-
31-12-2008, 12:45 PM #1Silver member
- Ngày tham gia
- Jan 2023
- Bài viết
- 83
cho em hỏi giá của trái phiếu công ty có bị ảnh hưởng bới hoạt động kinh doanh của chính công ty đó ko?
nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
và em có nghe rằng "khoản sinh lợi từ trái phiếu là cố định" vậy điều này đúng ko?
xin được giải thích và cung cấp thông tin rõ hơn
em xin chân thành cảm ơn.
View more random threads:
- shb
- Thắc mắc 1 chút!
- kiến thức cơ bản
- Bắt đầu học đầu tư chứng khoán cần những gì? đọc, đọc và đọc! :)
- Joker - Những "bài học" từ kẻ phản diện nổi tiếng nhất
- nhận biết chứng khoán tăng giá hay giảm giá
- Stock split
- Phân tích Kỹ thuật : Nhóm Chỉ số Xu hướng Giá
- Phấn tích cơ bản -Sir John Templeton: Những câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ
- Văn bản pháp lý nào cho hoạt động kinh doanh chứng khoán?
-
01-01-2009, 10:30 AM #2Danielkit Guest
[quote user="pductamvt"]
cho em hỏi giá của trái phiếu công ty có bị ảnh hưởng bới hoạt động kinh doanh của chính công ty đó ko?
nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
và em có nghe rằng "khoản sinh lợi từ trái phiếu là cố định" vậy điều này đúng ko?
xin được giải thích và cung cấp thông tin rõ hơn
em xin chân thành cảm ơn.
[/quote]
9.32 01.01.2009
Đương nhiên là bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh và tài chính của công ty rùi.
Khoản sinh lợi từ trái phiếu là cố định đúng về danh nghĩa, tức là khoản lãi trên mệnh giá là cố định.
-
01-01-2009, 10:59 AM #3lylyly1234 Guest
Chào bạn,Trái phiếu là một dạng chứng khoán nợ, còn cổ phiếu là chứng khoán vốn. Khi nhà đầu tư muốn mua trái phiếu của một Công ty ABC nào đó, họ phải tìm hiểu Công ty đó có mạnh không, tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính ra sao, đặc biệt là phát hành trái phiếu huy động vốn để làm cái gì, có hiệu quả không, dòng tiền cashflow có ổn không, có khả năng trả nợ khi trái phiếu đến hạn không, lãi suất có đủ hấp dẫn không?
Nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ có 2 nguồn thu (2 khả năng sinh lợi mà bạn đề cập), một là trái tức (coupon) nghĩa là lãi suất của trái phiếu đó, thường thì lãi suất này cố định hoặc được thả nổi theo lãi suất thị trường cộng thêm một phần lãi suất chênh lệch nào đó để bù đắp rủi ro, hai là lãi vốn (capital gain). Yếu tố đầu tiên, sẽ thay đổi khi lãi suất thị trường thay đổi nếu là coupon thả nổi. Yếu tố lãi vốn sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là lãi suất thị trường và tình hình hoạt động của Công ty đó. Khi lãi suất thị trường tăng lên thường thì giá của trái phiếu sẽ bị giảm xuống vì lúc đó nhà đầu tư có khuynh hướng bán trái phiếu lấy tiền để gửi Ngân hàng vì độ rủi ro sẽ an toàn hơn. Khi lãi suất thị trường giảm xuống thì giá trái phiếu thường tăng vì lãi suất trái phiếu lúc đó sẽ hấp dẫn nhà đầu tư. Còn về tình hình hoạt động của Công ty thì giá trái phiếu đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng, nếu Công ty hoạt động kém thì độ rủi ro về khả năng trả nợ sẽ tăng lên nên giá sẽ trái phiếu sẽ giảm.
