Mỗi loại vật liệu cần phải có một lớp sơn bảo vệ để chống chọi với môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Đó là lý do vì sao sơn công nghiệp ra đời và đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật ở: kết cấu công trình, cầu, sàn nhà máy, khu sản xuất... Hãy tìm hiểu sơn công nghiệp là gì trước khi mua sản phẩm này & lựa chọn được loại sơn phù hợp bằng cách đọc hết bài viết này nhé.

1. Định nghĩa

Sơn công nghiệp là dòng sơn đc dùng để che phủ và bảo vệ lớp bề mặt vật liệu để tăng khả năng chống chịu trong ngành công nghiệp do ảnh hưởng của nhiệt độ, hóa chất, xói mòn... thành phần chính của sơn công nghiệp chủ yếu là chất kết dính polymer để tạo một lớp màng cứng rắn trên bề mặt vật liệu.

Sơn công nghiệp không những được sử dụng riêng trong lĩnh vực xây dựng hay công nghiệp mà nó còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống tùy vào mục đích của người sử dụng. Bởi vậy, hãy tìm hiểu kỹ về các loại sơn công nghiệp trước khi lựa chọn cho mình loại sơn phù hợp.

Sản phẩm khác: sơn chống nóng.



2. Loại sơn công nghiệp nào hợp với các bạn

Rất dễ tìm thấy sơn công nghiệp trong các nhà máy, cầu đường, công trình thương mại, dân dụng... với các loại sơn phổ biến như:

- Sơn kết cấu thép:

Sơn kết cấu thép là tên gọi khác của sơn Epoxy 2 thành phần dùng làm che phủ bảo vệ kim loại & thép. Vì vậy, nếu bạn đang tìm loại sơn dùng để trang trí, bảo vệ máy móc công nghiệp, tàu biển, khung thép... thì đừng bỏ qua loại sơn này. Loại sơn này bám vào sắt, thép rất tốt chống rỉ, mòn bởi tác động của điều kiện thời tiết, hóa chất, khói bụi...

- Sơn dầu:

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với loại sơn này. Sơn dầu được ưa chuộng trong lĩnh vực nghệ thuật và nhất là ngành công nghiệp gỗ bởi khả năng bám dính tốt, độ phủ cao & chống nước vào bề mặt sản phẩm.

Sơn dầu công nghiệp có thành phần đó chính là bột khô trộn với bột lanh hoặc bột cù túc. Nếu biết cách trang trí & kết hợp màu sắc, sơn dầu sẽ giúp các sản phẩm của bạn nổi bật & đẹp mắt hơn bởi loại sơn này có bảng màu rất đa dạng & nổi bật.

- Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện chuyên dùng trong ngành công nghiệp nặng che phủ bề mặt, sắt, thép, kim loại. Loại sơn này được yêu thích bởi độ bám dính tương đối cao, tuổi thọ của lớp sơn & màu sắc lâu dài, bảo vệ bề mặt khỏi các tác nhân gây rỉ sét đối với sắt thép.

Ưu điểm lớn nhất mà loại sơn công nghiệp này mang lại là 90% lượng bột sơn tĩnh điện đc thu hồi & tái sử dụng lần tiếp theo nên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người tiêu dùng. Trước khi sử dụng sơn công nghiệp cần sơn lót nhưng loại sơn tĩnh điện này lại không cần đến sơn lót nên sẽ giảm thiểu thêm 1 phần chi phí xây dựng.