vẫn trong một tình trạng bình thường (không tồn tại worst case scenarios), thì khoản lỗ trong 95% các trường hợp thấp hơn 4000€ và xác suất khoản lỗ cao hơn 4000€ là 5% trong trường hợp worst case scenarios : VaR(1 tháng, 95%) = 4000€.
1 - Ðặc điểm của VaR
Ðối với nhà đầu tư thì VaR của một danh mục tài sản tài chính phụ thuộc vào ba thông số quan trọng sau đây :
• độ tin cậy (ví dụ : nếu độ tin cậy là 99% thì có nghĩa có 1% trường hợp xấu nhất có thể xảy ra)
• khoảng thời gian đo lường VaR
• sự phân bố lời/lỗ trong khoảng thời gian này
Ðường phân bố khoản lời lỗ của danh mục đầu tư thể hiện thông số quan trọng nhất và khó xác định nhất. Vì mức tín nhiệm phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư, nếu mức tín nhiệm này càng quan trọng thì VaR càng cao. Nói cụ thể nếu nhà đầu tư sợ rủi ro thì họ sẽ hoạch định một chiến lược nhằm giảm xác suất xảy ra các trường hợp xấu nhất. Trong giới tài chính thì độ tin cậy thường thường là 99% và thời gian đo lường VaR là 10 ngày làm việc.
Hãy minh họa khái niệm VaR qua một ví dụ sau đây : một nhà đầu tư muốn đánh giá rủi ro của một chỉ số Nasdaq 100 Index được giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán Nasdaq. Từ tháng 6 năm N đến tháng 6 năm N+3, nếu ta tính tỷ suất sinh lợi mỗi ngày thì ta sưu tập được gần 1400 dữ liệu. Histogram sau đây biểu diễn sự phân bố các tỷ suất sinh lợi hàng ngày của Nasdaq 100 Index :
Trên biểu đồ này, các tỷ suất sinh lợi trên trục hoành được xếp từ trái sang phải, từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Thanh cao nhất mô tả tỷ suất sinh lợi giữa 0% và 1% trong hơn 250 ngày giao dịch trong khi thanh ở phía cực phải mô tả 1 ngày trong một thời hạn 3 năm mà tỷ suất sinh lợi là 11.8%. Ở bên trái của biểu đồ, những thanh đỏ mô tả 5% tỷ suất sinh lợi thấp nhất mỗi ngày và chính là những khoản lỗ lớn nhất từ -4% đến -8%. Vậy ta có thể khẳng định rằng tổn thất trong 95% các trường hợp không vượt quá 4% khoản tiền đầu tư. Nói một cách khác, nếu ta đầu tư 100 € thì với mức độ tin cậy là 95%, ta hy vọng khoản lỗ tối đa không vuợt quá 100 € × 4% = 4 €.
Ta phải luôn nhớ rằng VaR không có vai trò hay mục đích phản ánh một hiện tượng chắc chắn mà chỉ là một ước tính xác suất. Nếu ta muốn tăng mức tin cậy, ta chỉ cần hướng về phía cực trái của biểu đồ trong đó hai thanh đỏ, ở vị trí -8% và -7%, thể hiện 1% tỷ suất sinh lợi thấp nhất. Với mức tín nhiệm là 99%, ta có thể ước tính khoản lỗ lớn nhất sẽ không vượt quá 7%, hay là nếu ta đầu tư 100 € thì tổn thất tối đa không vượt quá 7 €.
2 - Phương pháp ước tính VaR
Hiện nay có bốn phương pháp thông dụng nhất để tính VaR :
• phân tích quá khứ (historical method)
• phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method)
• RiskMetrics
• Monte Carlo
- Phân tích quá khứ (historical method)
Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được xác định như sau :
1. tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư
2. tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, vv)
3. xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất
4. tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Ví dụ : nếu ta có một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ (historical data) và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1400. Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14.
- Phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method)
Phưong pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi và rủi ro tuân theo phân bố chuẩn. Đường cong màu xanh lá cây sau đây là phân bố chuẩn của những dữ liệu trên :
VaR được tính cụ thể như sau :
1. tính giá trị hiện tại V0 của danh mục đầu tư
2. từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng m và độ lệch chuẩn suất sinh lợi σ của danh mục đầu tư
3. VaR được xác định theo biểu thức sau đây :
VaR = V0×(−m + zqσ)
với zq bằng 1.65 nếu mức độ tin cậy là 95% và bằng 2.33 nếu độ tin cậy là 99%.
Khi biết giá trị của độ lệch chuẩn σ là khoảng 2.64, và đồng thời tỷ suất sinh lợi trung bình xấp xỉ là 0 (phân bố chuẩn), vậy thì với mức tin cậy 95% ta có thể tin rằng khoản lỗ tối đa sẽ không vượt quá 1.65×2.64 = 4.36%, và với mức tin cậy 99%, khoản lỗ tối đa sẽ không lớn hơn 2.33×2.64 = 6.16%
- RiskMetrics
Nguyên tắc tính VaR của phương pháp RiskMetrics tương tự với nguyên tắc tính VaR của phương pháp Phưong sai - hiệp phương sai, nhưng thay vì tính độ lệch chuẩn σ cho tất cả các tỷ suất sinh lợi, ta tính σ theo những suất sinh lợi mới nhất. Phương pháp này cho ta phản ứng nhanh chóng khi thị trường thay đổi đột ngột và đồng thời cho ta quan tâm đến những sự kiện cực kỳ quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của danh mục đầu tư. Nói cụ thể, thuật toán tính VaR là như sau :
1. tính độ lệch chuẩn quá khứ σ0 (historical volatility) của danh mục đầu tư
2. dùng các tỷ suất sinh lợi xếp theo thứ tự thời gian, tính độ lệch chuẩn bằng công thức sau đây : với σn−1 là độ lệch chuẩn, rn−1 là tỷ suất sinh lợi ở thời điểm n−1 và hằng số λ được cố định là 0.94.
3. dùng giá trị ước tính mới nhất của độ lệch chuẩn σn , tính VaR theo biểu thức của phương pháp Phưong sai - hiệp phương sai.
- Monte Carlo
Sau đây là cách tiếp cận toàn cầu để tính VaR :
1. mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N>10,000
2. cho mỗi bước lặp i, i<N
2.1. tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất, vv) mà ta nghĩ rằng chúng mô tả những dữ liệu quá khứ (historical data). Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủi ro được phân bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay. Và từ một tập hợp số liệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có thể tính mức biến động của mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro.
2.2. tái đánh giá danh mục đầu tư Vi trong kịch bản thị trường trên.
2.3. ước tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) ri = Vi − Vi−1 (giá trị danh mục đầu tư ở bước i−1).
3. xếp các tỷ suất sinh lợi ri theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.
4. tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm (percentile) số liệu ri. Ví dụ: nếu ta mô phỏng 5000 kịch bản và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 250. Nếu độ tin cậy là 99%, VaR là giá trị thứ 50.
5. đồng thời tính sai số tương ứng cho mỗi VaR, nếu số lượng N càng cao thì sai số càng nhỏ.
3 - Backtesting
Bảng dưới đây trình bày ưu điểm và nhược điểm của bốn phương pháp tính VaR :
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Phân tích quá khứ
(historical analysis) • thiết kế và áp dụng dễ dàng
• không cần giả thuyết về quy luật phân bố • đòi hỏi một số liệu cực lớn
• tương lai có thể không giống quá khứ Phương sai - hiệp phương sai /
RiskMetrics • thiết kế và áp dụng dễ dàng
• áp dụng cho danh mục đầu tư bao gồm chứng khoán tuyến tính (như cổ phiếu) • tính VaR không tốt cho những chứng khoán phi tuyến (quyền chọn)
• ít quan tâm đến trường hợp xấu nhất và như vậy không chứng minh được giả thuyết về phân bố chuẩn của các dữ liệu Monte Carlo • có khả năng tính VaR rất chính xác
• áp dụng cho danh mục đầu tư bao gồm chứng khoán phi tuyến (quyền chọn) • không dễ chọn một phân bố xác suất
• chi phí tính toán rất cao (thời gian thực thi, bộ nhớ máy vi tính mạnh, vv) Vậy phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất ? Hiện nay không có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này. Nếu ta so sánh VaR của danh mục đầu tư Nasdaq 100 Index trong một tháng (lưu ý rằng VaR một tháng là VaR 1 ngày nhân với căn bậc hai của 20 ngày làm việc) :
Phương pháp Giả thuyết VaR 95% VaR 99% Phân tích quá khứ 4%×200.5=17.88% 7%×200.5=31.30% Phương sai - hiệp phương sai phuân bố chuẩn với kỳ vọng = 0 và độ lệch chuẩn = 2.64% 4.36%×200.5=19.49% 6.16%×200.5=27.54% RiskMetrics kỳ vọng = 0 và độ lệch chuẩn biến động theo thời gian 21.25% 34.58% Monte Carlo phân bố chuẩn với kỳ vọng = 0 và độ lệch chuẩn = 2.64%. Mô phỏng 100 kịch bản 18.11% 26.73%
Kết quả trên cho thấy sự chênh lệch giá trị VaR giữa các phương pháp cho cùng một danh mục đầu tư. Nguyên nhân của sự chênh lệch giữa hai phương pháp phương sai - hiệp phương sai và Monte Carlo là vì số kịch bản dùng trong Monte Carlo để tính VaR hơi ít. Nếu ta mô phỏng nhiều kịch bản hơn (thay vì 100 ta dùng 1000 kịch bản) thì chênh lệch sẽ giảm. Với độ tin cậy là 95%, VaR xác định theo phương pháp phân tích quá khứ là nhỏ nhất trong khi đó với độ tin cậy 99%, VaR tính theo phương pháp phương sai - hiệp phương sai và Monte Carlo là nhỏ nhất. Kết quả này minh họa hiện tượng đánh giá thấp các trường hợp xấu nhất (worst case scenario) của phương pháp variance - covariance.
Khi chọn một phương pháp tính VaR, ta cần phải cân nhắc những tiêu chuẩn nhất định như chi phí thực thi, tính phức tạp cũng như tính linh hoạt của mô hình, cách tổng hợp và khai thác dữ liệu. Theo các báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng hay tổ chức tài chính thì tất cả các phương pháp ước tính VaR đều được áp dụng thường xuyên, ví dụ như Deutsche Bank áp dụng Monte Carlo trong khi đó UBS áp dụng phương pháp phân tích quá khứ với một số liệu tổng hợp trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, nếu ta không có thể so sánh các phương pháp này, ta có thể khảo sát hiệu suất của từng phương pháp, có nghĩa là ta phải so sánh giá trị ước tính VaR với khoản lời/lỗ mà ta thật sự nhận thấy. Ví dụ, với độ tin cậy là 99%, mức tổn thất chỉ phải vượt quá VaR trong khoảng 1% trường hợp, nếu không ta phải tiến hành xem xét lại phương pháp tính VaR và coi nó có phù hợp với danh mục đầu tư hay không : đó là khái niệm Backtesting. Nếu kết quả tính toán VaR không chính xác, có nghĩa khoản lỗ không phù hợp với VaR thì cơ quan quản lý/giám sát thị trường chứng khoán như FSA của Anh hay SEC của Mỹ sẽ phạt nặng bằng cách bắt buộc một ngân hàng hay tổ chức tài chính phải tăng vốn cơ bản.
4 - Kết luận
Khái niệm VaR được phát triển để cung cấp một đánh giá tổng quát về rủi ro của một danh mục đầu tư, một sản phẩm tài chính, một loại thị trường (tiền tệ, hợp đồng tương lai, vv), vv trong một môi trường kinh tế bình thường trong đó không tồn tại các trường hợp xấu nhất (worst case scenarios). Nhưng VaR cũng có vài giới hạn, chẳng hạn như vấn đề tổng hợp, khai thác dữ liệu, hay vấn đề thiếu thông tin về tổn thất tối đa khi xảy ra một trường hợp xấu như khủng bố, vv. Vì lý do này mà các cơ quan giám sát thị trường chứng khoán bắt buộc các ngân hàng phải đánh giá VaR một cách độc lập, khách quan đối với những giả thuyết về mô hình xác suất trong trường hợp xảy ra các kịch bản thảm họa : đó là stress testing, ví dụ như khoản lỗ tối đa là bao nhiêu khi thị trường giảm đột ngột 10%−20%.View more random threads:
- Các bác chỉ em cách đặt lệnh giùm .
- Điểm cộng hấp dẫn Nhà đầu tư của Công trình NovaHills Mũi Né
- Tại sao VNM không có trong danh mục của 2 quỹ ETF
- Nhận biết xu hướng và chiến lược trading hợp lý sẽ quyết định thành công trên TTCK
- Tim hieu thong tin ve cac khoa hoc chung khoan
- kiến thức
- Những yếu tố ảnh hưởng đến gía vàng.
- các bác cho em hỏi tí
- Xin hỏi các bác về lệnh ATC
- Thiên đường sống đáng mơ ước tại dự án Sunrise Riverside quận 7
-
20-09-2010, 11:18 AM #2imported_leductin01ctdh Guest
2. Tài chính học hành vi, tâm lý bầy đàn và TTCK Việt Nam
TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145% và đầu năm 2007 tăng thêm 46% - cao nhất trên thế giới. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển mãnh liệt này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước. Chơi chứng khoán đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền với tốc độ cực nhanh.
Tài chính học hành vi
Các bằng chứng về “bong bóng” chứng khoán thế giới trong những năm 90 đã chứng minh rằng, các nhà đầu tư không phải luôn luôn hành động một cách sáng suốt và khôn ngoan như mong đợi. Trong những trường hợp như vậy, lý thuyết thị trường hiệu quả không thể giải thích, nhưng nghiên cứu của tài chính học hành vi dựa trên những lý thuyết cơ bản về tâm lý học có thể giúp chúng ta hiểu được thị trường tài chính. Một số miêu tả và giải thích của tài chính học hành vi khá thú vị, mô phỏng hành vi thị trường bằng các cuộc thử nghiệm rất đơn giản như sau:
Cho ai đó một lựa chọn: hoặc là sẽ có chắc chắn 50.000 đồng hoặc là sẽ chơi trò đồng xu xấp ngửa, nếu thắng sẽ nhận được 100.000 đồng, và ngược lại sẽ không nhận được gì cả. Có vẻ như trò chơi này đầy may rủi, do đó người ta thường chọn việc bỏ túi chắc chắn 50.000 đồng. Ngược lại, nếu phải lựa chọn giữa việc mất chắc chắn 50.000 đồng hoặc cũng chơi trò đồng xu xấp ngửa và mất 100.000 đồng hoặc không mất gì cả. Họ có thể sẽ chọn chơi xấp ngửa. Sự may rủi trong việc tung đồng xu xấp ngửa trong cả hai trường hợp là tương đương nhau, nhưng con người lại thường chọn cách tham gia trò chơi để tiết kiệm những khoản lỗ, dù trò chơi này có thể sẽ mang đến một khoản lỗ lớn hơn. Điều này cho thấy khuynh hướng con người coi khả năng bù đắp một khoản lỗ còn quan trọng hơn khả năng kiếm được một khoản lợi lớn hơn.
Trong kinh doanh, sự ưu tiên về việc tránh các khoản lỗ cũng đúng cho các nhà đầu tư. Khi giá cổ phiếu của Nortel Networks xuống giá thê thảm từ hơn 100 USD vào đầu những năm 2000 xuống còn chưa đầy 2 USD, bất chấp giá cổ phiếu xuống như thế nào, nhà đầu tư vẫn tin rằng nó có thể sẽ lên trở lại và họ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Họ có khuynh hướng quá tự tin vào các phán đoán của mình, thậm chí còn thích chộp ngay lấy thông tin rỉ tai hơn là những thông tin công bố rõ ràng. Vì sao lại như vậy? Điều này chỉ có thể lý giải bằng cảm xúc (emotion) - một yếu tố quan trọng chi phối hành vi con người.
TTCK được xem là một nhóm các nhà đầu tư với mục đích chung duy nhất là nắm bắt xu hướng tương lai của thị trường để từ đó có quyết định kinh doanh đúng đắn nhằm thu được lợi nhuận. Song, nhóm đông đó được hình thành bởi nhiều nhà đầu tư cá nhân khác nhau, mỗi nhà đầu tư lại thiên về các cảm xúc trái ngược nhau: Lạc quan có, bi quan có, hy vọng có, lo lắng có – tất cả mọi cảm giác đều có thể tồn tại trong cùng một nhà đầu tư tại các thời điểm khác nhau hoặc trong một nhóm nhà đầu tư tại cùng một thời điểm.
Có lẽ quyển sách nổi tiếng của Charles Mackay: “Những ảo giác cực kỳ phổ biến và sự mất trí của đám đông” được nhắc đến nhiều nhất trong những cuộc bàn luận về các hiện tượng của TTCK, từ cơn sốt hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17 cho đến những hiện tượng “bong bóng” gần nhất. Cốt truyện khá tương tự nhau: một TTCK giá lên (bull market) về một mặt hàng, đơn vị tiền tệ hoặc cổ phiếu nào đó khiến dân chúng thấy xu hướng tăng giá là không thể ngừng. Với cách suy nghĩ lạc quan như vậy, mọi người mua “đối tượng” của cơn sốt vượt quá nhu cầu thật sự của mình, cùng lúc đó những người cho vay thay phiên nhau đổ thêm dầu vào lửa. Đến khi nhà đầu tư nhận ra thị trường không mạnh như họ đã kỳ vọng, sự sợ hãi tăng lên. Và khi sự lo lắng chuyển thành cơn bán đổ bán tháo thì thị trường sụp đổ, tạo ra một vực xoáy nhấn chìm thị trường sâu hơn cả trước khi có cơn sốt, hậu quả là phải tốn nhiều năm trời thị trường mới có thể phục hồi trở lại.
Do vậy, trong các quyết định đầu tư thông minh thì cảm xúc chính là kẻ thù số 1. Cảm xúc khiến chúng ta hành động trái với những gì mà chúng ta nên làm. Cảm xúc khiến chúng ta mua trong khi chúng ta nên bán, cảm xúc khiến chúng ta bán trong khi chúng ta nên mua.
Tâm lý bầy đàn và TTCK Việt Nam
Một sự thật hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Bất cứ khi nào bạn bán cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ phiếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, người mua nghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn hoặc người mua sẽ đúng, nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nhịp. Sự sôi động của TTCK Việt Nam thời gian qua phản ánh phần nào điều này.
TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145% và đầu năm 2007 tăng thêm 46% - cao nhất trên thế giới. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển mãnh liệt này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước. Chơi chứng khoán đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền với tốc độ cực nhanh.
Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa với TTCK Việt Nam. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo rằng giá chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động.
Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên TTCK:
Bình thường, một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, nhưng cũng có lúc họ bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động theo một cách thức phổ biến nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất thì chính sự sợ hãi bị “bỏ rơi” hay thất bại khi bạn bè, người thân, hàng xóm của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám đông.
Cảnh kiếm tiền trên TTCK quá dễ đã thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Chứng khoán vượt quá giá trị thật - biết chứ - nhưng họ vẫn mua. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn nữa. Lòng tham của con người khiến họ hành động. Còn nhìn thấy cơ hội kiếm lợi, họ còn nhảy vào.
Sức nóng của TTCK còn “hút” cả anh hai lúa, bà bán đậu phộng đến ông xích lô… gom góp tiền dành dụm cả đời đổ vào chơi chứng khoán. Họ biết phân tích cổ phiếu, biết dự đoán khả năng hoạt động sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo tâm lý bầy đàn.Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả. Khuynh hướng (bản năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư cho rằng người khác sẽ có nhiều thông tin hơn. Và hệ quả của điều này, họ cảm thấy có sự thôi thúc ghê gớm đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt, có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp của TTCK Việt Nam, “sứ mệnh” đó nhiều lúc được giao cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cần một cái nhìn đầy đủ về tâm lý bầy đàn
Trong suy nghĩ của nhiều người, tâm lý bầy đàn là cái gì đó rất xấu, rất đáng khinh, loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Do vậy, làm sao để chấm dứt tâm lý bầy đàn trong các nhà đầu tư là một câu hỏi được đặt ra? Không có gì khó khăn, bởi câu trả lời là không thể. Nhà đầu tư sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình theo thị trường, họ sẽ rút ra bài học từ chính những thành công và thất bại của mình. Không thể có giải pháp nào được đưa ra ở đây cả.
Tâm lý bầy đàn (hay tâm lý đám đông) là một sự tồn tại khách quan trong bất cứ một thị trường nào, không riêng gì thị trường tài chính. Các bằng chứng xã hội mà các nhà tâm lý học đưa ra sau các cuộc khảo sát hoàn toàn chứng minh được điều đó. Hẳn nhiều người trong chúng ta đã được biết đến thí nghiệm dưới đây:
Cho một người đứng ở một góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Một số người đi đường đã dừng lại để xem người kia nhìn gì nhưng rồi đa số cũng bước qua. Lần tiếp theo, các nhà tâm lý học cho năm người làm như vậy ở góc phố đó. Lần này, số người dừng lại để quan sát đông gấp 4 lần. Khi cho 15 người đứng ở góc phố đó, có tới 45% số người qua đường dừng lại và khi tăng số người đứng ở góc phố thêm một lần nữa, có tới hơn 80% người đi đường phải ngẩng đầu quan sát theo. Vì sao lại như vậy? Người ta cho rằng, nếu có nhiều người cùng nhìn lên bầu trời thì chắc chắn rằng trên bầu trời phải có cái gì đó. Đó là lý do vì sao càng có đông người, đám đông càng dễ bị ảnh hưởng: thêm một người là thêm một bằng chứng cho thấy có điều gì đó quan trọng đang xảy ra. Họ tin tưởng rằng, nếu có rất nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó thì việc đó nhất định đúng. Bằng chứng này dường như cho thấy, nếu không biết điều gì đang diễn ra thì tốt hơn hết là nên bắt chước những gì người khác đang làm.
Và lâu nay vẫn có quan niệm sai lầm cho rằng chỉ ở Việt Nam mới có tâm lý bầy đàn trong đầu tư như thế. Sự thật thì tâm lý đám đông (tâm lý bầy đàn) xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi, thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý đám đông. Nếu không, lịch sử kinh tế thế giới đã không chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khoảng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea - Anh ( 1711-1720), khủng hoảng bất động sản Florida - Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997, khủng hoảng dotcom…
Nhà đầu tư khôn ngoan nên hành xử ra sao trong một thị trường như vậy: Sẽ đi theo đám đông hay độc lập quyết định dựa vào các nghiên cứu, phân tích của mình? Câu trả lời ở đây khá đơn giản: Nên đi theo đám đông khi ý kiến của nó phù hợp với những phân tích của riêng bạn và nhanh chóng rời bỏ đám đông khi đám đông suy nghĩ ngược với bạn. Khi rời bỏ đám đông, nhà đầu tư nên kiếm lợi hoặc nhận ra các khoản lỗ và đứng ngoài đợi cho đến khi thị trường có dấu hiệu khả quan trở lại. Thà từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là mất một khoản vốn trước mắt. Nhưng thật sự thì cái cảm giác bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền mười mươi là một tâm lý vô cùng khó chịu!
-
20-09-2010, 11:19 AM #3Silver member
- Ngày tham gia
- Jun 2018
- Bài viết
- 0
3. Định nghĩa chứng khoán phái sinh
Định nghĩa chứng khoán phái sinh
Thông thường, trong các tài liệu chính thống về mặt khoa học, người ta cần một định nghĩa có tính chính xác cao hơn. Chúng ta có thể tham khảo một định nghĩa dưới đây:
Một hợp đồng tài chính được gọi là một chứng khoán phái sinh (derivative security), hoặc một tài sản tài chính có giá trị phụ thuộc (contingent claim), nếu giá trị của hợp đồng tài chính đó tại thời điểm đáo hạn T có thể được xác định hoàn toàn bởi giá trị thị trường (thị giá) của công cụ tiền mặt (hay tài sản cơ bản).
Đây là định nghĩa của Ingersoll, tác giả cuốn sách rất quan trọng về lý thuyết quyết định tài chính Theory of Financial Decision Making (1987), Rosman and Littlefield.
Theo cách hiểu này, tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng phái sinh chứng khoán, ta ký hiệu đó là thời điểm T, thì giá của tài sản phái sinh F(T) được xác định hoàn toàn bởi S(T) là giá thị trường của "tài sản cơ bản." Sau thời điểm đáo hạn này, cuộc đời của phái sinh chứng khoán cũng kết thúc. Tính chất này rõ ràng và dễ hiểu, là việc con người quy ước với nhau qua hợp đồng. Tuy đơn giản như thế, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong công tác tính toán giá trị của tài sản phái sinh.
Các loại chứng khoán phái sinh
Có thể có nhiều loại chứng khoán phái sinh khác nhau, nhưng phân chia về nhóm tài sản phái sinh có các tính chất tương đồng, người ta thường thấy có 3 nhóm phái sinh sau:
1. Futures và forwards
2. Options
3. Swap và swaptions
Trong số này thì forwards và options được xem là các loại rất cơ bản. Swaps và các loại khác là các cấu trúc phức tạp và hỗn hợp có thể được lai tạp và chuyển biến tính chất từ forwards và options.
Forwards và futures có tính chất rất tương tự nhau. Chúng ta sẽ phân biệt sau.
Định nghĩa forward: Một hợp đồng forward là một thỏa thuận nghĩa vụ mua (hay bán) một tài sản cơ bản ở một mức giá forward đã biết vào một ngày đã xác định. Ngày đáo hạn và mức giá forward đều được ghi rõ từ đầu ngay khi hợp đồng forward được nhất trí. Nếu một hợp đồng mua forward được ký, người nắm giữ hợp đồng được gọi là ở vị thế mua (long position) đối với tài sản cơ bản. Nếu như tại thời điểm đáo hạn, giá trị tài sản cơ bản cao hơn giá forward, vị thế mua đó tạo ra lợi nhuận cho người nắm hợp đồng. Ngược lại thì lỗ.
Sự khác biệt với futures: Như đã nói, forwards và futures khá giống nhau, ngoại trừ một số khác biệt đáng kể sau đây:
Futures được giao dịch tại các sở giao dịch quy củ, định hình, tập trung và có quy chế rõ ràng. Sở giao dịch thậm chí còn soạn sẵn các hợp đồng có quy cách tiêu chuẩn và đặt một số kỳ hạn cho ngày đáo hạn rất cụ thể. Còn forwards thì tương đối tùy tình huống, và giao dịch OTC.
Các giao dịch futures được thanh toán bù trừ thông qua các trung tâm bù trừ được ủy quyền. Sở giao dịch sẽ thiết kế một cơ chế bù trừ rất tinh tế-phức tạp để tối thiểu hóa mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán.
Các hợp đồng futures được quyết toán theo thị giá cuối ngày. Mỗi ngày hợp đồng đều được khớp sổ quyết toán và cùng lúc đó một hợp đồng mới được phát
hành vẫn theo các điều khoản ban đầu. Bất kỳ khoản lỗ hay lãi nào phát sinh trong ngày đều được ghi vào tài khoản của người nắm giữ hợp đồng.
Options:
Options (thỉnh thoảng tiếng Việt vẫn có tài liệu gọi là quyền chọn) là nhóm phái sinh cơ bản. Nếu như hợp đồng forward và futures có tính bắt buộc đối với người nắm giữ phải giao tài sản hoặc chấp nhận tài sản tại thời điểm đáo hạn, thì options ngược lại cho người nắm giữ quyền, chứ không phải nghĩa vụ, được mua hay bán một loại tài sản.
Ta xét một định nghĩa của option kiểu Châu Âu:
Option quyền mua kiểu Châu Âu đối với một chứng khoán S(t) là quyền được mua chứng khoán tại mức giá thực hiện (strike price) K được xác định trước. Quyền này có thể được thực hiện vào đúng ngày đáo hạn T của option. Option mua có thể được mua với giá C(t), gọi là premium, tại thời điểm bất kỳ t<T.
Swaps:
Swaps và swaptions là những loại chứng khoán phái sinh khá phổ biến. Phương pháp phổ biến để tính giá các phái sinh này là phân tách chúng ra thành các forwards và options.
Định nghĩa swap: Một swap là một hỗn hợp các giao dịch vừa mua vừa bán đồng thời các dòng tiền (cash flows) liên quan tới nhiều loại tiền tệ, lãi suất và một số tài sản tài chính.
Định nghĩa này khá phức tạp và để mô tả chúng tương đối dài dòng. Chúng ta sẽ để dành dịp khác. Một trong những ví dụ thường sử dụng là swap lãi suất giản đơn, liên quan tới 2 đối tác có 2 nhu cầu tài sản tài chính ngược nhau, và có hoạt động kinh doanh sinh ra 2 loại dòng tiền có tính chất ngược nhau. Do không thỏa mãn với tính chất dòng tiền do hoạt động của bản thân doanh nghiệp, họ tiến hành swap lãi suất và bù trừ nhau các phần chênh lệch. Hi vọng sẽ có lúc chúng ta cùng làm rõ vấn đề này hơn về mặt lý thuyết.
Các Chủ đề tương tự
-
6 Cách trừ mối mọt dễ dàng ngay tại nhà
Bởi hoanganh trong diễn đàn BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 30-06-2018, 08:23 PM -
PGD: Vì sao ban quản trị bán mạnh cổ phiếu trước kết quả quý 3?
Bởi Cherry trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 7Bài viết cuối: 05-11-2012, 11:14 AM -
TS Lê Đăng Doanh: Nên bỏ hẳn cơ chế bộ chủ quản với quản lý DNNN
Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 02-11-2012, 09:59 AM -
Quản lý dòng tiền đầu tư: Phương pháp nào hiệu quả trong năm 2012?
Bởi minhthuy53 trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 29-01-2012, 07:32 AM -
Ông Đoàn Nguyên Đức: 'Tôi làm quần quật không phải vì tiền'
Bởi imported_tai facebook trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 22-09-2011, 07:57 AM
Khi lần trước nhất nghe về Lovense Ridge , tôi đã hơi nghi ngờ. Chúng ta có thực thụ cần thêm một sản phẩm hạt rung hậu môn nữa không? Là một người thích chơi lỗ đít, tôi đã thử rất nhiều loại đồ...
Lovense Ridge, Chuỗi hạt rung...