-
03-01-2009, 10:37 AM #4
- Ngày tham gia
- Dec 2022
- Bài viết
- 0
Thị trường chứng khoán Mỹ đã đi qua 8 khúc quanh khó khăn nhất trong năm 2008, cùng với những diễn biến trên thị trường hàng hóa và nghị trường các nước. Giới nhà đầu tư vẫn nuôi hy vọng vào nỗ lực cứu nguy của các Chính phủ trong khi điểm đáy và thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng vẫn còn chưa xác định. Ngày 6/6: Giá dầu tăng vọtGiá dầu thô có bước nhảy đến 10,75 USD ngày thứ 6, lên mức 138,54 USD/thùng. Giá dầu tiếp tục thăng thiên sau khi các nhà phân tích của Morgan Stanley nhận định rằng giá dầu có thể chạm đến mức 150 USD/thùng vào ngày 4/7. Và dự đoán này đã gần đúng, đỉnh cao 147,27 USD/thùng dầu thô đã chạm đến vào ngày 11/7. Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 5% lên 5,5%. Đây là mức tăng tháng lớn nhất của tỷ lệ này trong hơn 20 năm. Báo cáo này cũng cho thấy rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể đã rơi vào suy thoái, bất chấp gói kích cầu hơn 168 tỷ USD của Chính phủ đã được tung ra. Phản ứng ngay lập tức, chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh. Dow Jones mất đến hơn 3%, một mức tổn thất hiếm có của chỉ số này. Ngày 15/9: Lehman Brothers sụp đổ, khủng hoảng tài chính lan rộngNgân hàng đầu tư 158 tuổi này chính thức sụp đổ vào ngày thứ hai sau khi thất bại trong nỗ lực tìm kiếm người mua lại trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần trước đó. Thị trường tiếp tục chịu tổn thất với tin đồn rằng Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới - AIG, đang nỗ lực huy động đủ vốn đề chống đỡ tình trạng bị hạ mức tín nhiệm. Đến cuối tuần đó, chính phủ đã mua lại công ty này với giá 85 tỷ USD. Tiếp đó, Merrill Lynch đồng ý “bán thân” cho Bank of America với giá 50 tỷ USD. Đổ thêm dầu vào lửa, chỉ một tháng sau đó, ngân hàng tiết kiệm lớn nhất quốc gia là Washington Mutual tuyên bố phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng của Phố Wall. Do đó, giới phân tích cho rằng 15/9 là ngày bắt đầu khủng hoảng lan rộng, khi thị trường cho vay đóng băng trong toàn hệ thống và lan sang thị trường tiền tệ của các nước khác. Những thông tin u tối cũng dẫn đến hành động nhanh chóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bộ Tài chính và các nhà hoạch định chính sách đồng ý với các chương trình giải cứu trị giá hàng nghìn tỷ USD. Hầu hết các chỉ số chứng khoán của những thị trường chủ chốt trên thế giới đều sụt giảm, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Ngày 29/9: Ngày mất điểm lớn nhất của chỉ số Dow JonesNgày 29/9 là ngày lịch sử tồi tệ nhất trong hoạt động của hàn thử biểu này, sau khi Hạ viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD. Cú sốc này lan rộng trên khắp các thị trường toàn cầu. Các định chế tài chính và các nhà đầu tư tìm kiếm sự giải thoát tín dụng và làn sóng bán tống bán tháo đã diễn ra trên hầu khắp các thị trường từ Âu sang Mỹ. Dow mất 777,68 điểm (6,98%). Ngày 9/10: Mất mát niềm tinDow mất 2400 điểm (22%) trong 8 phiên giao dịch từ 1/10-10/10. Một bước trượt dài chưa từng có kể từ năm 1930. 9/10 là ngày tồi tệ nhất trong chuỗi ngày sụt giảm này, Dow Jones mất đến 7,33%. Nỗi sợ của giới đầu tư về khủng hoảng tín dụng tiếp tục ăn sâu sau khi Bộ Tài chính cho biết sẽ mua lại cổ phần trong các ngân hàng. Chỉ công bố một tuần sau khi Quốc hội thông qua kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD, kế hoạch này đánh dấu mọt sự thay đổi có chủ ý đầu tiên của Bộ Tài chính, trong việc mua lại các loại chứng khoán hỗ trợ thế chấp của ngân hàng. Chỉ số CBOE, một thước đo chủ chốt về sự mất lòng tin của giới đầu tư My đã lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 60 để tăng lên mức lịch sử 64 điểm. Giới phân tích xem đây là đỉnh điểm của sự lo sợ. Tuy nhiên, chỉ sau đấy một tháng, thước đo này đã chạm đến mức 90 điểm. Ngày 13/10: Thắng lợi to lớn Chứng khoán Mỹ và các khu vực khác đều phục hồi mạnh trong ngày này sau một loạt các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động của thông tin khủng hoảng tín dụng lan rộng trong tuần trước đó. Đóng cửa ngày hôm đó, Dow Jones phục hồi mạnh ở mức 936,42 điểm (11,08%), tăng giá trị thị trường thêm 1,2 nghìn tỷ USD – đây là mức tăng điểm trong ngày kỷ lục. Đồng thời, sự phục hồi này đã làm giảm một nửa tổn thất của giá trị thị trường trong 8 phiên trượt dài trước đó, từ 1/10-10/10. Thị trường cũng tăng mạnh sau người chủ trì của kế hoạch giải cứu của Bộ tài chính Mỹ, ông Neel Kashkari, cuối cùng đã tiết lộ một số chi tiết về kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD này. Ngày 15/10: Kết luận “knock-out”Trong ngày thứ tư tồi tệ đó, thị trường hứng chịu hàng loạt thông tin kinh tế u ám, bao gồm một bản báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ đã bị sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm. Đêm trước đó, chủ tịch FED tại San Francisco, ông Janet Yellen đưa ra bình luận rằng nền kinh tế “có vẻ đã rơi vào suy thoái”. Phát ngôn có tính “knock-out” này được đưa ra sau khi Chủ tịch FED ông Ben Bernanke cảnh báo, nền kinh tế Mỹ sẽ phải mất một khoảng thời gian để phục hồi - ngay cả sau khi các thị trường tín dụng quay về quỹ đạo bình thường. Riêng trong ngày này, Dow Jones của Mỹ giảm gần 8%, mức tổn thất lớn nhất tính theo tỷ lệ % kể từ tháng 10/1987. Ngày 5-6/11: Sau thắng lợi của Obama là thất bại của chứng khoánHàng triệu người chào đón chiến thắng lịch sử của Barack Obama trong đêm 4/11 với niềm tự hào to lớn. Nhưng chẳng lâu sau, các nhà đầu tư đã phải tỉnh lại với sự thật là nền kinh tế đang rất ốm yếu. Kết quả là, chứng khoán Mỹ đã sụt giảm liên tiếp 2 ngày sau khi có kết quả bầu cử. Dow đóng cửa ở mức 8.695,79 điểm với mức trượt dốc đến 929,49 điểm (9,66%).Ngày 1/12: Đã là suy thoáiMặc dù hơi “chậm”, nhưng Văn phòng Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) vẫn phải công bố điều mà mọi người đã tin từ lâu, đó là nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái. NBER cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ đã rơi vào suy thoái từ 12/2007. Trước đó, một số nền kinh tế ở khu vực châu Âu đã khẳng định là rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, sau thông tin chính thức của NBER, các chỉ số chính mất điểm mạnh từ 4-8%.
-
03-01-2009, 10:42 AM #5
- Ngày tham gia
- Dec 2022
- Bài viết
- 0
Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HASTC-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm, một mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động, là chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa thị trường “bốc hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này.Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt tới 40% GDP. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 đã được đặt ra, nhưng sự sụt giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; hiện chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,6% GDP).Giá trị vốn hóa thị trường của những cổ phiếu hàng đầu cũng sụt giảm mạnh. So với cuối năm 2007, đầu tàu VNM giảm từ 29.400 tỷ đồng còn hơn 14.500 tỷ đồng, STB từ 28.700 tỷ đồng còn hơn 9.400 tỷ đồng, DPM từ 27.500 tỷ đồng còn hơn 13.000 tỷ đồng… Trên sàn niêm yết chỉ còn lại 5 cổ phiếu có vốn hóa thị trường đạt trên 10.000 tỷ đồng (năm 2007 là 12 cổ phiếu), gồm VNM, DPM, ACB, HAG và PVD; trong đó HAG vừa niêm yết cuối năm 2008.
-
04-01-2009, 01:02 PM #6Silver member
- Ngày tham gia
- Jan 2021
- Bài viết
- 7
-
16-01-2009, 03:35 AM #7Silver member
- Ngày tham gia
- Jan 2021
- Bài viết
- 7
[quote user="VN_BUFFET"]Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HASTC-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm, một mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động, là chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa thị trường “bốc hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này.Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt tới 40% GDP. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 đã được đặt ra, nhưng sự sụt giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; hiện chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,6% GDP).Giá trị vốn hóa thị trường của những cổ phiếu hàng đầu cũng sụt giảm mạnh. So với cuối năm 2007, đầu tàu VNM giảm từ 29.400 tỷ đồng còn hơn 14.500 tỷ đồng, STB từ 28.700 tỷ đồng còn hơn 9.400 tỷ đồng, DPM từ 27.500 tỷ đồng còn hơn 13.000 tỷ đồng… Trên sàn niêm yết chỉ còn lại 5 cổ phiếu có vốn hóa thị trường đạt trên 10.000 tỷ đồng (năm 2007 là 12 cổ phiếu), gồm VNM, DPM, ACB, HAG và PVD; trong đó HAG vừa niêm yết cuối năm 2008.[/quote]
Bốc hơi đi đâu cơ chứ.
Môt phần chạy vào mấy công ty IPO, một số nhà đầu tư chạy kịp
Còn lại là giá trị ảo thôi
Các Chủ đề tương tự
-
Dùng phần mềm nào để tra cứu dữ liệu doanh nghiệp và so sánh cổ phiếu,sàng lọc cổ phiếu,phân tích ngành,định giá cổ phiếu?...
Bởi anhhungan trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 30-04-2009, 09:16 AM -
Phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cp làm giảm giá cổ phiếu?
Bởi luhan9x trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 13-05-2007, 10:32 AM
Khi lần trước nhất nghe về Lovense Ridge , tôi đã hơi nghi ngờ. Chúng ta có thực thụ cần thêm một sản phẩm hạt rung hậu môn nữa không? Là một người thích chơi lỗ đít, tôi đã thử rất nhiều loại đồ...
Lovense Ridge, Chuỗi hạt rung...