Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Phân tích cơ bản

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2019
    Bài viết
    23
    1. Các hệ số tài chính cơ bản

    <font face="Arial">1. Các hệ số về khả năng thanh toán
    • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ ngắnn hạn và nợ dài hạn.
    • Hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn
    • Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn
    • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Lãi vay phải trả
    2. Hệ số cơ cấu tài chính
    • Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản
    • Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản
    • Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu / Giá trị TSCĐ

    3. Hệ số hiệu quả hoạt động
    • Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân
    • Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày / Số vòng quay hàng tồn kho
    • Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân
    • Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày / Vòng quay các khoản phải thu
    • Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân
    • Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
    4. Các hệ số sinh lời
    • Doanh lợi doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
    • Doanh thu tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân
    • Doanh lợi vốn chủ sở hữu(ROE) = lợi nhuận ròng / VCSH bình quân
    5. Hệ số tăng trưởng
    • Tỷ lệ lợi nhuận tích luỹ = Lợi nhuận tích luỹ / Lợi nhuận sau thuế
    • Tỷ lệ tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận tích luỹ / VCSH = Tỷ lệ lợi nhuận tích luỹ x ROE
    </font>

  2. #2
    2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

    Vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Song, nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những vấn đề gì? Tác giả xin đề xuất hai nội dung cơ bản khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

    Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế - Tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định.

    Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: (1) Bảng cân đối kế toán, Mã số B01 - DN; (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Mãsố B02 - DN; (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mã số B03 - DN; (4) Thuyết minh báo cáo tài chính, Mã số B09 - DN.

    Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.

    Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi có tham khảo nhiều công trình viết về vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong số các công trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà chúng tôi tham khảo được có thể chia thành hai loại:

    Loại thứ nhất: Các công trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp.

    Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ đi sâu phân tích trên từng báo cáo tài chính thì chưa đủ mà cần phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính. Có như vậy, mới có thể cung cấp đầy đủ những thông tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    Loại thứ hai: Các công trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Từ đó, rút ra các kết luận đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết. Song, nếu chỉ dừng lại ở mức độ phân tích này thì thực sự là chưa đủ mà phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Có như vậy, mới có thể cung cấp đầy đủ những thông tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, chỉ có thể phân tích chi tiết và cụ thể từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính mới có thể giúp các đối tượng sử dụng thông tin xác định rõ những nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng, từ đó có những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Hơn nữa, mọi hoạt động kinh tế đều có sự tác động liên hoàn với nhau, chỉ có thể dựa vào sự phân tích một cách tỷ mỷ và chi tiết mới có thể tạo ra những thông tin có căn cứ xác thực và như vậy, quản trị doanh nghiệp mới có nhận định đúng về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

    Xuất phát từ những suy nghĩ trên, chúng tôi cho rằng: Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phải bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

    1. Phân tích trên từng báo cáo tài chính

    Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: (1) Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối. (2) So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. (3) Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính. Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.

    2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

    Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dung rất căn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà nội dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây: (i) Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. (ii) Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. (iii) Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (iv) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. (v) Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp. (vi) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (vii) Phân tích giá trị doanh nghiệp.

    Trên đây là những nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cần tiến hành theo hai nội dung nhưng đó chính là hai mặt của một vấn đề và chỉ có thể tiến hành phân tích đầy đủ những nội dung trên mới cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho các đối tượng sử dụng thông tin, giúp họ am hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp - khâu trung tâm của mọi hoạt động.

  3. #3
    yenhong0286 Guest
    3. Kỹ thuật định giá tương đối

    Tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm đến câu hỏi về giá cổ phiếu. Suất sinh lời mà một nhà đầu tư có thể kỳ vọng khi mua một cổ phiếu tùy thuộc vào việc liệu cổ phiếu đó đang được định giá đúng, quá cao hay quá thấp tại mức giá mà anh ta mua. Phương pháp định giá tương đối sử dụng bội số giá (price multiples) là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi và dễ hiểu giúp trả lời câu hỏi của nhà đầu tư. Phương pháp tiếp cận ở đây là dựa vào ý tưởng cho rằng nếu hai cổ phiếu rất tương đồng nhau (chúng có cùng mức rủi ro, hai công ty có cùng lợi nhuận biên, cùng triển vọng phát triển...), cổ phiếu có bội số thấp hơn được coi là đang bị định giá thấp hơn so với cổ phiếu kia.

    Cách tiếp cận phù hợp, cả về lý thuyết và thực tiễn, đối với các kỹ thuật định giá tương đối bao gồm hai vần đề trọng tâm sau đây:

    (1) Những lý do hay suy luận nào để chọn bội số giá (price multiple) phù hợp? Những nhược điểm của từng price multiple?
    (2) Từng price multiple được định nghĩa và tính như thế nào?

    Giá/Thu nhập (Price/Earning Ratio – P/E)

    Nhiều nhà đầu tư muốn ước tính giá trị của cổ phiếu thông qua mô hình bội số thu nhập (P/E). Như chúng ta đã biết, thu nhập mà nhà đầu tư cổ phiếu có quyền nhận chính là thu nhập ròng của công ty. Vì vậy, một cách để các nhà đầu tư ước tính giá trị cổ phiếu là quyết định xem họ sẳn sàng trả bao nhiêu $ cho một $ lợi nhuận dự kiến.

    Lý do sử dụng P/E:

    - Khả năng tạo ra thu nhập chính là động cơ chính của bất kỳ một khoản đầu tư nào. EPS, chính vì thế, thu hút sự quan tâm lớn nhất đối với cộng đồng phân tích cổ phiếu.
    - P/E được thừa nhận và sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư

    Nhược điểm của P/E:

    - EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế nào khi có mẫu số âm.
    - Thu nhập có thể rất biến động, khiến cho việc so sánh P/E qua các năm khác nhau hay giữa các công ty với nhau rất khó khăn và không có nhiều ý nghĩa.
    - EPS có thể bị bóp méo bởi các công tác kế toán, khiến cho khả năng so sánh giữa các P/E bị tác động.

    Công thức tính:

    P/E = Giá thị trường hiện hành/EPS dự kiến trong 12 tháng tới

    Như chúng ta đã biết, giá một cổ phiếu có thể được tính sử dụng Mô hình dòng cổ tức vô hạn (Infinite Period DDM) qua công thức sau:

    Pi = D1/(k-g)

    Nếu chia hai vế của công thức trên cho E1 (thu nhập dự kiến trong 12 tháng tới), kết quả sẽ là:

    Pi/E1 = (D1/E1)/(k-g)

    Mô hình này cho thấy chỉ số P/E được xác định bởi:
    (1) Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến
    (2) Suất sinh lời kỳ vọng đối với cổ phiếu
    (3) Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến.

    Xét ví dụ như sau: nếu chúng ta giả định một cổ phiếu có tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 50%, suất sinh lời kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu này là 12% và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến là 8%, áp dụng công thức trên ta có thể tính P/E như sau:

    D/E = 0.50; k = 0.12; g = 0.08
    P/E=12.25

    Chú ý rằng, một sự thay đổi nhỏ đối với k hay g hay cả hai sẽ có tác động rất lớn đối với giá trị P/E tính theo công thức trên.

    Sau khi ước tính P/E. Chúng ta ước tính E1 – dựa vào E0 và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và từ đó có thể ước tính được giá của cổ phiếu.

    Xem xét ví dụ sau:
    D/E = 0.50
    k = 0.12
    g = 0.09
    E0 = $2.00

    Theo công thức, ta có
    P/E=16.7
    E1=$2.18
    V=$36.41

    Giá/Dòng tiền (Price/Cash flow ratio – P/CF)

    Chỉ số P/CF càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích cổ phiếu xuất phát từ nguyên nhân là EPS có thể bị bóp méo do sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán và các gian lận có thể có do ban lãnh đạo tạo ra vì mục đích cá nhân.

    Lý do sử dụng P/CF:

    - Dòng tiền ít có khẳ năng bị bóp méo bởi các quyết định của ban lãnh đạo.
    - Vì thông thường, dòng tiền ổn định qua các năm hơn EPS, do đó P/CF thường ổn định hơn P/E.
    - Dùng chỉ số P/CF (thay vì dùng P/E) có thể giải quyết được vấn đề khác biệt trong chất lượng EPS giữa các công ty.

    Nhược điểm của P/CF:

    - Chúng ta cộng EPS với các chi phí không bằng tiền (noncash charges) để xác định CFO trong quá trình tính P/CF. Chúng ta đã bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng tới CFO, chẳng hạn như thay đổi vốn lưu động và các khoản điều chỉnh thu nhập khác.

    Công thức tính:

    P/CFj=Pt/CFt+1

    Trong đó:

    P/CFj = chỉ số Giá/Dòng tiền của Công ty j
    Pt = giá cổ phiếu năm t
    CFt+1 = dòng tiền/cổ phiếu dự kiến của Công ty j

    Giá/Giá trị sổ sách (Price/Book value ratio – P/BV)

    Chỉ số P/BV được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích đối với ngành ngân hàng. Giá trị sổ sách của một ngân hàng thường được coi là một dấu hiệu tốt về giá trị nội tại của ngân hàng vì hầu hết các tài sản của nó, như trái phiếu và các khoản cho vay thương mại, có giá trị tương đương với giá trị sổ sách. Không chỉ thế, P/BV cũng được ưu chuộng sử dụng bên ngoài ngành ngân hàng nhờ vào những ưu điểm của chỉ số này, như được trình bày dưới đây.

    Lý do sử dụng P/BV:

    - Vì BV là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, cho nên BV thường lớn hơn 0 ngay cả khi EPS âm. Thông thường chúng ta dùng P/BV khi EPS âm.
     Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động.
    - Được xác định như giá trị tài sản ròng/cổ phiếu, BV/cổ phiếu rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.
    - BV thường được dùng để định giá các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động.

    Nhược điểm của P/BV:

    - Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kỳ tài sản hữu hình nào.
    - Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong các giá trị BV, do vậy P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
    - Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dụng P/BV có thể gây nhầm lẫn.

    Công thức tính:
    P/BVj=Pt/BVt+1

    Trong đó:
    P/BVj = chỉ số Giá/Giá trị sổ sách của Công ty j
    Pt = giá cổ phiếu năm t
    BVt+1 = giá trị sổ sách ước tính vào cuối năm/cổ phiếu của Công ty j

    Cách xác định BV:

    • (Vốn chủ sở hữu) – (Giá trị phần vồn cổ phần ưu đãi) = Vốn cổ đông phổ thông.
    • Vốn cổ đông phổ thông / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành = Giá trị sổ sách/cổ phiếu.

    Giá/Doanh số (Price/Sales ratio – P/S)

    Chỉ số Giá/Doanh số (Price/Sales ratio – P/S) được các chuyên viên phân tích sử dụng vì hai lý do. Thứ nhất, họ tin rằng tăng trưởng doanh thu mạnh và ổn định là yêu cầu đối với một công ty tăng trưởng. Thứ hai, so với tất cả các số liệu trên các báo cáo tài chính, thông tin về doanh số ít bị tác động của các mánh khóe gian lận. P/S rất khác biết giữa các công ty hoạt động trong các ngành với nhau, do vậy, P/S chỉ nên được sử dụng giữa các công ty trong cùng một ngành.

    Lý do sử dụng P/S:

    - Doanh số thường ít bị bóp méo hơn EPS hay BV.
    - Doanh số là một số dương ngay cả khi EPS âm.
    - Doanh số thường ổn định hơn EPS, do vậy P/S sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động

    Nhược điểm của P/S:

    - Một công ty có thể tạo ra doanh thu và có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhưng không có được lợi nhuận, hay có thể có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Để tồn tại lâu, công ty rốt cuộc phải tạo ra được lợi nhuận và tiền.
    - Các tập quán ghi nhân doanh thu có thể gây khác biệt lớn đối với chỉ số doanh thu/cổ phiếu.

    Công thức tính:
    P/Si=Pt/St+1

    Trong đó:

    P/Sj = chỉ số Giá/Doanh thu của Công ty j
    Pt = giá cổ phiếu năm t
    St+1 = doanh thu ước tính/cổ phiếu của Công ty j

  4. #4
    yenhong0286 Guest
    4. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền

    4.1. Định Giá Cổ Phiếu – Phương Pháp Chiết Khấu Dòng Cổ Tức

    Chiết Khấu Dòng Tiền: Nguyên tắc cơ bản nhất để xác định giá trị nội tại của bất cứ tài sản nào

    Phương pháp cơ bản nhất để định giá trị một cổ phiếu hay bất kỳ tài sản nào đó là chúng ta phải định giá tất cả những dòng tiền mà chúng ta nhận được từ cổ phiếu hay tài sản đó trong tương lai. Ở đây có hai việc chúng ta phải làm, thứ nhất là dự báo được những dòng tiền trong tương lai, thứ hai là đưa giá trị của những dòng tiền đó về hiện tại bằng cách chiết khấu chúng theo một tỷ lệ lãi suất xác định.

    Ví dụ cụ thể: Nhà đầu tư dự đoán sẽ huởng được từ cổ phiếu ABC trong 5 năm như sau:

    *
    Năm 1: 1.000 VNĐ - cổ tức
    *
    Năm 2: 0 VNĐ - cổ tức, nhưng đựoc thưởng thêm cổ phần (tỳ lệ 1 được 1)
    *
    Năm 3: 1.500 VNĐ - cổ tức (tức là 3.000 VNĐ cho 2 cổ phần)
    *
    Năm 4: 2.000 VNĐ - cổ tức (tức là 4.000 VNĐ cho 2 cổ phần)
    *
    Năm 5: 45.000 VNĐ từ việc bán cổ phiếu, (tức là 90.000 VNĐ cho 2 cổ phần)

    Chúng ta chọn tỷ lệ lãi suất để chiết khấu là 15%/năm. Xin lưu ý, việc chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu, hay trong trường hợp này cũng chính là chi phí vốn chủ sỡ hữu rất quan trọng trong việc định giá, chúng tôi sẽ giới thiệu vấn đề này trong một bài khác. Giả sử rằng toàn bộ dòng tiền này xảy ra vào thời điểm cuối năm, công thức tính giá trị hiện tại như sau:

    Giá trị hiện tại = Giá trị tương lai/ (1+ lãi suất)^số năm.

    Sau đây là bảng tính giá trị hiện tại của cổ phiếu ABC:

    49.875 sẽ là giá trị của đường đen tại thời điểm lúc này trên đồ thị. Nếu lúc này đường thị giá – màu xanh nằm trên điểm này: cổ phiếu ABC đã được thị trường định giá cao hơn so với giá trị nội tại (overpriced). Nếu đường thị giá – màu xanh nằm dưới điểm này: cổ phiếu ABC đã được thị trường định giá thấp hơn so với giá trị nội tại (underpriced). Sự khác biệt này, nếu xảy ra đúng như vậy chính là lợi nhuận đầu tư. Ở thời điểm lúc này khi nó chưa xảy ra nó được gọi là biên độ an toàn. Nhà đầu tư giá trị sẽ mua khi biên độ an toàn này đạt đến độ lớn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu thận trọng quá, thị giá có thể đổi chiều và từ cổ phiếu ABC đang ở dạng underpriced có thể trở thành overpriced.

    Việc xác định chính xác cổ tức và giá bán một cách chính xác theo ví dụ trên là rất khó. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển hai mô hình đơn giản hơn để tính giá trị nội tại của cổ phiếu. Bài này xin giới thiệu những ý cơ bản của mô hình chiết khấu cổ tức – một trong những mô hình khá phổ biến trong việc định giá cổ phiếu.

    Mô Hình Chiết Khấu Dòng Cổ Tức (Dividend Discount Model)

    Khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ kỳ vọng nhận được hai loại dòng tiền: dòng tiền cổ tức trong thời gian họ nắm giữ cổ phiếu và dòng tiền bằng với giá bán khi họ quyết định bán ra cổ phiếu. Thế nhưng giá bán của cổ phiếu lại cũng lại được dự đoán dựa vào những cổ tức mà cổ phiếu đó đem lại trong tương lai. Do đó, giá trị nội tại của cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức mà cổ phiếu đó mang lại trong thời gian vô thời hạn. Hay nói một cách khác, chúng ta có thể giả sử chúng ta nắm giữ cổ phiếu và hưởng cổ tức vô thời hạn. Giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức này chính là giá trị nội tại của cổ phiếu.

    Mô Hình Cổ Tức Tăng Trưởng Một Giai Đoạn – Mô Hình Tăng Trưởng Gordon

    Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu đang trong giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi và bền vững. Thay vì tính giá trị hiện tại của từng dòng cổ tức và cộng lại, Giáo Sư Myrin Gordon đã phát triển công thức tính giá trị nội tại hết sức đơn giản như sau:

    Giá trị nội tại của cổ tức = Cổ tức kỳ vọng năm tới / (Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng – Tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức)

    Ví dụ cổ phiếu X có dòng cổ tức tăng trưởng 7% theo như đồ thị sau:

    Khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng, chúng ta phải lưu ý rằng, không chỉ một mình cổ tức tăng trưởng với tốc độ đó, mà các chỉ số tài chánh quan trọng khác, quan trọng nhất là lợi nhuận cũng phải phải tăng trưởng với cùng tốc độc. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức sẽ được lợi nhuận và các chỉ số khác hỗ trợ, và vì thế được duy trì bền vững. Ngoài ra chúng ta phải lưu ý rằng tỷ lệ tăng trưởng bền vững này chỉ có thể nhỏ hơn hay cao nhất là bằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Không có doanh nghiệp nào có thể tăng trưởng mãi mãi với tốc độ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

    Trường hợp đặc biệt: Khi tỷ lệ tăng trưởng bằng 0, tức là công ty chia cổ tức đều đặn, giá trị nội tại của cổ tức sẽ bằng:

    Giá trị nội tại của cổ tức = Cổ tức kỳ vọng năm tới / (Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng- Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức)

    Mô Hình Tăng Trưởng Cổ Tức Hai Giai Đoạn

    Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao trong một số năm sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.

    Giá trị nội tại của cổ phiếu = Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng nóng (giai đoạn 1) + Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng ổn định (giai đoạn 2)

    Ví dụ : Cổ phiếu Y có hai giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn 1 gồm 5 năm với tỷ lệ tăng trưởng 20%/năm, và giai đoạn hai, từ năm thứ sáu trở đi, tăng trưởng bền vững với tỷ lệ 7%/năm. Để đơn giản ta giả sử tỷ lệ lợi nhuận mong đợi hay chi phí vốn chủ sỡ hữu trong cả hai giai đoạn đều là 15%.
    Sau đó chúng ta chiết khấu giá trị vừa tính bên trên cùng với các dòng tiền cổ tức giai đoạn 1 về hiện tại theo bảng sau:

    Vận dụng cách tính cơ bản của hai mô hình nói trên, chúng ta có thể áp dụng cho những cổ phiếu có cổ tức phát triển theo nhiều gian đoạn khác nhau, chẳng hạn như mô hình 3 giai đoạn: cổ tức tăng trưởng mạnh, giảm dần, và trở lại tăng trưởng bền vững, hoặc mô hình 2 giai đoạn tăng trưởng ổn định sau đó lại tăng trưởng nóng…

    Phương thức chiết khấu dòng cổ tức dễ xử dụng và đem lại độ chính xác khá cao. Thế nhưng phương pháp cũng có một số khuyết điểm đó là nó đánh giá không chính xác, và thường là hạ thấp giá trị, của những công ty đang tăng trưởng, không chia cổ tức hoặc chia cổ tức với tỷ lệ thấp so với lợi nhuận. Mô hình này cũng xác định hết giá trị của các công ty có nhiều tài sản không hoạt động – nghĩa là tài sản không đóng góp vào việc tạo ra cổ tức.

    4.2. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền

    Bên cạnh định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức thì phương pháp chiết khấu dòng tiền được khá nhiều người ủng hộ và thậm chí phương pháp này còn được giới phân tích tài chính ưa dùng hơn. Về mặt lý thuyết thì đây thực sự là một phương pháp khá tuyệt vời, tuy nhiên trên thực tế, chúng ta có thể gặp vài khó khăn khi dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phiểu. Một số phương pháp định giá khác cũng hữu ích, chúng giúp chúng ta có được một cái nhìn tòan diện hơn về giá trị của cổ phiếu.

    Những vấn đề cơ bản về phân tích chiết khấu dòng tiền

    Lý thuyết chiết khấu dòng tiền phát biểu rằng giá trị của tất cả dòng tiền tạo ra tài sản bao gồm từ những thu nhập cố định cho đến các khoản đầu tư đối với tòan bộ doanh nghiệp thực ra chính là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một chiết khấu hợp lý. Đối với định giá doanh nghiệp thì người ta hay dùng khái niệm dòng tiền tự do. Mức chiết khấu hợp lý đối với doanh nghiệp chính là chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) của chính doanh nghiệp đó.

    Công thức thường dùng là:

    Theo DCF thì để xác định được giá trị của doanh nghiệp cần phải xác định khoảng thời gian dự báo (thường là 5-10 năm đối với các doanh nghiệp đã tương đối vững mạnh) rồi ước lượng các dòng tiền tự do, xác định mức chiết khấu hợp lý, ước đóan mức tăng trưởng của doanh nghiệp và xác định giá trị còn lại vào cuối kỳ dự báo. Gía trị còn lại vào cuối kỳ dự báo( terminal value) chính là thành phần [TFCF / (k - g)] / (1+k)n-1 trong công thức trên.

    Lấy giá trị hiện tại PV chia cho số cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp ta sẽ được giá trị hợp lý của mỗi cổ phần. Đó chính là giá trị mà bạn đang tìm kiếm đấy! Đến đây có vẻ như phương pháp DCF cũng không mấy khó khăn để sử dụng. Nhưng thực tế thì bạn sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

    Các vấn đề thường gặp với phương pháp chiết khấu dòng tiền

    Các kế họach tạo ra dòng tiền hoạt động

    Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc dùng mô hình chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phần chính là ước đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động cho doanh nghiệp. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập và dòng tiền được dự báo. Đó chính là nguyên nhân bạn sẽ gặp vấn đề khi sử dụng phương pháp DCF. Dễ thấy nhất là tính không chắc chắn của các dự án về dòng tiền tăng lên qua từng năm dự báo trong khi mô hình DCF thường phải sử dụng từ 5 đến 10 năm để có được một dự đoán có giá trị. Chính tính không chắc chắn với thời gian có thể sẽ khiến mô hình của bạn không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí là một kết quả khác xa nhiều so với kết quả bạn mong muốn. Các nhà phân tích có thể dự báo khá chính xác dòng tiền hoạt động trong năm nay và năm sau nhưng cũng không thể có đủ khả năng để dự báo chính xác cho những năm xa hơn của tương lai. Thu nhập và dòng tiền có thể bị giảm một cách nhanh chóng bởi vì các yếu tố bất ngờ nào đó. Tệ hại hơn là các dự án về dòng tiền xây dựng cho một năm bất kỳ thường được dựa trên kết quả của năm liền trước đó.

    Các kế hoạch về chi tiêu vốn

    Các dự án về dòng tiền tự do cũng đi liền với các kế hoạch về chi tiêu vốn cho mỗi năm. Cũng vậy, mức độ không chắc chắn của các con số trong kế hoạch chi tiêu vốn tăng lên theo mỗi năm. Trong năm hoạt động không mấy khả quan thì tình hình chi tiêu vốn có thể tạo nên những sai lệch do các nhà quản trị sẽ thắt chăt các kế hoạch chi tiêu vốn và ngược lại. Do đó các giả thiết để xây dựng kế hoạch về chi tiêu vốn luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, có khá nhiều phương pháp để tính toán chi tiêu vốn ví dụ như sử dụng tỷ số vòng quay tài sản cố định hoặc là sử dụng phương pháp tính theo phần trăm doanh thu, những sự thay đổi dù nhỏ trong các giả định của mô hình cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kết quả tính toán của mô hình DCF.

    Mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng

    Có lẽ một trong các giả định quan trọng nhất của mô hình DCF chính là các giả định về mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. Có khá nhiều cách để xác định mức chiết khấu trong mô hình DCF định giá cổ phần. Các nhà phân tích thường sử dụng công thức mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý khi sử dụng DCF để định giá doanh nghiệp. Cả hai phương pháp trên đều khá lý thuyết và chúng thật sự không vận hành hiệu quả lắm trong ứng dụng đầu tư thực tế. Các nhà đầu tư khác có thể chọn một tỷ suất rào cản tuỳ ý để định giá cho tất cả các khoản đầu tư vốn cổ phần. Dĩ nhiên là bạn nên biết rằng khi chọn một phương pháp nào để dự báo suất chiết khấu thì không có nghĩa là bạn sẽ có được những câu trả lời chắc chắn chính xác. Có lẽ vấn đề lớn nhất đối với giả định về tỷ lệ tăng trưởng chính là khi chúng được sử dụng như một giả định về tốc độ tăng trưởng liên tục. Gỉa định rằng một doanh nghiệp có thể giữ mức tăng trưởng liên tục là một giả định rất lý thuyết. Các nhà phân tích đã tranh luận rằng tất cả các công ty lớn mạnh đang hoạt động với mức tăng trưởng liên tục như giả định sẽ có khuynh hướng chỉ đạt ở mức tăng trưởng chung của nền kinh tế trong dài hạn. Thêm vào đó, mức tăng trưởng của công ty sẽ thay đổi, đôi khi là thay đổi rất nhanh qua từng năm hoặc thậm chí là qua từng thập kỷ. Hiếm khi nào mà một doanh nghiệp đạt đến một mức tăng trưởng nào đó và có thể duy trì mức tăng trưởng đó mãi mãi.

    Quay trở lại với cách tính toán trong mô hình DCF dễ thấy kết quả của nó rất nhạy cảm với bất cứ một sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất trong giả định về tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng.

    Các phương pháp thay thế

    Ngay cả với một người có lòng tin chắc chắn đối với DCF, xem đây là mô hình tuyệt vời nhất trong xác định giá trị của đầu tư cổ phần thì việc xem xét thêm các phương pháp khác để xác định giá cả mục tiêu cũng là một việc làm hữu ích. Nếu bạn đang lập kế hoạch về thu nhập và dòng tiền cho các khoản đầu tư, thì việc tính toán một số chỉ số bổ trợ để bạn ra quyết định là hết sức đơn giản. Các chỉ số như P/E, giá/ dòng tiền là các chỉ số được xác định dựa trên lịch sử hoạt động của công ty và thông tin trong ngành của nó. Cố gắng lựa chọn khéo léo một loạt các chỉ số nói lên mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp là việc nên làm.

    Chúng ta đều biết rằng khác với mô hình DCF, nếu định giá doanh nghiệp dựa trên tỷ số P/E hoặc giá/ dòng tiền thì cứ sau mỗi lần giao dịch, chúng ta lại có các dữ liệu quá khứ để dự đoán chính xác hơn khả năng trong tương lai. Trong khi đó ngược lại các tính toán về tỷ lệ chiết khấu trong mô hình DCF thì ít phụ thuộc vào các dữ liệu quá khứ, chúng ta chỉ tính toán lần đầu tiên rồi cứ thế sử dụng cho suốt nhiều năm trong khoảng thời gian dự báo.

    Thay lời kết!

    Là một nhà đầu tư, khôn ngoan nhất chính là tránh việc luôn tin tưởng rằng một phương pháp nào đó là tốt nhất cho việc định giá cổ phần. Trong khi rất nhiều nhà đầu tư đồng tình rằng giá trị của cổ phần có liên quan với giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do trong tương lai và phương pháp DCF được sử dụng xuất phát từ quan điểm ấy. Tuy nhiên mô hình DCF không hề dễ dàng để thực hiện trong bối cảnh thực tế. Có quá nhiều bất trắc với các giả định của nó. Việc tìm kiếm các phương pháp bổ trợ để ra quyết định chắc chắn là một việc làm không vô nghĩa. Các phương pháp bổ trợ sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của cổ phiếu.

    4.3. Phương pháp thu nhập thặng dư (RIM)

    Thu nhập thặng dư là lợi nhuận ròng trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu phát sinh ra lợi nhuận đó.

    RI = E – r*B trong đó: RIt: Thu nhập thặng dư

    RI = ROE*B – r*B Et: Lợi nhuận ròng của

    RI = (ROE – r)*B r: Chi phí vốn chủ sở hữu (%)

    B: Tổng giá trị vốn chủ sở hữu

    Mô hình định giá theo thu nhập thặng dư gồm có 02 nhân tố:

    1. Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm bắt đầu

    2. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập thặng dư trong tương lai

    Mô hình định giá theo thu nhập thặng dư thích hợp khi:

    - Công ty không trả cổ tức hoặc trả cổ tức không xác định được trước

    - Công ty có dòng ngân lưu âm, nhưng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng dương trong tương lai

    - Khó để xác định giá trị còn lại vào cuối kỳ dự báo

    Một số vấn đề khi định giá bằng mô hình này:

    - Khi điều chỉnh bảng cân đối kế toán cho giá trị thị trường

    - Đối với các tài sản vô hình

    - Đối với các hạng mục không còn phát sinh nữa

    - Sử dụng phương pháp khấu hao nhanh

  5. #5
    Guest
    Các ngân hàng thương mại luôn tỏ ra nhanh nhạy khi nhìn thấy “mảnh đất màu mỡ” từ trái phiếu. Trong thời gian qua, một số ngân hàng đã tung tiền nhập trái phiếu, coi đây là địa chỉ tin cậy để tối ưu hoá số vốn huy động đang khá dồi dào.
    Mới đây, một ngân hàng thương mại cổ phần đã nâng tổng giá trị trái phiếu mà họ nắm giữ lên tới 1.000 tỷ đồng, thông qua việc mua vào loại hàng hóa này từ sàn Hà Nội. Lãnh đạo ngân hàng trên cho biết, mặt bằng lãi suất chung sẽ còn giảm trong khi lợi tức trái phiếu đang giao dịch (gồm lãi suất thực và giá chiết khấu) lên tới trên 16%/năm. Do đó, đầu tư trái phiếu chính là một kênh đầu tư khá an toàn và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
    Theo lý giải của một số chuyên gia ngành ngân hàng, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện đã giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 17% và sẽ còn tiếp tục giảm. Trong khi đầu tư cho vay hàm chứa nhiều rủi ro, thì đầu tư trái phiếu chính phủ lại hầu như không có rủi ro.
    Giống như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu cũng đã có những bước thăng trầm, nhưng với một kịch bản khác. Trong thời điểm cổ phiếu bùng nổ vào tháng 6/2008, thì trái phiếu lại bị các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo. Số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán Euro Capital cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 570 triệu USD tiền trái phiếu. Thống kê từ Trung tâm Giao dịch Hà Nội cũng cho thấy, mức bán ròng trung bình từ giữa tháng 6/2008 đến cuối tháng 7/2008 là 245,46 tỷ đồng/phiên.
    Giá trái phiếu liên tục giảm sâu do lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư tăng trước biến động mạnh của lạm phát, lãi suất, tỷ giá và những khó khăn trên thị trường tài chính tiền tệ. Do đó, tỷ lệ chiết khấu trái phiếu có khi lên đến 28%. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, vẫn có những tổ chức tài chính âm thầm tung tiền “hốt” hết số trái phiếu bị đẩy hàng này, khiến giá trị giao dịch của trái phiếu có nhiều phiên tăng kỷ lục tới hàng nghìn tỷ đồng.
    Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trên thị trường trái phiếu thứ cấp, nhà đầu tư thường là các ngân hàng thương mại và việc nhiều tổ chức tài chính bán tháo trái phiếu với giá thấp đã tạo điều kiện cho các ngân hàng mua lại với giá hời. Khi những ngân hàng mua lại trái phiếu với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá, thì họ đã được hưởng lãi cao, nhưng vẫn phòng ngừa được rủi ro, vì đây là một công cụ an toàn.
    Theo ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), trái phiếu chính phủ đang được xem là một loại chứng khoán hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Ông Sơn cho biết, Chính phủ sẽ có lộ trình cụ thể về phát hành trái phiếu Chính phủ thường xuyên để phục vụ đầu tư. Khi nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ tăng lên, thị trường trái phiếu thứ cấp được hoàn chỉnh sẽ giúp tính thanh khoản tốt hơn.


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •