Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2023
    Bài viết
    4


    Các trang dưới đây sẽ được link theo Hệ thống các chỉ số trong phân tích kỹ thuật được viết
    bởi Stockpro tại trang web của bác và đã được copy sang nhiều
    nơi như VC mà không có trích dẫn bản
    quyền tác giả.[/i] . Đối với những người yêu thích môn này, lần đầu tiên đọc hệ thống các chỉ
    số hy vọng sẽ cho một hình dung căn bản nhất về các chỉ số trong phân tích kỹ thuật.



    Trước khi tìm hiểu, theo kinh nghiệm của nhà HĐQ:



    + Phân tích kỹ thuật là phân tích kỹ thuật nghiêng về môn nghệ thuật do đó
    đòi hỏi người sử dụng có một chút năng khiếu bẩm sinh, có một tâm hồn hào sảng yêu
    nghệ thuật yêu cái đẹp để có thể luôn luôn mỉm cười mỗi khi nhận định sai, luôn
    luôn bình tĩnh khi ra quyết định sai, luôn kiêm tốn mỗi khi đọc trend chính xác
    và đạt thành công.



    + Phân tích kỹ thuật nghiêng về môn nghệ thuật do đó đòi hỏi một sự phối hợp
    linh hoạt khi sử dụng các chỉ số khác nhau thay vì chỉ đi sâu vào một vài chỉ
    số cố định nào đó,



    + Phân tích kỹ thuật nghiêng về nghệ thuật do đó không nên chờ đợi một sự
    tuyệt đối hoàn hảo như các ví dụ trong sách mà nên dựa vào kinh nghiệm bản thân.



    + Phân tích kỹ thuật đòi hỏi sự yêu thích và niềm tin vào phân tích kỹ thuật



    Đang tải tại đây, hy vọng mang lại niềm vui nho nhỏ tặng những bác yêu thích
    phân tích kỹ thuật và chứng minh kiến thức phân tích kỹ thuật tại VST cũng chả
    thua forum nào.



    Dần dần em sẽ bổ sung hoàn thiện thêm sau khi nhặt nhạnh tài
    liệu của các cao thủ. Nếu các cao thủ rảnh xin mời cùng chia sẻ cùng em cho
    phong phú kiến thức.

  2. #2
    Ishine.vn Guest


    Trước khi đi đến Hệ thống các chỉ số trong PTKT, bước đầu tiên là cần nghiên cứu Lý thuyết Dow - là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kỹ thuật, do bác Stockpro cung cấp.


    http://forum.vietstock.com.vn/forums...px?PageIndex=3





    Với 12 nguyên lý quan trọng trong lý thuyết Dow, thì theo nhà HDQ nguyên lý số 1 là nguyên lý quan trọng nhất cho việc đọc trend [[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]] là nguyên lý có tính nghệ thuật nhất của phân tích kỹ thuật.


    1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của Chúa).
    Bởi
    vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà
    đầu tư, gồm cả những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất,
    có những thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện, những gì có thể
    nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của
    các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa không dự
    tính được thì ngay khi xảy ra chúng đã được thị trường phản ánh ngay
    vào giá của các loại chứng khoán.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2023
    Bài viết
    67
    Em chưa biết PTKY mong chị Quyêns chỉ giáo, NB em ủng hộ hết mình[:P]

  4. #4
    Ishine.vn Guest
    HỆ THỐNG CÁC CHỈ SỐ TRONG PTKT

    1. Chỉ báo về giao động (Volatility Indicators)

    • Average True Range




    • Bollinger Bands



    • Commodity Channel Index

    • Moving Average (Variable)

    • ODDS Probability Cones

    • Relative Volatility Index

    • Standard Deviation

    • Standard Error Bands

    • Volatility, Chalkin's

    2. Chỉ báo về xung lượng (Momentum Indicators)

    • Accumulation Swing Index

    • Chande Momentum Oscillator

    • Commodity Channel Index

    • Dynamic Momentum Index

    • Intraday Momentum Index

    • Linear Regression Slope

    • MACD

    • Mass Index

    • Momentum Indicator

    • Price Oscillator

    • Price Rate-Of-Change

    • Random Walk Index

    • Range Indicator

    • Relative Momentum Index

    • Relative Strength Index(RSI)

    • Stochastic Momentum Index

    • Stochastic Oscillator

    • Swing Index

    • Trix

    • Ultimate Oscillator

    • Williams' %R

    • Williams' Accumulation-Distribution

    3. Chỉ báo theo chu kỳ (Cycle Indicators)

    • Cycle Lines

    • Detrended Price Oscillator

    • Fibonacci

    • Fourier Transform

    • MESA Sine Wave Indicator

    4. Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicators)

    • Accumulation-Distribution

    • Chaikin Money Flow

    • Chaikin A/D Oscillator

    • Demand Index

    • Ease of Movement

    • Herrick Payoff Index

    • Klingler Oscillator

    • Money Flow Index

    • Moving Average (Volume Adjusted)

    • Negative Volume Index

    • On Balance Volume

    • Open Interest

    • Positive Volume Index

    • Price Volume Trend

    • Trade Volume Index

    • Volume

    • Volume Oscillator

    • Volume Rate-Of-Change

    5. Chỉ báo mức hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance Indicators)

    • Andrew's Pitchfork

    • Envelope

    • Fibonacci Arcs, Fans, Retracements

    • Gann Lines, Fans, Grids

    • Ichimoku Kinko Hyo

    • Projection Bands

    • Projection Oscillator

    • Quadrant Lines

    • Speed Resistance Lines

    • Tirone Levels

    • Trendlines

    6. Chỉ báo về xu hướng (Trend Indicators)

    • Aroon

    • Commodity Selection Index

    • DEMA

    • Directional Movement

    • Forecast Oscillator

    • Linear Regression Indicator

    • Linear Regression Slope

    • Linear Regression Trendline

    • MACD

    • Moving Averages (all methods)

    • Parabolic SAR

    • Performance

    • Polarized Fractal Efficiency

    • Price Oscillator

    • Qstick Indicator

    • r-squared

    • Raff Regression Channel

    • Standard Deviation Channel

    • Standard Error

    • Standard Error Bands

    • Standard Error Channel

    • TEMA

    • Time Series Forecast

    • Vertical Horizontal Filter

  5. #5
    imported_doviethung20140 Guest
    Các bác viết thì hay lắm, nhưng chỉ để cho dân new bie đọc chơi cho vui. Còn đã đầu tư bằng tiền thật thì khi cái chỉ số momentum của bác cho tín hiệu mua, lấy thí dụ nó từ dưới băng lên qua mốc 0, nhà em sẽ muốn biết:


    Mua như thế nào? At market, at next open, or what ...?


    Đặt stop loss ở đâu? Hay không có stop loss? Hay tự theo dõi và exit khi có dấu hiệu gì?


    Đặt take profit ở đâu? Hay không có take profit? Hay tự theo dõi và exit khi có dấu hiệu gì?


    Sau khi trả lời được 3 câu hỏi trên rồi, thực tế có lời không? Tỉ lệ số lần thắng (%win) khi kiểm tra với quá khứ hoặc khi chơi thực tế như thế nào? Tỉ lệ trung bình số tiền lời các phiên thắng/ trung bình số tiền lỗ các phiên thua (average win/ average loss) bằng bao nhiêu?


    Nếu câu cuối cùng mà không trả lời được, hoặc trả lời cho kết quả không ra gì, thì cái chỉ số của bác coi như dẹp.


    Đấy mới là PTKT, chứ không phải cái danh sách dài dằng dặc đọc méo cả lưỡi ở trên,


    Kính

  6. #6
    imported_doviethung20140 Guest
    Cũng với cách tiếp cận như trên, thì sẽ thấy không có cái gọi là chỉ số này không hiệu quả bằng chỉ số kia. Mỗi chỉ số có một cách dùng, phù hợp trong một hoàn cảnh/ một thị trường/ một thời điểm nhất định.


    Ngoài ra, trong PTKT chỉ số không phải là thứ quan trọng. Nhưng vì sao người ta lại quá chú tâm vào nó? Vì thứ nhất, nó dễ giải thích hơn so với các khía cạnh khác của PTKT. Thứ hai, nó là lĩnh vực để các chuyên gia, các nhà nghiên cứu xây dựng cái gì của riêng họ rồi công bố ra thế giới: "hey, tui có cái này ngon hết xẩy", bởi thế mà người ta viết về nó quá nhiều khiến người mới tìm hiểu lầm tưởng chỉ số là phép thuật. Thứ ba và quan trọng nhất, vì chỉ số có thể được "số hóa" nên nó là công cụ tối quan trọng của phương pháp system trading (đầu tư tự động thông qua lập trình).


    Nhưng chỉ số cũng là thứ "nói láo" nhiều nhất, bản chất của nó là thế nhưng các "nhà nghiên cứu" lại kết luận là nó không phù hợp cho thị trường nọ hay thị trường kia.


    Khi đi sâu vào PTKT, và đặc biệt khi chuyển lên bước cao hơn là thực sự đầu tư bằng PTKT, thì cái quan trọng nhất chính là cái Chart,cảm nhận chung (khi nhìn lướt qua), các mức support/ resistance quan trọng, pattern đang hình thành, candlestick formations v.v.


    Nhà em có ý kiến thế này để giúp các anh chị newbie vừa học vừa thực hành mà không bị sai hướng cũng như không phải nhai lý thuyết suông: các anh chị mở một tài khoản chơi demo trên thị trường forex. Đây là thị trường tạm gọi "tuyệt hảo" đối với PTKT, đặc biệt với các công cụ PTKT sau đây:


    Chart analysis, peaks, troughs, support, resistance, candlesticks


    Fibonacci retracement, Elliot Waves


    Indicators: moving averages, stochastics, parabolic Sar, RSI, bollinger bands etc. nói chung là mấy cái basics


    Forex là thị trường cực lớn, toàn cầu, 24h/24h, thủ tục mở tài khoản dễ hơn mọi người tưởng, có thể chơi demo thoải mái và rất tiện, có thể chơi tiền thật với khởi đầu từ 300$, có thể kiếm tiền nhanh và mất tiền cũng nhanh nếu lơ tơ mơ, nhưng là môi trường học và thực hành cực tốt.


    Không có ý định chọc tức ý tốt của nhà bác hoadoquyen hay stockpro, tuy nhiên nếu các bác thực tế hơn một chút thay vì đem cái đống kiến thức to đùng đổ lên đầu bà con thì sẽ hay biết mấy. Trong thời buổi thị trường chứng khoán Việt Nam hài hước như thế này, giá cả thì tăng ầm ầm, hy vọng thông tin trên đây của nhà em có chút hữu ích...


    P/S: có nhiều broker chơi forex, nhà em chơi bên Mỹ vì thấy thủ tục mở tài khoản và chuyển tiền gọn lẹ. Các bác chơi demo mà muốn lựa broker đàng hoàng thì vào google gõ "forex brokers review" sẽ hiện ra trang web những broker tốt. Còn các bác tiếng Anh hơi hạn chế thì em giới thiệu www.fxdd.com, họ có nhân viên khách hàng là người Việt. Lưu ý đây không phải là mấy cái vụ lừa đảo đầu tư tiền/ vàng trên mạng mà báo chí ì xèo mấy tháng rồi đâu. Các bác không phải là cái người bị lừa, các bác giống như cái người đi lừa ấy!


    Khi các bác quen với thủ tục đầu tư ra nước ngoài (chuyển tiền bằng thẻ tín dụng, Paypal etc.) thì sẽ tiếp cận với các thị trường khác cũng rất sôi động: vàng, chỉ số (index). Nói chung đều là những môi trường PTKT lý tưởng. Tuy nhiên những thị trường kia đòi hỏi vốn lớn hơn một chút, còn forex bác có thể đặt lệnh chỉ với 10$.


    Kính

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2017
    Bài viết
    1


    Hừm, có phản biện gì để các cao thủ, ĐQ và Stockpro phản biện bạn mastermedea, nhưng
    tôi có vài ý này:



    - PTKT là nghệ thuật có trải qua trải nghiệm, mất mát thành công của cá nhân, không phải là phép thuật, mỗi người
    cảm nhận nghệ thuật khác nhau --> độ nhảy cảm với thị trường --> thị trường chứng khoán, thị
    trường vàng, tiền tệ là tùy thuộc lựa chọn của họ và nên nghiêng mình khâm phục
    ai đã thành công ở những kênh đầu tư cao cấp đó.



    - Hệ thống chỉ số kia cái nào cũng là cơ bản cả, nhưng nếu
    không hiểu cái nào xài cho cái gì thì khó mà xài tốt được, nhưng không có nghĩa
    là bạn phải học sử dụng tất cả mớ bòng bong đó nếu bạn không yêu thích, nếu như
    áp dụng một số chỉ số mà độ nhảy cảm với thị trường đã đạt được rồi. Thêm nữa, không
    phải lúc nào sáng tác nghệ thuật cũng thăng hoa như mọi lúc nên đừng buồn nếu vào trend sai, đặt
    stoplloss sai ở chỉ số này mà không phải chỉ số nào đó.



    - Nếu không thành công khi áp dụng PTKT thì cũng đừng cố
    gắng làm trader theo PTKT - nghệ thuật mà hãy làm nhà đầu tư theo PTKT - system
    trading (đầu tư tự động thông qua lập trình), PTCB, tin đồn… vì PTKT cũng đòi
    hỏi phải học như mọi ngành, có năng khiếu và niềm tin.



  8. #8
    tsmayruaxe Guest


    [quote user="hoadoquyen"]

    Trước khi đi đến Hệ thống các chỉ số trong PTKT, bước đầu tiên là cần nghiên cứu Lý thuyết Dow - là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kỹ thuật, do bác Stockpro cung cấp.


    http://forum.vietstock.com.vn/forums...px?PageIndex=3





    Với 12 nguyên lý quan trọng trong lý thuyết Dow, thì theo nhà HDQ nguyên lý số 1 là nguyên lý quan trọng nhất cho việc đọc trend là nguyên lý có tính nghệ thuật nhất của phân tích kỹ thuật.


    1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của Chúa).
    Bởi
    vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà
    đầu tư, gồm cả những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất,
    có những thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện, những gì có thể
    nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của
    các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa không dự
    tính được thì ngay khi xảy ra chúng đã được thị trường phản ánh ngay
    vào giá của các loại chứng khoán.[/quote]
    Chỉ báo MomentumLà
    chỉ báo so sánh vùng giá hiện hành có liên quan gì đến vùng giá trong
    quá khứ như thế nào? Vấn đề đặt ra là khi phân tích kỹ thuật người ta
    sẽ so sánh trong bao lâu? Công thức của Momentum được tính toán khá đơn
    giản.

    [*]Nếu giá hiện hành cao hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum là tích cực.[*]Nếu giá hiện hành nhỏ hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum là tiêu cực.[/list]

    Đồ thị dưới đây cho thấy các tín hiệu mua, bán trong ngắn hạn



    Tín hiệu mua:


    Khi chỉ báo momentum cắt đường zero
    theo hướng đi lên (hướng tích cực), điều này hàm ý là sự đảo chiều đang
    diễn ra, bởi đã có sự thoát ra khỏi vùng đáy hoặc sự tăng giá này nằm ở
    mức cao hơn mức đã xảy ra tăng giá gần đây nhất. Khi đó người ta gọi là
    tín hiệu tăng giá (bullish signal).


    Tín hiệu bán:


    Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi xuống (hướng tiêu cực). Điều này hàm ý 2 điều:[*]Đường giá đã thoát khỏi vùng đỉnh và đang đảo chiều[*]Đường giá đã bị rớt giá mạnh xuống một vùng giá thấp hơn[/list]Người ta gọi đây là tín hiệu giảm giá (bearish signal)

    Tín hiệu thoát khỏi thị trường (exit signal)


    Nói chung khi nói đến tín hiệu mua và
    bán là ít ai nói đến tín hiệu thoát khỏi thị trường. Bán ra trong dài
    hạn hoặc mua vào trong ngắn hạn thì chỉ báo momentum trong thời gian
    này sẽ quay về mức zero, điều này dẫn đến một phần hay tất cả những lợi
    nhuận hầu như chắc chắn bị hao mòn hoặc nghiêm trọng hơn là nhà đầu tư
    sẽ chuyển từ người thắng cuộc trở thành người thua cuộc trên thương
    trường.


    Khi momentum trong quá trình đảo chiều
    và hướng trở về đường zero thì nó có nghĩa là lợi nhuận đã và đang bị
    hao mòn. Điều mà những nhà đầu tư nên lưu ý ở giai đoạn này là sẽ có
    những mức thoái lui khỏi thị trường khi momentum trở về mức zero. Một
    khả năng khác là vẽ đường xu hướng, nếu nó bị “bẻ gãy” (break); thì đó
    cũng là tín hiệu thoát khỏi thị trường. Giống như hầu hết các chỉ báo
    phân tích kỹ thuật khác, chúng ta đều có hai phần: kỹ thuật và nghệ
    thuật để sử dụng một cách có hiệu quả.




    Tín hiệu mua bán không chỉ nên sử dụng một mình chỉ báo momentum, phần quan trọng nhất vẫn là tư tưởng kinh doanh.
    Sự phân kỳ của Momentum



    Nhận biết phân kỳ giữa giá và kỹ thuật
    chỉ báo là một điều quan trọng không thể thiếu trong phân tích kỹ
    thuật. Phân kỳ tăng giá (bullish divergences) có thể cho tín hiệu đảo
    chiều về giá trong ngắn hạn. Tương tự, phân kỳ giảm giá (bearish
    divergences) cảnh báo giá đó đã chính xác hay thích hợp để thoát ra
    khỏi thị trường trong dài hạn.





    Phân kỳ xảy ra không có
    nghĩa là đường giá tương lai sẽ có sự đảo chiều, mà nó mang tính chất
    cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng giá mà thôi. Sự đảo chiều mạnh cần
    có sự gãy khúc (break) của đường xu hướng giá xác nhận.






    Tuy nhiên, chỉ báo Momentum sẽ làm cho
    nhà đầu tư giảm thiểu quãng thời gian đầu tư dài hạn. Chỉ báo momentum
    là công cụ đơn giản chưa hiệu quả trong phân tích kỹ thuật, mục đích
    chính của nó là đưa ra các vùng đề xuất mua bán và cảnh báo khả năng
    đảo chiều. Ở cấp độ cao hơn, người ta đo lường sự phân kỳ của momentum
    qua chỉ báo ROC (Rate of change)


    Trịnh Phát

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2017
    Bài viết
    1


    [quote user="mastermedea"]

    Các bác viết thì hay lắm, nhưng chỉ để cho dân new bie đọc chơi cho vui. Còn đã đầu tư bằng tiền thật thì khi cái chỉ số momentum của bác cho tín hiệu mua, lấy thí dụ nó từ dưới băng lên qua mốc 0, nhà em sẽ muốn biết:


    Mua như thế nào? At market, at next open, or what ...?


    Đặt stop loss ở đâu? Hay không có stop loss? Hay tự theo dõi và exit khi có dấu hiệu gì?


    Đặt take profit ở đâu? Hay không có take profit? Hay tự theo dõi và exit khi có dấu hiệu gì?


    Sau khi trả lời được 3 câu hỏi trên rồi, thực tế có lời không? Tỉ lệ số lần thắng (%win) khi kiểm tra với quá khứ hoặc khi chơi thực tế như thế nào? Tỉ lệ trung bình số tiền lời các phiên thắng/ trung bình số tiền lỗ các phiên thua (average win/ average loss) bằng bao nhiêu?


    Nếu câu cuối cùng mà không trả lời được, hoặc trả lời cho kết quả không ra gì, thì cái chỉ số của bác coi như dẹp.


    Đấy mới là PTKT, chứ không phải cái danh sách dài dằng dặc đọc méo cả lưỡi ở trên,


    Kính[/quote]Bạn đang nói đến "Chiến lược kinh doanh", cái này thì phải phù hợp theo từng nhà đầu tư, nghĩa là mỗi nhà đầu tư đều có những rule khác nhau... PTKT như biển rộng bao la, có những cái con người biết nhưng cũng có cái chưa ai biết đến... Vậy thì sự đúng hay cái sai cũng chỉ là theo cách nghĩ của từng người?

  10. #10
    imported_tintuc.seoweb Guest


    [quote user="mastermedea"]

    [quote user="toquyenstock"]
    Hừm, có phản biện gì để các cao thủ, ĐQ và Stockpro phản biện bạn mastermedea, nhưng tôi có vài ý này:


    - PTKT là nghệ thuật có trải qua trải nghiệm, mất mát thành công của cá nhân, không phải là phép thuật, mỗi người cảm nhận nghệ thuật khác nhau --> độ nhảy cảm với thị trường --> thị trường chứng khoán, thị trường vàng, tiền tệ là tùy thuộc lựa chọn của họ và nên nghiêng mình khâm phục ai đã thành công ở những kênh đầu tư cao cấp đó.


    Thị trường vàng, tiền tệ hay chứng khoán nước ngoàikhông phải là những kênh đầu tư cao cấp, nó là những kênh đầu tư thanh khoản cao, dựa trên những quan sát thị trường đó mà PTKT ra đời, cũng vì ở những thị trường đó rất nhiều người dùng PTKT nên đây là yếu tố giúp PTKT hiệu quả hơn. Ví dụ Fib retracement đặc biệt hiệu quả ở forex vì rất nhiều người dùng nó.


    Xét về yếu tố "hành chính" khi gia nhập thị trường nước ngoài, tôi thấy thuận tiện hơn nhiều so với ở VN. Trước đây tôi từng mở tài khoản giao dịch tại VCBS, phải đợi 10 ngày làm việc mới xong thủ tục đặt lệnh qua điện thoại hoặc qua mạng. Đối lại, mở tài khoản tại nước ngoài chỉ cần 02 ngày giao dịch, và thông thường thì có phúc đáp trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Việc chuyển tiền bằng thẻ tín dụng (tài khoản nhỏ) còn lẹ hơn ra ngân hàng chuyển tiền cho công ty CK (nhất là làm với mấy ngân hàng quốc doanh như VCB).


    Xét về dịch vụ khách hàng, tất cả các broker đều có "Live Support", là những nhân viên khách hàng có mã số (vd Client Service 60, 70 etc.) trực và chat trực tuyến với khách hàng hoặc bất cứ ai hỏi những gì liên quan đến việc giao dịch.


    Xét về truy cập và đặt lệnh, trực tuyến 24/24, 5 ngày /tuần dựa trên platform (gọi là cơ chế client - server) tiện hơn nhiều cơ chế web-based như hình thức đặt lệnh qua mạng ở Việt Nam. Đại khái nó giống như Metastock nối mạng trực tuyến vậy, nhưng platform phổ biến ở đây không phải Metastock mà là Metatrader.


    Xét về góc độ đầu tư thuần túy, nó là thị trường tuyệt vời cho mọi đối tượng từ nông dân đến triệu phú. Chỉ với 250-300$ là bạn được phép mở tài khoản giao dịch bình thường (gọi là mini account). Giao dịch theo lô (lot), tài khoản mini có mini lot tương đương với 10,000 USD, nhưng các thị trường này đều có "leverage" tức là ký quỹ một khoản tiền nhỏ thay vì phải bỏ ra 100% số tiền. Ví dụ tài khoản mini có leverage là 200:1 hay 0.5%, nghĩa là nếu bạn muốn mua 1 lot thì chỉ cần ký quỹ 50$ nhưng vẫn hưởng đầy đủ lợi nhuận (nếu có) hoặc chịu lỗ của nguyên một lot 10,000 USD. Các broker cho phép giao dịch đến 0.01 mini lot, nghĩa là mua 100 USD, và chỉ phải bỏ ra 0.5 $ - 1 $ (tùy từng đồng tiền). Không thể thuận lợi hơn.


    Xét về quản lý rủi ro, thị trường này cho phép quản lý rủi ro tốt hơn nhiều thị trường chứng khoán nói chung, vì nó có cơ chế stop loss và profit tự động, ngoài ra người dùng chuyên sâu còn có thể tự tạo ra những đoạn coding (kiểu như Metastock) cho phép đặt lệnh, exti etc. trực tiếp online.


    Xét về hiệu quả kiếm tiền, khỏi phải nói. Nếu bạn thành thạo một phương pháp PTKT, ví dụ moving average crossover chẳng hạn, và cứ cho là bạn đã áp dụng thành công ở thị trường Việt Nam, thì có một khác biệt quan trọng, là ở TT VN bạn phải dùng đồ thị daily, trong khi cũng với phương pháp đó bạn có thể triển khai trên đồ thị 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút, 1 hour, 4 hour etc., cho phép cơ hội kiếm tiền tăng lên rất đang kể.


    Tôi chuyển qua chơi forex chưa lâu, hồi mới được giới thiệu tôi cũng có tâm trạng y chang như rất nhiều người có sau khi đọc bài viết trên đây của tôi, và tìm đủ lý do để "từ chối" forex, như là forex không có cổ tức (?!!), không thể phân tích cơ bản (sai, thực ra PTCB trong forex cũng rất quan trọng và là 1 cách đầu tư riêng), đầu tư ở nước ngoài rủi ro (sai), thủ tục phức tạp (sai), dễ bị lỗ (sai), khó (sai) etc.


    Đến giờ thì forex là mảng chính, và TTCK Việt Nam (nếu tôi có tiền) chỉ để đầu tư dài hạn, không xài PTKT được.


    Kết luận: các bạn dùng PTKT cho TTCK VN cũng như anh mù chơi dao, vừa dễ mất tiền, vừa không có cửa cho những người quá ít vốn. Không phải TTCK quê ta thì mới thân quen, "hiểu nhau" mới đầu tư được còn các thị trường kia thì "cao cấp" nhường cho đại cao thủ đâu.


    - Hệ thống chỉ số kia cái nào cũng là cơ bản cả, nhưng nếu không hiểu cái nào xài cho cái gì thì khó mà xài tốt được, nhưng không có nghĩa là bạn phải học sử dụng tất cả mớ bòng bong đó nếu bạn không yêu thích, nếu như áp dụng một số chỉ số mà độ nhảy cảm với thị trường đã đạt được rồi. Thêm nữa, không phải lúc nào sáng tác nghệ thuật cũng thăng hoa như mọi lúc nên đừng buồn nếu vào trend sai, đặt stoplloss sai ở chỉ số này mà không phải chỉ số nào đó.


    - Nếu không thành công khi áp dụng PTKT thì cũng đừng cố gắng làm trader theo PTKT - nghệ thuật mà hãy làm nhà đầu tư theo PTKT - system trading (đầu tư tự động thông qua lập trình), PTCB, tin đồn… vì PTKT cũng đòi hỏi phải học như mọi ngành, có năng khiếu và niềm tin.


    Nói bạn và các bạn khác đừng buồn nhé, "PTKT là một nghệ thuật", đó chỉ là copy lại sách vở, hàm ý rằng nó không chính xác như khoa học để mà dựa vào, hoặc là nó phải được sử dụng linh hoạt cho những tình huống khác nhau.Nhưng sử dụng PTKT trong trading thì phải có tinh thần khoa học của người Đức! Các bạn đưa chữ "nghệ thuật" như một sự tung hứng thì vô cùng nguy hiểm khi đầu tư.


    Ví dụ: nếu với tinh thần "nghệ thuật", khi sử dụng momentum indicator ở trên chẳng hạn, người ta sẽ có ý nghĩ trong đầu "cái này có khi đúng có khi sai ấy mà". Đó là một cách tiếp cận không phù hợp. Cách tiếp cận đúng phải là hiểu "momentum" nghĩa là gì, mà chưa quan tâm đến bất kỳ chỉ số nào. Nhà đầu tư theo phương pháp momentum (đối nghịch với các phương pháp khác như swing hay scalping) sẽ "buy on strength", nghĩa là mua cao bán cao hơn, hoặc mua khi mạnh bán khi yếu đi. Hiểu rõ như vậy rồi đồng thời hiểu diễn biến, đặc tính của giá trong khoảng thời gian đó, của loại thị trường đó, thì nhà đầu tư sẽ thấy nên dùng Momentum indicator, hay ROC, hay rất nhiều indicator khác cũng có tác dụng đo lường momentum như MACD histogram, RSI v.v. Còn tiếp cận bằng cách bắt đầu từ 1 indicator, thấy nó sai chuyển qua cái khác v.v. thì mãi mãi ở trong phạm vi của nghệ thuật chứ chẳng thể tiếp cận khoa học được.




    [/quote]


    Tôi không có ý khoe khoang chữ nghĩa kiến thức ở đây, vì chỉ có vài ngày này tôi có thời gian rảnh, sau đó lại bận việc khác chẳng thể post bài được nên muốn có đôi chút góp ý. Thực tình mà nói, tôi thấy diễn đàn VST tuy đông đảo, rất nhiều người quan tâm PTKT nhưng các bạn lại đang bị bó hẹp vào một thị trường quá khó khăn và không phù hợp, trong khi đại dương ngoài kia luôn chào đón lại không ngó ngàng đến. Hy vọng stockpro hay hoadoquyen không hẹp hòi mà bực tức với những lời nhận xét này, mà hãy hướng kiến thức dồi dào của các bạn vào nơi đáng hướng đến, "lửa thử vàng" mà. Biết đâu có một ngày chúng ta có cơ hội gặp gỡ trao đổi, "bữa nay mày long USD tao short JPY hỉ"?


    Còn nếu các bác đang giàu vì làm thứ khác, và tìmthấy ý nghĩa ở việc dìu dắt đàn em trên forum thì tôi cũng xin cảm phục và kính trọng! Cái thằng tôi chẳng thể có nhiệt huyết như các bác, lại cứ thích chọc ngoáy thiên hạ, thành thật xin lỗi -[IMG]images/smilies/frown.gif[/IMG]

    [/quote] Xin cảm ơn anh bạn!

    Nói thực tôi không thích mấy về FX. Với stocks ngoài công việc nó còn có quan hệ này nọ với một số người. Còn FX thì tôi không rành lắm. Nếu dùng PTKT vào stocks VN là rất đặc thù, có những th hết sức là khó nhưng không phải là không works được. Có những cái khắc chế có những thứ thuận lợi... Bạn là dân FX, tôi là dân stocks. Hai market hoàn toàn khác nhau. Về cơ bản là đã khác... Khi nào có thời gian nhớ ghé thăm mọi người.... Xin cảm ơn


 

Các Chủ đề tương tự

  1. CLB PTKT-HN: HƯỚNG-Trend trong đánh giá Xu Hướng.
    Bởi imported_dichvuseotop1 trong diễn đàn CLB PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 06-08-2014, 11:10 AM
  2. Chỉ báo CCI trong PTKT
    Bởi ShannonPra trong diễn đàn Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 31-08-2012, 08:54 AM
  3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
    Bởi yeenyeen trong diễn đàn Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-04-2009, 09:19 AM
  4. Chỉ số cân bằng khối lượng OBV - Bài 8 trong loạt bài PTKT
    Bởi thaychuathd trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-07-2007, 11:26 AM
  5. Vấn đề khối lượng - Bài 7 trong loạt bài về PTKT
    Bởi trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-07-2007, 08:57 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •